Sử dụng loại thảm sàn ô tô nào để đảm bảo an toàn khi lái xe?
Thảm lót sàn theo xe là lựa chọn an toàn nhất, bởi được thiết kế riêng cho từng loại xe, không bị thừa về diện tích.
Thảm lót sàn theo xe là lựa chọn an toàn nhất (Ảnh minh họa)
Hỏi: Thảm trải sàn trên xe ô tô của tôi thường bị xô lệch, nhiều khi vướng vào chân phanh, chân ga rất nguy hiểm. Xin được hỏi, nên sử dụng loại thảm trải sàn nào để đảm bảo an toàn?
Nguyễn Hoài An (Cầu Giấy, Hà Nội)
Trả lời: Trước tiên, các tài xế cần tập thói quen kiểm tra thảm sàn ô tô trước mỗi hành trình, đặc biệt là đối với các loại thảm có bề mặt không phủ hết vị trí để chân của người lái xe.
Trong quá trình sử dụng lâu ngày, dưới tác động của nhiệt độ hoặc ngoại lực có thể khiến thảm bị biến dạng, bị trượt lên, xuống.
Những loại thảm trải sàn nhựa, thảm lót sàn cao su hoặc thảm lót sàn loại nỉ nếu không có giác hút hoặc gai ở mặt tiếp xúc với sàn xe, thường dễ trượt lên hoặc xuống do tác động của chân người lái xe.
Thảm lót sàn theo xe là lựa chọn an toàn nhất, bởi được thiết kế riêng cho từng loại xe, không bị thừa về diện tích. Đặc biệt là vị trí quan trọng ở ghế lái, các điểm tiếp xúc của thảm lót sàn với bàn đạp côn, chân ga và phanh đều có khoảng trống, tránh trở thành vật chướng ngại cho người điều khiển xe ô tô.
Thảm cắt tùy chọn rất phổ biến và đặc biệt ở những người có tài chính thấp. Các khách hàng thường chọn loại thảm này có ưu điểm là tùy biến theo yêu cầu, giá thành rẻ nhưng chất lượng và rủi ro luôn tiềm ẩn.
Video đang HOT
Trên thị trường, bên cạnh thảm lót sàn nhựa phổ thông, có giá thành rẻ, ba loại thảm sàn chính cho ô tô là thảm lót sàn cao su, nỉ và da PU cao cấp.
Chi phí cho một bộ thảm lót sàn cho xe ô tô có thể từ 300 nghìn đồng đến 5 triệu đồng, tùy chất lượng và yếu tố thẩm mỹ. Khách hàng cần ưu tiên các loại thảm trải sàn có nút cố định vị trí, giác hút hoặc nhiều gai ở bề mặt tiếp xúc với sàn xe để ngăn sự dịch chuyển ngoài ý muốn của thảm sàn, có thể ảnh hưởng đến vị trí chân côn, chân ga và phanh xe.
Theo Giaothong
Lưu ý 'vàng' khi lái xe bán tải trong phố để không gây 'thảm họa'
Đi xe bán tải trong thành phố không phải là một việc làm đơn giản, nhất là đối với những tài xế mới. Do đó nếu không nắm chắc kỹ thuật lái sẽ dễ gây ra rủi ro.
Xe bán tải đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Thiết kế thời trang, nhiều trang bị cùng sự tiện dụng chính là những yếu tố để bán tải hấp dẫn khách hàng Việt. Tuy nhiên, không ít người lần đầu mua xe, hay chuyển từ những mẫu xe cỡ nhỏ sang xe bán tải, nên vẫn còn khá lúng túng khi phải luồn lách đi trong phố đông đúc. Do đó, để đảm bảo an toàn nhất tài xế cần phải lưu ý những kỹ năng cơ bản dưới đây:
Cẩn thận khi đi qua hầm chui
Đặc trưng xe bán tải có kích thước khá lớn so với các dòng xe phổ thông. Chiều dài tổng thể của một chiếc xe bán tải từ 5,2 - 5,3 mét, trong khi chiều dài cơ sở cũng khá lớn từ 3 - 3,2 mét. Do đó, việc điều khiển một chiếc xe bán tải tương đối cồng kềnh, đòi hỏi sự cẩn trọng tối đa mỗi khi di chuyển.
