Sử dụng Internet làm giảm nỗi lo ung thư
Theo một nghiên cứu mới thì những người tìm kiếm trực tuyến các thông tin về sức khỏe sẽ có nhiều thông tin hơn và tích cực hơn về khả năng đấu tranh chống lại căn bệnh ung thư.
Chul-joo Lee từ Trường đại học Illinois ở Urbana-Champaign, Jeff Niederdeppe từ Trường đại học Cornell và Derek Freres từ Trường đại học Pennsylvania đã khảo sát 2.489 người từ 40 đến 70 tuổi về việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
Những người thường xuyên sử dụng internet có thể giảm nỗi sợ ung thư
Phân tích trước đây cho thấy xem tivi nhiều tăng khả năng cho rằng thiên mệnh liên quan với bệnh ung thư. Nhưng trong nghiên cứu này thì Internet không cho kết quả như vậy. Những người thường xuyên xem trực tuyến các thông tin về sức khỏe, bao gồm cả những thông tin về ngăn ngừa và chẩn đoán ung thư, ít khi điều trị căn bệnh này vì những điều không thể tránh được hoặc phụ thuộc vào số mệnh.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Communication.
Video đang HOT
Theo Hoàng Thái (Tiền Phong)
300 tờ báo Mỹ đã thu phí đọc báo online
Washington Post, tờ báo gối đầu giường của nhiều chính khách/công chúng Mỹ sẽ thu lệ phí trên mạng từ 1.1.2013.
Washington Post, tờ báo gối đầu giường của nhiều chính khách/công chúng Mỹ sẽ thu lệ phí trên mạng từ 1.1.2013.
Vậy là tại Mỹ, nước có nền báo chí đa dạng, quê hương của computer và internet, hiện đã có hơn 300 nhật báo sử dụng hệ thống thu tiền lệ phí nơi người đọc báo dưới nhiều hình thức "paywall" và chỉ cho đọc miễn phí một số bài vở và thông tin mà thôi.
Đến năm 2014, theo công ty nghiên cứu Outsell dự đoán, con số này sẽ tăng lên ít nhất 400 tờ người đọc sẽ phải trả lệ phí. Có thể nói đây là phong trào báo chí Mỹ tìm về sinh lộ trong thời đại tin học, báo chí phải thích nghi, thay đổi để sinh tồn, nếu không muốn bị đào thải. Dĩ nhiên trước thay đổi lớn của một ngành được mệnh danh là quyền lực thứ tư, ắt phải có các ý kiến khác nhau.
Các chủ báo ủng hộ hết mình. Đại công ty McClatchy sở hữu nhiều tờ báo lớn toàn quốc Mỹ đã bắt đầu thu tiền trên các nhật báo của công ty. Còn công ty Gannett, chủ nhiều tờ báo địa phương cũng thu lệ phí trên báo của mình. Chỉ trừ tờ báo lớn nhất, phát hành toàn quốc của công ty là tờ USA Today, thì Gannet chưa thu. Còn đại tỉ phú Warren Buffett, chủ của công ty đầu tư Berkshire Hathaway có nhiều phần hùn trong nhiều tờ báo, cho rằng thu tiền đọc báo trên mạng là chìa khoá để ngành báo chí có doanh thu.
Nhưng ý kiến của người làm báo chuyên nghiệp, ăn lương cố định thì vẫn chống lại. Có người nghĩ paywall không phải là giải pháp áp dụng được trên toàn cầu và thậm chí có thể gây tác dụng ngược. Nhà báo Alan Mutter, cựu chủ bút của các tờ Chicago và San Francisco, nói "việc đó không giải quyết được vấn đề". Ông giải thích tính về doanh thu, tờ báo mất 13 USD ở bản in thì mới thu được 1 USD ở bản trực tuyến. "Paywall loại bỏ người đọc và điều này về mặt chiến lược là không tốt bởi chúng ta đang cần có thêm độc giả", ông Alan Mutter nói.
Trái với Mutter, nhà báo Dean Starkman của tạp chí Columbia Journalism Review cho rằng Washington Post sử dụng paywall "là bước đi rất tốt mà đáng lẽ nên làm từ lâu". Nhà phân tích báo chí Ken Doctor thuộc công ty nghiên cứu Outsell, nhận xét mô hình paywall đang thành công và dự đoán có ít nhất 400 đầu báo Mỹ sẽ dựng các hàng rào về nội dung vào cuối năm 2013.
Nhiều tờ báo lâu đời ở Mỹ đã phải thay đổi vì/do thời đại mới, thời đại dùng kỹ thuật số để làm báo. Thời đại mới, kỹ thuật mới, con người mới, thì nghề báo cũng phải đổi mới, người làm báo cũng phải đổi mới và chính độc giả cũng phải đổi mới. Định luật của cuộc sống: không biến đổi sẽ bị đào thải!
Truyền thông đại chúng - phát thanh, phát hình, báo chí nói chung - đều gặp vô vàn khó khăn do thời đại gây ra. Độc giả báo ngày càng bớt. Quảng cáo là nguồn lợi lớn nhất cho đời sống vật chất của truyền thông cũng giảm trên báo giấy vì trên truyền hình kỹ thuật số hạ giá.
Báo chí phải thích nghi để sinh tồn, sử dụng internet để phát triển thay vì để cho internet đào thải. Hầu hết các báo giấy lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc bây giờ đều đã điện tử hoá tờ báo giấy của mình. Hầu hết việc làm báo, làm tin, viết nghị luận, gửi bài vở, hình ảnh, lên khuôn, gửi nhà in bây giờ làm bằng kỹ thuật số, đỡ tốn hơn xưa.
Hầu hết báo giấy bây giờ đều mở blog, web, mở mục kiếm bài, tài liệu ngay trên web của báo, được chuyển khắp hoàn cầu trên xa lộ thông tin, để mở rộng độc giả, thu thêm quảng cáo và tiền mua bài có tính toàn cầu. Có nhiều thông tin, nghị luận độc giả báo điện tử phải ghi danh, trả lệ phí như mua bài mới mở ra đọc được.
Báo điện tử cũng có những kỹ thuật quảng cáo rất thành công, thu hút nhiều chủ hàng và bắt người đọc phải xem quảng cáo rồi mới vào đọc thông tin, nghị luận. Thương mại bây giờ có tính toàn cầu với WTO. Buôn bán trên mạng bây giờ rất phổ thông, tiện lợi và phát triển. Xem, chọn hàng, trả giá mua trên mạng, trả tiền trên mạng, hàng gửi tới tận nhà. Nên quảng cáo trên báo điện tử cũng rất cần.
Báo chí đang có nhiều chỉ dấu cho thấy đã tìm ra phương thức tồn tại trên internet. Trong thời đại tin học, trái đất trở thành làng toàn cầu, các nước láng giềng trên không gian ảo nhưng đang trở thành hiện thực.
Theo Vi Anh
Sài Gòn Tiếp Thị
Phát hiện ung thư ruột qua hơi thở Các nhà khoa học thuộc Đại học Aldo Moro, Bari, Anh khẳng định thiêt bị kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư ruột. Các nhà khoa học kiểm tra hơi thở bằng cách xác định các chất độc phát tán thành các khối u. Thiết bị này cho độ chính xác lên tới 76%. Tiến sĩ Donato Altomare thuộc Đại...