Sử dụng internet banking trên smartphone hay máy tính an toàn hơn?
Khi nói đến sự an toàn đối với các giao dịch ngân hàng trực tuyến, điều quan trọng là phải xem bạn thực hiện các giao dịch đó trên thiết bị nào, liệu thực hiện trên smartphone có an toàn hơn trên máy tính?
Các dữ liệu ngân hàng bị xâm nhập luôn là “tài sản nóng” trên các trang web đen. Chúng hoạt động như một thị trường cho bọn tội phạm mạng. Tìm các chiêu thức mới để lừa người dùng cung cấp thông tin đăng nhập vẫn đang diễn ra thường xuyên.
Vì vậy khi nói đến sự an toàn của các giao dịch ngân hàng trực tuyến, thì điều quan trọng là phải xem xét thiết bị bạn đang sử dụng, cách bạn kết nối với ngân hàng, bạn đang kết nối với ngân hàng lớn hay ngân hàng nhỏ trong khu vực…?
Cần hiểu được các rủi ro
Nếu bạn đang sử dụng kết nối ở nhà riêng thì rủi ro sẽ ít hơn nhiều so với khi bạn đang sử dụng WiFi công cộng.
Nếu bạn đang sử dụng máy tính được chia sẻ tại nhà, đặc biệt là với con trẻ, thì rủi ro của bạn hoàn toàn khác với việc sử dụng smartphone riêng của bạn.
Nếu bạn đang sử dụng ứng dụng từ một ngân hàng nhỏ địa phương, họ có thể thiếu chuyên môn hơn so với các ngân hàng lớn khi nói đến việc phòng chống bảo mật liên tục.
Video đang HOT
Bạn có thể cho rằng thiết bị hoặc hệ điều hành càng phổ biến thì phần mềm độc hại càng nhiều. Phần mềm độc hại này được viết để tấn công người dùng vì chúng chỉ đơn giản là một trò chơi số đối với những kẻ xấu.
Windows là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới và cũng là mục tiêu được nhắm đến nhiều nhất. Trong khi đó, nền tảng smartphone Android không chỉ là hệ điều hành di động phổ biến nhất trên toàn cầu, nó còn cho phép người dùng sử dụng linh hoạt hơn và có thể mở ra các lỗ hổng bảo mật.
Một máy tính được sử dụng chung bởi toàn bộ gia đình có nhiều khả năng bị nhiễm một số phần mềm độc hại từ bất kỳ người dùng nào trong số các thành viên gia đình hơn là chỉ có một người sử dụng.
Bởi vì không có gì an toàn 100% nên cách tốt nhất là bạn cần đánh giá rủi ro với mỗi tùy chọn của mình và chọn tùy chọn nào bạn cảm thấy có ít rủi ro nhất.
Trình duyệt web hay ứng dụng?
Các chuyên gia bảo mật sẽ luôn tìm thấy cách khai thác để tiết lộ mọi thứ chúng ta đang sử dụng, và theo kinh nghiệm, người dùng trung bình có nhiều khả năng bị xâm phạm thông qua máy tính của họ. Đơn giản chỉ vì có nhiều mối đe dọa hơn nhắm vào mục tiêu máy tính.
Hầu hết các cuộc tấn công giao dịch ngân hàng trực tuyến thực hiện trên smartphone thường yêu cầu người dùng cài đặt ứng dụng ngân hàng độc hại từ bên thứ ba. Sử dụng trình duyệt web trên smartphone truy cập ngân hàng của bạn có nhiều lỗ hổng tiềm năng hơn so với sử dụng ứng dụng ngân hàng thực tế.
Đối với hầu hết mọi người, việc sử dụng ứng dụng ngân hàng trên smartphone của họ thông qua kết nối di động sẽ an toàn hơn nhiều.
Các lưu ý nên biết
Bất cứ khi nào bạn ra ngoài, cách tốt nhất là tránh các kết nối được chia sẻ như WiFi công cộng và chỉ sử dụng kết nối di động của nhà mạng, cho dù bạn đang sử dụng máy tính hay smartphone.
Chỉ tải xuống ứng dụng ngân hàng từ App Store của Apple hoặc Google Play và đảm bảo kích hoạt bất kỳ tùy chọn xác thực đa yếu tố nào mà ngân hàng của bạn cung cấp, gồm những thứ như nhận dạng vân tay. Tránh để thiết bị của bạn tự động lưu mật khẩu phòng trường hợp máy bị mất hoặc bị đánh cắp.
Nếu bạn đang ở trong một hộ gia đình dùng chung máy tính, hãy cân nhắc sử dụng một trình duyệt thay thế như Opera dành cho tất cả ngân hàng trực tuyến của bạn.
Một lưu ý nữa là bạn nên cập nhật thiết bị. Việc cập nhật thiết bị của bạn cũng quan trọng để các tính năng bảo mật được tích hợp vào các ứng dụng ngân hàng và cổng web của bạn không bị lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành phá vỡ.
Nguồn: XHTT
Phát hiện lỗ hổng zero-day trên trình duyệt Internet Explorer
Tin tặc có thể chiếm quyền kiểm soát máy tính sau khi người dùng sử dụng trình duyệt này để tải về một tập Office có mã độc.
Theo BGR, một nhóm hacker đang tích cực khai thác một lỗ hổng zero-day (thuật ngữ chỉ những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục) trong Internet Explorer (IE) để kiểm soát các máy tính chạy hệ điều hành Windows. Phát hiện ra sự việc là nhóm nghiên cứu từ đơn vị an ninh của Qihoo 360. Lỗ hổng này đang được khai thác và lây nhiễm bằng các tài liệu Office chứa phần mềm độc hại.
Để bị tấn công, người dùng phải sử dụng trình duyệt IE và chọn mở tệp Office chứa mã độc. Từ đó, phần mềm độc hại sẽ xâm nhập và kiểm soát phần "Tài khoản người dùng" trên hệ điều hành, đồng thời làm tê liệt thiết bị bằng cách nhảy lên các cửa sổ (pop-up).
IE là trình duyệt web gắn liền cùng với hệ điều hành Windows từ năm 1995.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhóm hacker này cũng đang "tự làm khó mình". Bởi cuộc tấn công yêu cầu người dùng thực hiện hai điều mà hiện nay rất hiếm người làm theo, đó là sử dụng IE và mở các tệp Office không rõ nguồn gốc.
Tính đến tháng 5/2017, theo khảo sát của NetMarketShare, thị phần của IE đang tiếp tục giảm, chỉ còn 17,55% so với con số 59,36% của trình duyệt Chrome. Nhưng trên thực tế số người dùng chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với con số này. Một số bình luận hài hước còn nói rằng "đây là một lý do khác để bạn không bao giờ sử dụng Internet Explorer".
Dẫu vậy, các nhà nghiên cứu vẫn đang kêu gọi Microsoft phát hành một bản vá khẩn cấp để khắc phục vấn đề. Bởi có một số ít người vẫn trung thành với trình duyệt này hoặc các tổ chức, cơ quan lựa chọn IE này làm trình duyệt mặc định trên hệ thống của mình.
Mai Anh
Theo VNE
Người dùng Internet Việt Nam cần ba giờ để tải một phim HD Tốc độ Internet tại Việt Nam được đánh giá chỉ bằng một nửa so với mức trung bình của thế giới. Tổ chức M-Lab đã thu thập dữ liệu về kết nối băng rộng cố định (không tính kết nối di động) tại 189 nước trong 12 tháng tính đến tháng 5/2017. Việt Nam đứng thứ 74 với tốc độ tải 5,46 MB/giây....