Sử dụng máy bay không người lái mang đồ cứu trợ, có cần phải xin phép?
Thiết bị bay không người lái ( drone) dùng để mang đồ cứu trợ cần có kích thước lớn, đủ khả năng chở tải trọng cao và bay xa hàng chục đến hàng trăm kilomet.
Việc vận hành đòi hỏi người điều khiển phải có kỹ năng chuyên môn, và cần được cấp phép.
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc chịu ngập lụt nghiêm trọng. Các địa bàn như TP Thái Nguyên (Thái Nguyên), Hạ Hòa (Phú Thọ), Sơn Động và Lục Ngạn ( Bắc Giang) bị cô lập hoàn toàn. Tại đây, các tuyến đường ngập sâu khiến nhiều người dân mắc kẹt, lực lượng chức năng khó có thể tiếp cận.
Trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều lời kêu gọi cộng đồng sử dụng drone để cứu trợ, chuyển đồ dùng thiết yếu đến các hộ dân bị cô lập. Một đơn vị tại Hà Nội đã tiên phong đưa thiết bị bay không người lái đến phường Quang Vinh (TP Thái Nguyên) để hỗ trợ tiếp tế, trong khi lực lượng chức năng vẫn chưa thể vào được. Thiết bị này có khả năng vận chuyển tối đa 4kg hàng hóa mỗi chuyến.
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Sáu, chuyên gia hàng không cho hay, theo quy định, trong phạm vi 15km quanh sân bay, các thiết bị bay không người lái cần phải được Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng) cấp phép trước khi hoạt động.
Sử dụng máy bay không người lái mang áo phao cho người dân ở Thái Nguyên. Ảnh: Anh Hùng
Video đang HOT
Nếu sử dụng drone trong vùng cấm bay, mức phạt từ 50 – 70 triệu đồng cho cá nhân và gấp đôi cho tổ chức (theo Nghị định số 162/2018/NĐ-CP).
Ngoài ra, các thủ tục về xin cấp phép cho thiết bị không người lái được quy định rõ trong Nghị định số 36/2008/NĐ-CP về quản lý hoạt động bay của các thiết bị bay không người lái.
“Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ứng dụng drone để vận chuyển hàng hóa đến những khu vực khó tiếp cận. Các tập đoàn lớn như Amazon và DHL đã sử dụng drone trong dịch vụ giao hàng của mình. Tuy nhiên, để thực hiện giao hàng bằng drone, cần phải sử dụng loại drone chuyên dụng với kích thước lớn, có khả năng vận chuyển tới 500kg và bay xa tới 250km. Điều này yêu cầu người điều khiển phải được đào tạo bài bản và có giấy phép hợp lệ”, ông Sáu cho biết.
Trên thị trường có rất nhiều thiết bị bay không người lái. Theo quy định, tất cả các thiết bị không nguười lái đều phải làm thủ tục đăng ký bay, xin cấp phép của Cục Tác chiến.
Tại Việt Nam loại hình máy bay không người lái mới phổ biến dùng để quay phim, chụp ảnh. Loại hình này được dùng trong tầm ngắn.
“Còn loại mang đồ cứu trợ phải lớn để mang được tải, có tầm hoạt động xa, hàng chục hoặc trăm kilomet thì chưa nhiều, không phải ai cũng vận hành được. Do vậy, những tổ chức, cá nhân muốn sử dụng loại hình vận tải này để mang đồ cứu hộ cho người dân cần phải tham khảo, xin ý kiến của các đơn vị nhà nước, đặc biệt là Cục Tác chiến. Do nhiều người không biết quy định, đặc biệt những nơi không có sân bay, thường không xin cấp phép.
Vì thế, người dân khi sử dụng thiết bị bay không người lái cần hết sức lưu ý đến các quy định pháp luật, tránh bị phạt ở mức rất cao, dù là làm việc tốt”, ông Sáu khuyến cáo.
Đường vào thôn Làng Nủ bị lũ quét ở Lào Cai tiếp tục khó khăn vì sạt lở taluy
Trên tuyến quốc lộ 70 qua Lào Cai xuất hiện điểm sạt lở taluy mới gây khó khăn cho công tác cứu trợ, cứu nạn tại vùng lũ quét thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên).
Trưa 11/9, Chánh văn phòng UBND huyện Bảo Yên Trần Văn Thức cho biết, hàng trăm đoàn cứu trợ, hàng trăm cán bộ chiến sĩ quân đội, công an đã có mặt tại huyện Bảo Yên để hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ.
Hiện tại, giao thông hướng về Bảo Yên từ Hà Nội có thể đi theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đến nút giao IC 17 xuống Phố Lu, sau đó theo quốc lộ 70 để đến trung tâm huyện.
Từ trung tâm huyện xuống Làng Nủ, nơi xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp cả thôn, sẽ trải qua quãng đường dài 40km, hiện vẫn chưa lưu thông được. Công tác cứu hộ các nạn nhân vẫn đang diễn ra tích cực.
Theo thông tin từ Sở GTVT tỉnh Lào Cai, trên quốc lộ 70 có 3 điểm sạt lở lớn tại địa phận xã Điện Quan và xã Thượng Hà; trên quốc lộ 279 có 3 điểm sạt lở và ngập úng tại xã Bảo Hà và xã Yên Sơn.
Đường vào UBND huyện Bảo Yên (QL279). Ảnh: Thạch Thảo
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, ngành giao thông đã triển khai máy móc, nhân lực tổ chức khắc phục, đến sáng nay (11/9), quốc lộ 70 đã thông tuyến bước 1.
Đại diện Khu quản lý đường bộ 1 (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, các điểm sạt lở trên quốc lộ 70 tại Km143, Km142 200, Km142 450 qua các xã Điện Quan và Thượng Hà đã được thông tuyến bước 1 phục vụ việc đi lại của người dân.
Tuy nhiên, trong sáng nay đoạn đường thuộc Km118 của quốc lộ 70 đã bị sạt lở taluy, không thể lưu thông nên công tác cứu nạn, cứu trợ lại gặp khó khăn.
Hiện lực lượng tham gia cứu nạn, cứu trợ đã phải đi qua đường liên xã để vào ở thôn Làng Nủ, việc đi lại sẽ gặp khó khăn hơn.
"Chúng tôi đang phối hợp với Sở GTVT Lào Cai và các lực lượng nhanh chóng cho thông đường tại vị trí sạt lở để vào thôn Làng Nủ", đại diện Khu quản lý đường bộ 1 cho biết.
Đường di chuyển vào Làng Nủ bị cản trở bởi sạt lở. Ảnh: Thạch Thảo
Thông tin qua fanpage, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Truyền thông huyện Bảo Yên cho biết, các đoàn hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai có thể di chuyển theo hướng IC 17 - quốc lộ 70 theo đường cầu Chom - thị trấn Phố Ràng để đến được vùng cứu trợ.
Cận cảnh những chuyến xuồng xuôi ngược, chở đầy nghĩa tình tại 'rốn lũ' Thái Nguyên Hằng ngày, các tình nguyện viên từ khắp nơi đổ về TP Thái Nguyên để chèo đò, đưa người từ nơi ngập lụt, nguy cơ cao ra ngoài và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ đến với người dân vùng lũ. Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, hiện TP Thái Nguyên có 81 xóm, tổ dân phố của 17 xã, phường nằm...