Sử dụng kháng sinh đúng cách giúp giảm nguy cơ kháng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh đúng cách, hiệu quả không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh trong cộng đồng mà còn góp phần bảo vệ và lưu trữ tài sản kháng sinh cho thế hệ sau.
Đây là nhận định của PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM tại hội thảo “Sự cam kết ngay từ đầu trên hành trình kháng sinh bền vững” được Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại TP.HCM.
Betalactam/ức chế betalactamase – lựa chọn hiệu quả cho nhiều trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp
Tình trạng đề kháng kháng sinh đang đặt ra nhiều thách thức với nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng, khi việc mua thuốc kháng sinh dễ dàng như hiện nay, đi cùng với tâm lý phải dùng kháng sinh mới yên tâm. Điều này đặt ra vấn đề làm sao để việc mua bán thuốc kháng sinh diễn ra hợp lý tại các nhà thuốc – một kênh cung cấp thuốc phổ biến ở thị trường Việt Nam và cũng là nơi tiếp cận đầu tiên của bệnh nhân.
PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam (giữa), chia sẻ về việc sử dụng kháng sinh hợp lý tại hội thảo “Sự cam kết ngay từ đầu trên hành trình kháng sinh bền vững” do Imexpharm tổ chức vào đầu tháng 8/2024. Ảnh: Imexpharm
Có một thực tế ở Việt Nam, nhiều bệnh nhân đến nhà thuốc trước khi đến gặp bác sĩ. Do đó, việc đảm bảo sử dụng kháng sinh đúng cách, an toàn và tránh lạm dụng kháng sinh để ngăn ngừa kháng thuốc là trách nhiệm lớn của các dược sĩ tại các nhà thuốc.
PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc cho biết, Việt Nam được xem là một điểm nóng trên bản đồ kháng sinh toàn cầu đến năm 2050, với tỷ lệ tử vong liên quan đến đề kháng kháng sinh cao, tương đương với các nước châu Phi và gấp 10 lần so với các nước châu Mỹ và châu Âu. Nguyên nhân chính là do không kiểm soát được các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp, dẫn đến việc phải nhập viện và tử vong. Các nước châu Phi và châu Á có tới 450.000 bệnh nhân tử vong liên quan đến vấn đề kháng kháng sinh.
BS. Ngọc cũng bày tỏ sự lo ngại rằng, tại Việt Nam, rất ít nghiên cứu được tiến hành một cách bài bản về việc sử dụng kháng sinh đúng cách. Sự thiếu hụt thông tin nghiên cứu, cũng như việc không phân biệt được giữa tác nhân gây bệnh là phế cầu khuẩn hay virus, dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Nhã Phương – Phó Tổng Giám đốc Khối Sản xuất của Imexpharm (bên trái) chụp ảnh lưu niệm với PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam (thứ hai, bên phải) và PGS.TS.DS Bùi Thị Hương Quỳnh, thuộc Bộ môn Dược lâm sàng, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM (ngoài cùng bên phải) tại hội thảo do Imexpharm tổ chức vào tháng 8/2024. Ảnh: Imexpharm
Bác sĩ cho biết, trong các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp, bao gồm nhiễm trùng hô hấp trên (viêm họng – amidan, viêm mũi xoang, viêm thanh khí phế quản) và nhiễm trùng hô hấp dưới (đợt cấp COPD, viêm phổi cộng đồng), nếu xác định đúng tác nhân gây bệnh và phân biệt được giữa nhiễm virus và vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh đúng và phù hợp có thể giúp tiết kiệm đến 50% lượng kháng sinh so với hiện nay, đồng thời tránh được tình trạng kháng thuốc.