Lái xe bán tải trong thành phố cần lưu ý nếu không rất dễ gây tai nạn
Đánh lái nhiều hơn, mở góc cua rộng khi đi qua chỗ chật hẹp
Chưa kể chiều cao của một chiếc xe bán tải khoảng trên dưới 1,8 mét, chưa kể một số chủ xe còn lắp thêm baga mui cho xe. Do đó, một số tình huống qua hầm chui hoặc ra vào các bãi đỗ xe chật hẹp trong các tòa nhà tại trung tâm, có thể sẽ gặp các va chạm đáng tiếc. Ngoài ra với bán kính xoay vòng từ 5,9 - 6,3 mét, cũng cần phải đánh lái nhiều hơn, hoặc phải mở một góc cua thật rộng, mới có thể quay đầu một chiếc xe bán tải gọn gàng và nhanh chóng.
Điều chỉnh chân ga nhẹ nhàng khi đi qua đường đông, kẹt xe
Được thiết kế để có thể chở hàng nặng, do đó hầu hết xe bán tải đều được trang bị động cơ diesel tăng áp với công suất và mô-men xoắn lớn ngay ở vòng tua thấp. Tuy nhiên, khi di chuyển trong thành phố với tải trọng nhẹ hoặc chỉ chở người, sức mạnh đôi lúc trở nên quá thừa thãi. Vì vậy khi đi chậm qua các đoạn kẹt xe và tắc đường, cũng cần điều chỉnh chân ga một cách nhẹ nhàng và từ tốn, nếu không muốn gây tổn hại đến các phương tiện.
Xin đường qua giao lộ một cách lịch sự
Đặc biệt trong các tình huống nối đuôi phương tiện khác qua giao lộ, nên xin đường một cách lịch sự để các xe máy hay người đi bộ không chen ngang, thêm phần cản trở giao thông.
Lưu ý điểm mù khi đi sau các xe khác
Do xe bán tải có vị trí ngồi lái khá cao, giúp tài xế có tầm nhìn xa và rộng hơn. Tuy nhiên khi di chuyển trong phố, điều này vô tình tạo ra khá nhiều điểm mù ở xung quanh xe. Điểm mù phía trước đầu xe và sau đuôi xe luôn cần được lưu ý, đặc biệt tại thời điểm trước và sau khi khởi hành.
Không ít trường hợp người lái xe bán tải đã vô tình chèn qua các trẻ em ngồi chơi trước đầu và sau đuôi xe mà không hề hay biết. Ngoài ra, vị trí ngồi xe cao cũng khiến điểm mù thân xe bên phải khá lớn và có thể va phải các cháu nhỏ khi lái xe bán tải qua các hẻm nhỏ, nơi thường là sân chơi bất đắc dĩ của các trẻ em trong đô thị.
Quan sát kỹ khi lùi xe bán tải
Với những ai thỉnh thoảng mới lái xe bán tải, hoặc cảm giác không gian chưa tốt. Việc lùi xe bán tải thực sự là một cực hình, đặc biệt nếu xe không trang bị camera lùi. Thậm chí khi điều chỉnh gương chiếu hậu bên ngoài nghiêng vào trong hết mức, cũng không thể quan sát phần đuôi xe. Do đó, nên ngoái đầu về sau để quan sát khoảng cách của đuôi xe với các vật cản phía sau, nhằm xác định khoảng cách an toàn. Và chỉ thực hiện điều này ở những centimét cuối cùng. Còn lại vẫn nên dùng gương chiếu hậu để quan sát, vì chúng ta còn phải kiểm soát phần đầu xe, tránh va chạm với các phương tiện khác.
