Sử dụng học thuyết Freud để lý giải câu chuyện trong phim kinh dị ‘US’
Hình ảnh Adelaide trình diễn điệu múa trở đi trở lại xuyên suốt bộ phim, đồng thời cũng được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của nhân vật.
Để lý giải câu chuyện giữa Adelaide bản thể và bản sao, nhiều khán giả đã sử dụng đến học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud.
Nối tiếp thành công của Get Out, đạo diễn kiêm biên kịch Jordan Peele tiếp tục cho ra mắt phim kinh dị “hack não” Us, chuyện phim theo chân gia đình bốn người Adelaide Wilson (Lupita Nyong’o), Gabe Wilson ( Winston Duke), con trai Jason Wilson ( Evan Alex) và con gái Zora Wilson (Shahadi Wright Joseph).
Adelaide Wilson (Lupita Nyong’o), Jason Wilson (Evan Alex), Zora Wilson (Shahadi Wright Joseph) và Gabe Wilson (Winston Duke)
Trong chuyến đi chơi biển vào dịp nghỉ hè, cả gia đình chạm mặt nhóm người đáng sợ được gọi là “The Tethered” – phiên bản kinh dị của chính bản thân mình. Với chất kinh dị xen lẫn yếu tố hài hước, khó đoán, bộ phim phủ lên lớp sương mù từ đầu cho đến cuối phim, khiến khán giả rơi vào trạng thái ngơ ngác ngay cả khi màn hình đã tối đen.
Trong plot-twist cuối cùng, Adelaide Wilson thật vốn dĩ đã bị đánh tráo với bản sao của mình từ khi còn nhỏ. Red – trong thân phận của Adelaide – sống cuộc đời của một bản thể thật sự, trong khi Adelaide phải sống dưới tầng hầm cùng “Người bị xích”, dần mất đi khả năng giao tiếp và hoạt động như con người bình thường.
Hình ảnh Adelaide trình diễn điệu múa trở đi trở lại xuyên suốt bộ phim, đồng thời cũng được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của nhân vật. Để lý giải câu chuyện giữa Adelaide bản thể và bản sao, nhiều khán giả đã sử dụng đến học thuyết phân tâm học của bác sĩ thần kinh, nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud (tên đầy đủ Sigmund Schlomo Freud).
Video đang HOT
Theo quan niệm của Freud về cấu trúc nhân cách, ông nhận định nhân cách con người gồm 3 bộ phận: Id – bản năng, ego – bản ngã và super ego – siêu ngã. Bản năng là phần ban sơ của nhân cách, có chung với các loài động vật khác, đây cũng là nơi của những bản năng và hoạt động dựa trên nguyên tắc thỏa mãn (nguyên tắc khoái lạc).
Vào khoảng 6 tháng tuổi, bản ngã xuất hiện từ nhu cầu của bản năng để cân bằng giữa khoái lạc con người và sự thỏa mãn trong thực tế. Ego – cái tôi được phú cho những chức năng như: tri giác, trí nhớ… Phần còn lại trong mô hình cấu trúc 3 thành phần là siêu ngã – superego, xuất hiện khi con người được 5 tuổi. Siêu ngã hình thành nên giá trị cá nhân, những quy tắc đạo đức giúp con người đánh giá hành vi đúng sai, giúp xã hội phát triển tốt đẹp, bình đẳng hơn.
Vận dụng cấu trúc nhân cách 3 thành phần của Freud để lý giải sự phát triển tâm lý của Adelaide thật và Adelaide giả, có thể thấy rằng, “người bị xích” chính là Id, cũng mang những bản năng và nhu cầu thỏa mãn giống hệt với bản thể, nhưng không sở hữu bản ngã và siêu ngã như người thật.
Sau cuộc đánh tráo vào đêm định mệnh, “Adelaide giả” được sống cuộc đời của một người bình thường, tại đây, ngôn ngữ, giáo dục, cuộc sống gia đình và xã hội đã giúp cô tìm thấy siêu ngã, từ đó cân bằng với bản năng để hình thành cái tôi. Đây là một cái tôi có nhận thức, trân trọng hạnh phúc gia đình và ngày càng hoàn thiện bản thân từ nguồn gốc “Người bị xích”.