“Nếu viêm họng đi kèm với sưng amidan, sưng hạch cổ, xuất hiện những chấm trắng trên amidan hoặc mũi có dấu hiệu nhiễm bẩn, có thể là do nhiễm khuẩn liên cầu. Ngược lại, nếu viêm họng chỉ đỏ bình thường, khả năng cao là do virus gây ra. Xem xét các triệu chứng như sốt, ho, có hạch cổ hay không và kiểm tra lưỡi để phân biệt rõ liệu viêm họng là do vi khuẩn hay virus, từ đó có thể kê đơn thuốc phù hợp mà không cần dùng kháng sinh”, BS. Ngọc chia sẻ.
Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn đến sự đột biến của vi khuẩn và kháng thuốc, gây nguy hiểm không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho người nhà và cộng đồng. Điều này đã góp phần dẫn đến tình trạng kháng thuốc rất cao tại Việt Nam.
BS. Ngọc cũng gợi ý Betalactam/ức chế betalactamase (amoxicillin/clavulanic acid) là lựa chọn cốt lõi và hiệu quả cho các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp do các vi khuẩn thường gặp. Ngoài ra, việc tiêm phòng các vắc xin như cúm, phế cầu, ho gà… có thể giúp giảm sử dụng kháng sinh, hạn chế tình trạng kháng thuốc và mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt hơn so với điều trị.
Hành trình đi cùng kháng sinh bền vững của Imexpharm
Trong gần nửa thế kỷ thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Imexpharm tự hào là nhà sản xuất và phân phối kháng sinh hàng đầu Việt Nam.
Từ cam kết phát triển kháng sinh bền vững khi viên Amoxicillin ra đời vào năm 1980, Imexpharm đã không ngừng phát triển, đổi mới và cải tiến sản phẩm, tạo ra các dạng bào chế đa dạng với nhiều hàm lượng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Hiện nay, Imexpharm cung cấp đầy đủ các loại thuốc kháng sinh hàng đầu tại Việt Nam, thuộc 5 nhóm kháng sinh phổ biến nhất dùng trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới, khi được chỉ định sử dụng kháng sinh. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng người Việt một cách hiệu quả và an toàn.
Imexpharm cho biết, công ty sử dụng nguồn nguyên liệu kháng sinh theo công nghệ Enzymatic, hầu hết không sử dụng dung môi và hóa chất trong quá trình sản xuất như công nghệ truyền thống. Do đó, các kháng sinh của Imexpharm có những ưu điểm về độ tinh khiết, ổn định, an toàn cao cho bệnh nhân và bảo vệ môi trường.
“Kháng sinh là một tài sản quý giá, vì vậy chúng ta phải sử dụng đúng cách và bền vững”, BS. Nguyễn Thị Tường Vi – Giám đốc Marketing của Imexpharm chia sẻ tại hội thảo. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc kháng sinh chất lượng cao theo tiêu chuẩn châu Âu, Imexpharm đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP với 3 cụm nhà máy và 11 dây chuyền sản xuất.
Thiếu nữ Hà thành suýt hoại tử vùng mặt vì tự nặn mụn, đắp thuốc đông y
Khoảng 7 ngày trước, L.T.T. thấy trên má nổi đám mụn kèm ngứa, nên đã tự lấy kim chọc, nặn mụn và đắp thuốc đông y hút mủ ở nhà.
Biến chứng nặng nề
Ngày 14/8, BS.CKII Nguyễn Tiến Thành - Thành viên Hội Da liễu Việt Nam thông tin, trong 2 tháng trở lại đây liên tục tiếp nhận các ca bệnh nhân tự ý nặn, bóp mụn trứng cá vùng mặt bội nhiễm gây biến chứng vô cùng nặng nề.
Điển hình là trường hợp bệnh nhân L.T.T. (nữ, SN 2000, ở Đông Anh, Hà Nội) đã dùng tay nặn mụn dẫn đến viêm áp xe vùng má, sưng phù vùng mũi má, sưng phù mí mắt gây ảnh hưởng quá trình sinh hoạt, công việc.
