Sử dụng phanh ô tô, đừng để người khác nói mình là tài xế tồi
Không biết dùng phanh là tài xế kém. Dùng quá nhiều phanh là tài xế tồi. Vậy phanh như thế nào mới là đúng cách nhất?
Các bước chính để phanh xe hiệu quả
Trước tiên, bắt đầu khi xe đang ở tốc độ cao, đạp phanh nhanh, nhưng không đột ngột, sử dụng quá nhiều lực phanh sẽ khiến bánh xe bị khóa hoặc kích hoạt hệ thống chống bó cứng ABS trên những xe có tích hợp.
Thứ hai, khi hệ thống giảm xóc trước bắt đầu phản ứng với giai đoạn phanh đầu tiên, học cách cảm giác sự rung động trên chân từ bàn đạp và những phản hồi tới vô-lăng để biết được lốp trước có đang kiểm soát tình hình tốt hay không. Để giúp xe dừng hiệu quả, lái xe phải thật nhạy cảm và hiểu xe để biết được những gì đang xảy ra để điều chỉnh áp lực phanh cho phù hợp. Một sự thật là giữ phanh lâu sẽ khiến xe lâu dừng và có thể bị trượt. “Điều chỉnh” là yếu tố quan trọng trong giai đoạn này.
Bước thứ ba diễn ra vào điểm cuối của vùng phanh, thời điểm khi chiếc xe đã chậm lại, tới một vận tốc phù hợp để vào cua. Một lái xe giỏi thường giải phóng bàn đạp phanh, cho lực phanh từ lớn nhất về 0. Nhưng sẽ là không hiệu quả nếu thả phanh nhanh khiến những người ngồi hàng ghế khách bị giật. Giảm xóc trước và lốp của bất cứ loại xe nào cũng chịu áp lực lớn khi phanh, vì thế tăng độ bám đường. Nếu đột nhiên giải phóng phanh, có thể khiến lực bám và quán tính mất đột ngột, khiến xe không vững vàng khi vào cua.
Phanh theo nhịp
Phanh theo nhịp (cadence braking) là kiểu phanh được sử dụng phổ biến khi muốn dừng xe ở tốc độ cao mà không xảy ra rủi ro. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống ABS, đó là nhấp nhả liên tục. Thay vì ECU điều khiển hệ thống phanh, lúc này lái xe chủ động chân phanh nhấp-nhả theo một nhịp độ đều đặn để xe từ từ dừng mà không bị khóa bánh vì phanh gấp.
Video đang HOT
Đường trơn trượt cần phanh theo nhịp tránh trượt bánh
Tuy các xe ngày nay hầu hết đều được trang bị ABS nhưng tài xế vẫn nên thực hành kỹ thuật này để đảm bảo an toàn cao, nhất là khi xe chạy tốc độ cao vào vùng đường trơn trượt, mất độ bám đường.
Rà phanh
Rà phanh (trail braking) là kỹ thuật được sử dụng nhiều khi đua xe, cả ô tô và mô tô lúc cần qua khúc cua với thời gian tối thiểu. Thay vì phanh để giảm tốc độ xe xuống ngưỡng thích hợp rồi bỏ phanh vào cua, tài xế vẫn giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải khi vào cua. Lúc đó xe vẫn giữ được một tốc độ cao mà không bị mất lái.
Phanh được giữ ở một ngưỡng liên tục cho tới khi xe an toàn thoát cua, để tập kiểu phanh này, tài xế phải cảm nhận một lực vừa đủ để xe vào cua an toàn mà vẫn đảm bảo tốc độ cao. Với môtô, tay lái sẽ rà phanh trước chứ không sử dụng phanh sau.
Giảm tốc kết hợp phanh và số
Đây được coi là kỹ thuật qua khúc cua nhanh nhất có thể mà các tay đua áp dụng, với những người mới, không quen tốc độ cao thì các thao tác kết hợp dưới đây có thể sẽ rất phức tạp để áp dụng.
Trước tiên, nhấc chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh; trong khoảng một vài giây trước khi áp lực phanh có tác dụng cần đạp chân côn; tay phải đẩy cần số về số thấp khi đang giữ tay trái trên vô-lăng và vẫn giữ một áp lực phanh vừa đủ; sau khi về số thành công, nhẹ nhàng trượt mũi phải sang chân ga, chạm nhẹ và nhanh để đồng tốc giữa xe và động cơ, bỏ chân côn, đẩy toàn bộ chân phải sang chân ga và chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua.
Theo Giaothong
Những điều tối kị khi lái xe trên đường cao tốc nếu không muốn tự sát
Lái xe trên đường cao tốc ngoài đòi hỏi về chất lượng xe thì kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp của tài xế cũng vô cùng quan trọng.
Khi chuyển làn trên cao tốc, rất tối kỵ việc chuyển nhiều làn cùng một lúc
Tuyệt đối không được dừng đỗ trên đường cao tốc
Khi xe gặp sự cố kỹ thuật trên đường cao tốc phải bật tín hiệu đèn khẩn cấp, kiểm tra an toàn quanh xe, khi đủ điều kiện nhanh chóng đưa xe vào làn dừng đỗ khẩn cấp.
Không chuyển nhiều làn một lúc
Điều này đặc biệt phải lưu ý khi đi trên cao tốc. Để chuyển làn, phải chuyển một cách từ từ, đặt tín hiện khẩn cấp để cảnh báo cho các xe khác.
Ảnh minh hoạ việc đặt cảnh báo sự cố trên cao tốc vào ban ngày (hình trên) và ban đêm (hình dưới)
Dừng xe phải đặt cảnh báo
Khi dừng khẩn cấp trên đường cao tốc phải đặt cảnh báo để báo hiệu cho các xe ở phía sau biết. Khoảng cách đặt cảnh báo khi gặp sự cố ban ngày tối thiểu 100 m từ phía sau xe, khoảng cách đặt cảnh báo khi gặp sự cố ban đêm tối thiểu 200 m từ phía sau xe.
Tuyệt đối không chạy bám sát đuôi xe trước
Những người mới cầm lái thường không để ý hoặc bỏ qua khoảng cách với các xe khác. Khi chạy bám đuôi xe khác với tốc độ cao thì khi xe phía trước nhấn phanh là xe sau sẽ mất lái và xảy ra tai nạn.
Vì thế việc giữ khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông là điều tiên quyết.
Vượt xe dứt khoát, không giảm tốc độ đột ngột
Khi vượt qua một chiếc xe cùng làn, hãy giữ nguyên tốc độ đang lái, tuyệt đối không đột ngột giảm tốc độ, đạp phanh vì sẽ khiến xe phía sau không kịp xử lý dẫn đến va chạm.
Theo Giaothong
Kỹ năng đỗ xe an toàn trên đường dốc Địa hình Việt Nam có đến 3/4 là đồi núi hoặc đi trên phố tài xế cũng rất dễ bắt gặp những vỉa hè có dốc khá cao và khó để đỗ được trên đó. Đỗ xe trên dốc là một tình huống khá phổ biến tại Việt Nam Nếu phải đỗ xe qua đêm hoặc nơi có độ dốc lớn thì sẽ...