Ngược lại, được đưa xuống hầm cùng đám “Người bị xích” từ khi còn quá nhỏ, Adelaide thật đánh mất siêu ngã, gần như đã tin mình là bản sao với những bản năng thông thường: hoạt động hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thỏa mãn. Song, điệu nhảy được trình diễn trên sân khấu của Adelaide giả đã làm thay đổi tất cả.
Điệu nhảy – hay rộng ra là nghệ thuật – đã đánh thức siêu ngã sâu thẳm bên trong Adelaide sống dưới tầng hầm – vốn dĩ là một con người bản thể. Theo lời cô: “Chúa đã soi sáng tôi”, song thực chất, chính nhân vật đã tìm thấy bản ngã của chính mình, thôi thúc Adelaide tìm được lý tưởng và giải thoát cho những con người bị xích dưới tầng hầm.
Học thuyết Freud chỉ là một góc nhìn để lý giải quá trình phát triển tâm lý nhân vật trong Us - một bộ phim kinh dị “hack não” sở hữu những nguyên tắc và định luật riêng được đạo diễn – biên kịch Jordan Peele nhào nặn và phát triển. Song tựu trung lại, tác phẩm vẫn nỗ lực truyền tải tầng tầng lớp lớp thông điệp, trong đó là hành trình vượt qua chính bản thân mình để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp, xã hội bình đẳng hơn.
Theo saostar
Sau cây đinh của 'A Quiet Place', bạn sẽ rùng mình trước cây kéo trong 'US'
Giống như cây đinh từng gây ám ảnh trong "A Quiet Place", cây kéo trở thành vũ khí lấy mạng người khiến khán giả rùng mình ở bộ phim kinh dị "Us" của đạo diễn - biên kịch Jordan Peele.
Nối tiếp thành công của Get Out, đạo diễn kiêm biên kịch Jordan Peele tiếp tục cho ra mắt phim kinh dị "hack não" Us, chuyện phim theo chân gia đình bốn người Adelaide Wilson (Lupita Nyong'o), Gabe Wilson (Winston Duke), con trai Jason Wilson (Evan Alex) và con gái Zora Wilson (Shahadi Wright Joseph). Trong chuyến đi chơi biển vào dịp nghỉ hè, cả gia đình chạm mặt nhóm người đáng sợ được gọi là "The Tethered" - phiên bản kinh dị của chính bản thân mình. Với chất kinh dị xen lẫn yếu tố hài hước, khó đoán, bộ phim phủ lên lớp sương mù từ đầu cho đến cuối phim, khiến khán giả rơi vào trạng thái ngơ ngác ngay cả khi màn hình đã tối đen.
Cây kéo trở thành nỗi ám ảnh trong "Us"
Giống như cây đinh từng gây ám ảnh trong A Quiet Place, cây kéo trở thành vũ khí lấy mạng người khiến khán giả rùng mình ở bộ phim kinh dị của đạo diễn - biên kịch Jordan Peele. Hình ảnh bản sao của gia đình Wilson lăm lăm cây kéo trong tay không phải dấu hiệu đầu tiên của vũ khí này, trước đó, ngay từ khi gia đình của Adelaide di chuyển đến vùng biển, đã có một nạn nhân của "Người bị xích" bị lấy mạng được cảnh sát di chuyển lên xe. Không bởi vũ khí nào khác, vết thương trên bụng của người đàn ông này được gây ra bởi chính chiếc kéo của đám "Người bị xích".
Trở đi trở lại xuyên suốt thời lượng bộ phim, chiếc kéo trong Us chạm vào nỗi sợ hãi sâu thẳm trong mỗi khán giả bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh, vũ khí của "Người bị xích" sáng lóa lên trong đêm tối, tạo ra sự khiếp sợ khi bị các phiên bản nhân bản vô tính kéo lê trên mặt đất. Cộng hưởng với hình tượng cây kéo gây ám ảnh là tạo hình kì quái của Red, Abraham, Pluto và Umbrae - bản sao của gia đình Wilson. Họ đều là phiên bản lỗi của những người thật với các hành động kì lạ và sự kinh dị, tàn bạo hơn nhiều lần.
