Sử dụng phế liệu để làm đẹp không gian nhà
Chai nhựa, thùng sơn, ấm trà vỡ nắp,…, chúng ta thường hay bỏ vào thùng rác. Thế nhưng có 1 cặp vợ chồng ở Phúc La, Hà Đông đã biến chúng thành những lọ cây cảnh sinh động và làm đẹp cho không gian trong nhà.
Ông Hà Duy Hốt đang chỉnh sửa cây treo trong nhà.
Đang đi từ ngoài nắng, bước chân vào trong nhà ông Hà Duy Hốt ở phường Phúc La, quận Hà Đông thấy cảm giác dịu mát hẳn. Ông Hốt cho biết, trước kia những vật dụng trong nhà cũ kỹ thường bỏ vào thùng rác. Năm 2014, ông vào TP Hồ Chí Minh chơi với người thân. Bắt gặp những chai nhựa, chai thủy tinh, thùng sơn… đều được cắt tỉa thành chậu hoa rất đẹp.
Từ đó, ông bắt đầu về tận dụng những phế liệu trong nhà trồng cây. Những vật dụng to thùng sơn thì ông làm chậu trồng mồng tơi leo lên ban công vừa làm bóng râm, vừa có rau an toàn để ăn. Trên những chiếc chậu to là nơi đặt thêm những chiếc chậu nhỏ chồng lên để trồng các loại cây không leo.
Những chiếc chai nhựa uống nước, lọ nhựa đựng dưa cà, chai dầu,… đều được ông biến thành chậu cây nhỏ xinh. Chai nhựa ông làm dây treo trên tường nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi đầu tủ. Lọ nhựa có đế bằng ông để trên bàn ăn, góc nhà.
Ông Hốt kể: Ngôi nhà nhỏ, chỉ để được một số cây, nhưng ông vẫn cứ liên tục sưu tầm chai, lọ để làm tặng cho bạn bè, bà con lối xóm. Có ngày 2 vợ chồng ông làm và tặng đến 15 lọ cây cảnh cho mọi người.
Tận dụng phế liệu là ra những chiếc chậu cây nhỏ treo trong nhà không chỉ giúp cho căn hộ chung cư của gia đình ông luôn mát mẻ, sinh động mà còn bảo vệ môi trường và tạo niềm vui cho tuổi già.
Video đang HOT
Sau đây là một số hình ảnh về những chậu hoa được vợ chồng ông Hốt trồng:
Những chiếc chai nhựa được trồng cây xanh tốt trước cửa sổ.
Cây trồng chai nhựa treo trong tường nhà.
Lọ nhựa thành chậu cây để trên bàn ăn cơm.
Chậu cây nhỏ để trong góc nhà.
Ngoài ban công với chậu nhỏ, chậu to trồng nhiều loại cây khác nhau.
Một phần ban công ông Hốt còn trồng được cả rau mồng tơi, vừa có rau an toàn ăn, vừa làm cho không gian nhà mát mẻ.
Đừng dại mà cắm toàn bộ bàn chải đánh răng vào cùng 1 chỗ, hãy tận dụng đồ bỏ đi để cất giữ chúng
Nhiều người thường có thói quen cắm toàn bộ bàn chải đánh răng vào một cái cốc để trong nhà tắm, điều này rất dễ gây mất vệ sinh bởi cặn bẩn bị đóng váng ở dưới đáy cốc. Hãy tái chế những vật dụng đời thường dưới đây để làm chỗ để bàn chải nhé.
Gia đình nào cũng sẽ có mấy chiếc chai nhựa đã qua sử dụng mà không biết nên làm gì với nó. Khoan vứt chúng đi, bạn có thể khoét lỗ trên thân chai và gắn các cổ chai của những chai nhựa khác đã cắt ra khỏi thân chai trước đó. Thế là bạn đã có ngay vật phẩm giúp cất giữ bàn chải đánh răng đáng yêu dành cho cả nhà rồi. Cách làm đơn giản, nhanh gọn lại không tốn chút kinh phí này rất đáng để bạn thử đấy.
Một ý tưởng khác để treo những chiếc bàn chải nè. Nắp chai lọ vứt làm chi khi chúng được tái sử dụng tuyệt vời như thế này!
Những ống nhựa PVC còn dư vài đoạn ngắn ngủn vẫn có thể trở thành nguyên liệu tái chế vật phẩm giữ bàn chải đánh răng nhỏ nhắn xinh xắn thế này đây. Cách làm tương tự như dùng chai nhựa tái chế tuy nhiên nhựa PVC không dễ dàng để bạn có thể cắt rời chúng ra đâu vì thế bạn phải thận trọng trong suốt quá trình thực hiện nhé. Treo chúng lên những cái móc dán tường đặt trong nhà tắm là có ngay nơi cất bàn chải xinh xinh cho cả nhà. Bạn có thể sơn màu tùy thích lên ống nhựa cũng như vẽ trang trí lên trên bằng các chữ cái để phân biệt thế này.
Nếu bạn chưa ưng những đồ vật được làm thủ công trên đây để giữ số bàn chải của mình thì hãy đến với một thiết kế giữ bàn chải chuyên dụng bằng nhựa ngay dưới đây. Bạn có thể tìm mua nó ở bất cứ cửa hàng tạp hóa nào. Với thiết kế gọn, nhẹ và cân đối chắc chắn nó sẽ làm bạn vừa lòng.
Với chất liệu bằng gỗ này chúng ta có thể biến tấu nó trở thành một vật dụng đựng bàn chải đánh răng hoàn hảo bằng việc khoan các lỗ nhỏ trong thân của nó. Bằng cách này bạn có thể tạo ra một khoảng không gian nhỏ vừa đủ để chứa bàn chải đánh răng rồi.
Theo giadinh.net.vn
Ly, chai nhựa thành chậu hoa phủ xanh con hẻm Thực hiện Chỉ thị số 19 về việc thực hiện cuộc vận động "Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước" của Thành ủy TP.HCM, nhiều tuyến đường, con hẻm ở TP đã ngày càng sạch đẹp hơn. Nhiều bãi rác đã trở thành điểm vui chơi, thể dục thể thao của người...