Sử dụng loa phóng thanh để phục hồi… các rạn san hô chết
Việc tìm cách giúp các rạn san hô trên thế giới hồi phục từ những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu đã tạo ra một số giải pháp căn cơ gần đây.
Hiện tại, ở Caribbean, các nhà nghiên cứu đang nuôi dưỡng san hô. Thậm chí họ có thể trồng lại san hô tươi trên các rạn san hô bị suy thoái. Trong khi đó, ở Hawaii, các nhà khoa học đang cố gắng nhân giống san hô để có khả năng phục hồi tốt hơn trước nhiệt độ đại dương đang tăng.
Các nhà khoa học vừa cho biết có một phương pháp mới giúp phục hồi các rạn san hô lớn trên Trái đất.
Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu của Anh và Úc đã đưa ra một phương pháp mới hoàn toàn được cho có thể giúp nỗ lực phục hồi các rạn san hô bằng cách sử dụng âm thanh.
Trong một thí nghiệm thực địa kéo dài sáu tuần, các nhà nghiên cứu đã đặt loa phóng thanh dưới nước trong các mảng san hô chết ở Úc. Mục đích là để xem liệu có thể thu hút các cộng đồng cá đa dạng cần thiết để chống lại sự suy thoái rạn san hô hay không.
Các kết quả rất hứa hẹn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã cho thấy gấp đôi số lượng cá đổ vào các mảng san hô đã chết.
Video đang HOT
Rạn san hô khỏe mạnh thường là một nơi ồn ào đáng chú ý với tiếng lách tách của tôm và cá chọi cùng cá lóc kết hợp với nhau tạo thành một âm thanh sinh học rực rỡ, Steve Simpson, giáo sư sinh học biển tại Đại học Exeter và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Theo nghiên cứu, số lượng loài có mặt trong các rạn san hô nơi âm thanh được phát tăng 50% so với các mảng khác. Các quần thể cá mới bao gồm các loài từ tất cả các phần của lưới thức ăn, chẳng hạn như cá nục, động vật ăn cỏ và cá săn mồi.
Rạn san hô sẽ trở nên “yên tĩnh ma quái” khi chúng xuống cấp, vì tôm và cá biến mất. Nhưng bằng cách sử dụng loa âm thanh có thể thu hút cá con trở lại.
Kỹ thuật này, nếu có thể được nhân rộng trên quy mô lớn hơn, có thể cung cấp cho các nhà khoa học một công cụ khác để hồi sinh các rạn san hô trên khắp thế giới đã bị tàn phá bởi biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và ô nhiễm trong những năm gần đây.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng việc kéo cá trở lại các rạn san hô chết hoặc sắp chết sẽ không tự mình đảo ngược được thiệt hại. Nhưng các rạn san hô bị suy thoái có khả năng phục hồi tốt hơn nếu chúng có quần thể cá khỏe mạnh, đóng nhiều vai trò khác nhau trong việc giữ cho san hô khỏe mạnh.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Washingtonpost
Cứ 2 tháng, loài khủng long này lại thay răng vì ăn quá nhiều thịt
Một loài khủng long ăn thịt từng sinh sống ở Madagascar cách đây 70 triệu năm cứ mỗi 2 tháng lại phải thay toàn bộ hàm răng của mình vì nhai quá nhiều thịt.
Theo CNN, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy loài khủng long Majungasaurus cứ mỗi 2 tháng lại tự thay toàn bộ hàm răng của chúng. Tốc độ thay răng này nhanh hơn các loài khủng long ăn thịt khác từ 2 đến 13 lần.
"Điều này có nghĩa là răng của chúng mòn đi rất nhanh, với nguyên nhân có thể là do chúng nhai rất nhiều xương", ông Michael D'Emic, tác giả nghiên cứu, giải thích. Ông là trợ lý giáo sư ngành sinh học tại Đại học Adelphi ở New York.
"Có các bằng chứng độc lập cho thấy những vết xước và sứt trên xương của các động vật khác, phù hợp với mẫu răng của loài Majungasaurus, và cho thấy những động vật này là con mồi của chúng", ông D'Emic nói thêm.
Majungasaurus có chiều dài khoảng 6,5 mét và là đỉnh của chuỗi thức ăn tại Madagascar. Những chiếc răng sắc nhọn của chúng có khả năng cắt vào thịt của con mồi như những con dao. Đặc điểm của chúng là chiếc mõm ngắn và một sừng nhỏ trên đỉnh đầu. Đây cũng là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất.
Majungasaurus, sinh sống tại khu vực Madagascar trong khoảng thời gian từ 66-70 triệu năm trước, là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất.
Tuy nhiên, dù hàm răng của Majungasaurus tỏ ra hiệu quả trong việc cắt xẻ thịt, chúng lại yếu ớt trong việc nhai xương. Nhai xương mặc dù vất vả nhưng một số loài vật, tiêu biểu như các loài gặm nhấm, thường dựa vào hoạt động này để bổ sung các vi chất thiết yếu.
"Đó là giả thiết của chúng tôi về lý do chúng thay răng nhanh như vậy", ông D'Emic nói và cho biết tốc độ phát triển của răng loài Majungasaurus tương đương với loài cá mập và các con khủng long ăn cỏ cỡ lớn.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu răng của loài Majungasaurus và nhận thấy thay vì có tuổi thọ hàng năm, răng của loài này chỉ có tuổi thọ tính bằng ngày.
Việc thay răng chỉ xảy ra ở một số ít trong số các loài khủng long ăn thịt từng một thời thống trị Trái Đất.
"Tôi hy vọng dự án lần này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về các loài khủng long khác. Tôi nghĩ việc đó sẽ giúp phát hiện thêm nhiều bất ngờ nữa", ông D'Emic nhận định.
Theo news.zing.vn
Hết hồn loạt "thủy quái" dưới đáy biển sâu ngư dân Nga tóm được Anh Roman Fedortsov, ngư dân đến từ Murmansk, Nga làm việc trên một tàu đánh cá và thường xuyên bắt gặp những "thủy quái" giống hết cá ngoài hành tinh. Đây là một con cá sói Đại Tây Dương với diện mạo đáng sợ như nhảy ra từ phim kinh dị. Một con "thủy quái" xanh lè cũng đáng sợ không kém. Đôi...