Phiên bản giả của Kitty Tyler tự dùng kéo rạch mặt mình trước gương. Đây là tượng trưng cho sở thích phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh sửa một chút trên khuôn mặt được Kitty nhắc đến đầu phim.
Nỗi kinh hoàng không chỉ xảy ra với gia đình Wilson mà còn mở rộng thành phạm vi toàn cầu, với cộng đồng "Người bị xích" tràn ra tìm những bản thể của chính mình để tiêu diệt. "Những người kì quái mặc trang phục đỏ, tay cầm kéo" là cụm từ được sử dụng để miêu tả thảm họa ập đến nước Mỹ. Không còn là một chiếc đinh giống A Quiet Place, hàng triệu cây kéo được sử dụng để kết thúc mạng sống của hàng triệu người, reo rắc thương đau lên toàn bộ nước Mỹ, đồng thời giải phóng những "Người bị xích" bị giam cầm dưới tầng hầm bao nhiêu thế hệ.
Ý nghĩa tượng trưng của cây kéo
Không phải ngẫu nhiên, đạo diễn - biên kịch Jordan Peele sử dụng cây kéo làm vũ khí chính của hàng triệu "Người bị xích". Giống như những hình ảnh biểu trưng cho sự nhân bản như loài thỏ, con số 11:11, cây kéo cũng là đồ vật đối xứng, dù có hai lưỡi nhưng vẫn luôn kết nối với nhau. Hình tượng này đại diện cho các cặp bản gốc - bản sao. Tạo ra các phiên bản vô tính "chia đôi 1 linh hồn cho 2 cơ thể", thế giới thứ hai được mô phỏng không khác gì thế giới thật phía trên đến từng hành động.
Những phiên bản nhân bản vô tính lặp lại mọi hành động của người thật trong một thế giới thiếu thốn, sơ sài hơn: ăn sống những con thỏ thay đồ ăn, tự chạy toán loạn thay cho việc chơi trò chơi mạo hiểm, tự sinh con một mình (theo lời Adelaide Wilson/Red)... Đồng thời, họ có sự liên kết mật thiết với phiên bản thật: "Chúng suy nghĩ như chúng ta. Chúng biết chúng ta đi đâu". Đây cũng là lý do khiến Abraham, Umbrae, Pluto có thể định vị chính xác vị trí của gia đình Wilson dù họ chạy xa đến thế nào.
Bên cạnh đặc điểm đối xứng lặp lại, cây kéo còn được sử dụng để cắt, mà cụ thể ở bộ phim Us là cắt đứt sợi dây liên kết giữa những bản sao và bản gốc bằng cách lấy mạng những "người thật". Hình ảnh "cắt đứt" trở đi trở lại trong tác phẩm thông qua chi tiết Red đi vào nhà của Adelaide, cắt đứt đầu của con thỏ đồ chơi; cắt giấy thành hình hàng người nắm tay nhau, rồi xé tan sự liên kết giữa hai hình nhân giấy. Tựu trung lại, cuộc cách mạng của những "Người bị xích" là để thoát khỏi xiềng xích, lấy mạng bản thể để không còn phải sống theo cuộc đời người khác.
Bộ phim của biên kịch - đạo diễn Jordan Peele nhận được đánh giá tích cực từ cả khán giả đại chúng lẫn giới chuyên môn bằng sự dung hợp hài hòa giữa chất kinh dị và yếu tố hài hước. Đồng thời, tác phẩm tạo ra nhiều tầng nghĩa cộng hưởng với các hình ảnh mang tính biểu tượng, tạo nên sự ám ảnh cho người xem ngay cả khi phim đã kết thúc.
Theo saostar
Us của Jordan Peele tung trailer rùng rợn Trailer đầu tiên của bộ phim kinh dị Us rất được mong chờ, do Jordan Peele chỉ đạo vừa ra mắt trailer đầu tiên. Là phần phim tiếp theo nối tiếp thành công của Get Out, Peele trước đó có tung hình ảnh teaser của Us lên Twitter và dòng trạng thái: "Coi chừng đấy". Us xoay quanh Adelaide và Gabe Wilson (Lupita...