Qua quá trình thăm khám, người bệnh cho biết, khoảng 7 ngày trước, T. thấy trên má nổi đám mụn kèm ngứa, nên đã tự lấy kim chọc, nặn mụn và đắp thuốc đông y hút mủ ở nhà.
Sau 4 ngày uống thuốc không đỡ, bệnh nhân thấy sốt nhẹ, nửa mặt có dấu hiệu sưng phù, mụn mủ căng nhiều và nhức, lan toàn bộ mắt mũi và vùng mặt phải.
Cô gái suýt hoại tử vùng mặt vì tự ý nặn mụn (Ảnh: BSCC).
T. đã đến hiệu thuốc tiếp tục mua thuốc nhằm giảm viêm, giảm đau tiếp tục đắp thuốc nam hút mủ trong 2 ngày tiếp. Tuy nhiên, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại vùng má ngày càng sưng to, căng tức và vùng mắt, mí mắt sưng nhiều hơn, người mệt mỏi và đau nhức không ngủ được.
Qua thăm khám, bác sĩ thấy bệnh nhân bị tổn thương áp xe vùng má P. các vùng da xung quanh khu vực áp xe đều sưng nề lan sang vùng trán, mắt P.
Áp xe da thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Kích thước thay đổi thường từ 1-3cm, đôi khi có thể rất lớn.
Ban đầu phản ứng viêm đỏ cương tụ nên rất cứng, sau đó, các ổ mủ hình thành, lớp da bên trên trở nên mỏng hơn và sờ cảm giác mềm hơn, có thể tự vỡ và chảy mủ.
Có thể có sưng hạch vùng tổn thương, nếu để lâu điều trị không đúng cách có thể gây hoại tử vùng da, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Không tự ý dùng kháng sinh điều trị
Chia sẻ về trường hợp này, BS.Tiến Thành cho biết, để điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải thực hiện các thủ thuật dẫn lưu mủ, vệ sinh vùng da tổn thương mỗi ngày.
Đồng thời, bệnh nhân cần được sử dụng với sử dụng laser, ánh sáng để giảm viêm hạn chế bị sẹo, kết hợp với thuốc bôi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
Sau một tuần điều trị tích cực bệnh lý của T. thuyên giảm, hết mủ, hết sưng viêm vùng mặt, vùng da tổn thương đã phục hồi trở lại. Vùng áp xe còn thâm và nguy cơ bị sẹo xấu sau này.
BS. Tiến Thành cho biết, nhiều bệnh nhân còn quá chủ quan, nặn mụn không đúng cách và tự ý chăm sóc không chuẩn y khoa..., điều này dẫn đến khối áp xe lan tỏa khá phức tạp, nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn, nặng hơn có thể nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm tính mạng.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự nặn mụn nếu thấy mụn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau, đặc biệt là vùng giữa mặt, vùng mũi. Nếu tự nặn mụn không đúng giai đoạn cùng với bàn tay không sạch đối diện nguy cơ nhiễm trùng.
Khi nổi mụn nhọt ở vùng mặt, nếu thấy sưng, nóng, đỏ, đau, gây phù nề vùng mô lân cận... người bệnh cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.
"Đặc biệt, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị. Ngoài ra, để giảm bớt nguy cơ nổi nhọt, hạn chế cho vi khuẩn tiếp xúc với da, cần vệ sinh da sạch và thường xuyên. Không nên tự ý nặn mụn khi còn sưng đau, hạn chế đưa tay lên mặt", BS. Tiến Thành khuyến cáo.
Tình trạng mua thuốc không kê đơn vẫn diễn ra phổ biến Không cần đơn thuốc, người bệnh vẫn có thể dễ dàng mua các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thậm chí biệt dược. Điều này không chỉ gây hại cho cá nhân người bệnh mà còn làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Trong vai người bệnh cần mua thuốc trị bệnh, phóng viên Đài Hà Nội đã đến một số cửa...