Thận trọng khi dùng đèn pha
Xe bán tải có phần nắp capô cao so với thông thường, do đó vị trí đèn pha cũng được đặt khá cao. Ban đêm, độ cao tia sáng ở chế độ chiếu gần của xe bán tải có thể rọi thẳng vào mắt của người điều khiển xe đối diện, đặc biệt nếu trên xe có chở hàng nặng. Nếu xe được trang bị tính năng điều chỉnh độ cao đèn, bạn nên chỉnh chùm sáng thấp nhất có thể, tránh chói mắt xe ngược chiều.
Nếu phải di chuyển qua đoạn đường tối và không có đèn đường có thể thỉnh thoảng sử dụng chế độ passing để có thể mở rộng tầm quan sát. Ngoài ra, cố gắng hạn chế tối đa sử dụng đèn pha hay LED bar gắn thêm trên xe bán tải trong đô thị, vì bạn vừa vi phạm pháp luật, vừa gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Sử dụng và bảo dưỡng đúng cách xe bán tải
Trước khi sử dụng xe nên nổ máy xe khoảng 1 phút, việc làm này giúp nhớt bơm đều lên các chi tiết máy nhằm giảm độ ma sát cho động cơ. Lưu ý đa phần xe bán tải sử dụng máy dầu nên độ ma sát của động cơ luôn lớn hơn máy xăng. Ngoài ra, không nên để bình nhiên liệu cạn rồi mới tiếp nhiên nhiệu cho xe, bởi nếu như vậy động cơ phải hút cặn bẩn dưới đáy bình. Tốt nhất, nên đổ nhiên liệu khi xe còn 1/4 bình.
Thường xuyên xả nước ở bộ phận tách nước đối với xe sử dụng động cơ dầu. Bộ phận này thường nằm trong khoang máy tuy nhiên không phải xe nào cũng có. Quan tâm đến lọc gió hơn, xịt rửa bụi và thay lưới lọc sau 10.000km. Đối với xe bán tải 2 cầu, kiểm tra dầu cầu hàng tháng và để ý hiện tượng rò rỉ dầu qua việc quan sát từ phía sau xe.
Xe bán tải phải thường xuyên làm việc trong môi trường khắc nghiệt như đi đường đèo dốc, lội bùn, lội nước, vì vậy chủ xe phải thường xuyên kiểm tra độ khít của hệ thống điện, keo dán các hộp điện, xiết đầu cực của cọc bình, và thay số cầu chì bị đứt cũng như bổ sung thêm cầu chì dự phòng với điện áp khác nhau, thông thường là 5 - 10A.
Do dùng lá nhíp giảm xóc nên đi một thời gian sẽ nghe được âm thanh cót két phát ra từ cầu sau, biện pháp xử lý khá đơn giản là dùng chai rã sét RP7 xịt vào các lá nhíp, sau đó bôi mỡ bò hoặc nhớt lên để đảm bảo chúng hoạt động trơn tru. Cũng nên thường xuyên kiểm tra các miếng đệm giữa những lá nhíp để chắc chắn chúng không bị lão hóa và phát ra âm thanh khó chịu khi xe di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề.
Một số mẫu xe áp dụng công nghệ xử lý khí thải Euro 3, để đạt được tiêu chuẩn này, xe sử dụng hệ thống hồi khí từ đường xả về lại buồng đốt để đốt thêm 1 lần nữa cho sạch trước khi thải ra môi trường. Việc này giúp bảo vệ môi trường nhưng cũng làm động cơ mau yếu, xả nhiều khói đen. Nguyên nhân là do đốt lại 2 lần khí xả, nên lòng xi lanh động cơ bị bám rất nhiều khói đen là muội than, bạn chỉ cần vệ sinh phần lọc gió và buồng đốt động cơ sau 60 - 70.000km là khắc phục được hiện tượng này.
Theo VietQ
Những tình huống khiến 'tài mới' tá hỏa khi sử dụng ô tô Nhiều "tài mới" rơi vào tình huống "dở khóc dở cưới" do thao tác lái không đúng cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các tính năng trên ô tô. Vô lăng bị khóa chặt Không ít tài xế trong thời gian đầu sử dụng ô tô phải gọi điện "cầu cứu" nhân viên bán hàng hay bộ phận kỹ thuật...