Sử dụng hệ thống phanh ô tô đúng cách
Nắm vững kỹ thuật phanh ô tô đúng cách giúp tài xế chủ động xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình vận hành, từ đó đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông.
Đạp/ nhả phanh theo nhịp
Trong trường hợp ôtô không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, khi xe chạy với tốc độ cao mà phanh gấp rất dễ gặp hiện tượng bó phanh ôtô gây trượt bánh, khóa bánh dẫn đến xe bị mất lái, thậm chí bị trượt. Vì vậy, bạn cần áp dụng đúng kỹ thuật phanh để tránh xe bị mất kiểm soát.
Theo đó, cách phanh xe để tránh bị bó phanh là đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát. Khi phanh, người lái xe nắm chắc tay lái, giữ thẳng vô lăng, thay vì nhấn giữ phanh hãy lần lượt nhấp/thả phanh liên tục.
Thao tác này sẽ giúp giảm ma sát, giảm áp lực phanh, từ đó giảm tốc độ an toàn, nhất là phanh gấp lúc chạy tốc độ cao.
Cách phanh xe để tránh bị bó phanh là đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát
Giảm tốc độ kết hợp phanh và về số thấp
Bạn có thể phanh xe an toàn nhờ vào việc kết hợp đạp phanh với chuyển xe về số thấp. Cách phanh xe ôtô này được khuyên áp dụng khi xe chạy vào những đoạn đường khó như đèo dốc, tải nặng.
Video đang HOT
Khi về số thấp, xe sẽ được hãm thêm bởi phanh động cơ. Điều này giúp giảm áp lực, hạn chế được các tình trạng xấu như dầu phanh bị sôi, cháy má phanh, mất áp suất phanh hay xe bị mất phanh. Đặc biệt, kỹ thuật này cũng giúp ích rất nhiều trong trường hợp xe bị mất phanh.
Đây là trường hợp người lái chủ động đạp phanh tới một lực tối đa và giữ sao cho chưa vượt qua giới hạn dẫn tới trượt bánh. Kỹ thuật phanh này thường được sử dụng trên đường đua, nhưng cũng có thể áp dụng khi lái xe thông thường.
Bạn có thể phanh xe an toàn nhờ vào việc kết hợp đạp phanh với chuyển xe về số thấp
Khi đạp phanh nhiều, có kinh nghiệm, chỉ cần dựa vào độ rung của vô lăng là người lái có thể biết được lực phanh đã gần ngưỡng hay chưa.
Kỹ thuật phanh khẩn cấp đúng cách và an toàn là đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe bắt đầu trượt nhẹ trên đường nhưng vẫn đi theo sự kiểm soát của tay lái thì ngay lập tức nhả chân phanh.
Đây là kỹ thuật đạp phanh chạm ngưỡng. Đợi khi xe hết trượt lại tiếp tục phanh, sau đó gần đến điểm trượt thì nhả phanh. Lặp lại các bước này cho đến khi xe dừng lại. Kỹ thuật này đòi hỏi người lái phải có kinh nghiệm, vì vậy bạn nên thường xuyên luyện tập để nếu gặp tình huống thực tế có thể xử lý tốt nhất.
Phanh ô tô bị nặng là do đâu?
Việc nhận biết sớm các trường hợp hư hỏng của phanh ôtô sẽ giúp bạn sử dụng xe an toàn và hiệu quả. Thông thường phanh ô tô bị nặng là do trợ lực phanh có vấn đề.
Nhiệm vụ của trợ lực phanh là khuếch đại lực nhấn của bàn đạp phanh, giúp người lái không cần tốn nhiều sức khi đạp phanh.
Nguyên nhân khiến phanh xe bị nặng
Bầu trợ lực phanh bị trục trặc
Do đó nếu trợ lực phanh gặp vấn đề thì phanh sẽ bị nặng, cần lực nhấn mạnh hơn.
Đường ống dẫn dầu bị tắc
Một nguyên nhân khác có thể khiến phanh ô tô bị nặng là do đường ống dẫn dầu bị tắc. Khi ống dẫn dầu phanh bị tắc, dầu không truyền được đến cơ cấu phanh hoặc lượng dầu truyền đến không đủ. Điều này khiến phanh bị nặng và đòi hỏi người lái phải dùng nhiều sức để nhấn bàn đạp phanh. Ngoài ra, xe bị thiếu dầu phanh cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến phanh bị nặng.
Phanh ô tô bị nặng cũng có thể do hiện tượng bó phanh ô tô
Xe bị bó phanh
Phanh ô tô bị nặng cũng có thể do hiện tượng bó phanh ô tô. Bình thường má phanh tự động nhả khi người lái nhả bàn đạp phanh. Nhưng nếu gặp trục trặc, má phanh sẽ không nhả hoặc nhả chậm. Nguyên nhân đa phần là do lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị má phanh bị hỏng, xy lanh con bị hỏng, piston bị kẹt...
Cách xử lý khi phanh xe ô tô bị nặng
Khi thấy sức nặng của chân phanh lớn hơn bình thường, nhiều người thường bỏ qua vì nghĩ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu không sửa chữa, trục trặc này có thể kéo theo những trục trặc khác, khiến tình trạng hư hỏng nghiêm trọng hơn. Để sửa chữa phanh xe bị nặng trước tiên cần phải kiểm tra hệ thống phanh ô tô để xác định nguyên nhân.
Phanh đĩa
Để kiểm tra phanh đĩa bị nặng cần kiểm tra các bộ phận má phanh, đĩa phanh, hệ thống dầu phanh và bầu trợ lực phanh. Bởi một trong các bộ phận này gặp vấn đề sẽ khiến phanh ô tô bị nặng.
Để kiểm tra phanh đĩa bị nặng cần kiểm tra các bộ phận má phanh, đĩa phanh, hệ thống dầu phanh và bầu trợ lực phanh
Để kiểm tra và sửa chữa phanh ô tô cần phải có sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật cũng như các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ. Nếu không am hiểu nhiều về xe tốt nhất nên đưa xe đến các tâm bảo dưỡng uy tín để được kiểm tra và sửa chữa triệt để.
Phanh tang trống
Với phanh tang trống cần xác định vị trí xy lanh phanh, guốc thắng... Tiếp tục, tháo trống phanh để coi lại độ mòn guốc phanh, má phanh. Nếu đã mòn cần thay thế. Kiểm tra xi lanh phanh xem có rò rỉ dầu không. Nếu có thì có thể đó là nguyên nhân phanh bị nặng. Song song đó cần kiểm tra các chi tiết như lò xo hồi vị (liên quan tới hiện tượng bó phanh). Nếu có hư hỏng thì cần thay thế.
Tiếp theo tháo lò xo guốc phanh. Kiểm tra lại lò xo xem có bị trục trặc gì không và thay thế nếu cần. Sử dụng cờ lê để nới lỏng các bu lông cố định ống dẫn dầu và tháo ống dẫn dầu vào xi lanh phanh. Tiếp theo tháo bu lông lấy xi lanh ra để kiểm tra độ hao mòn và thay thế nếu cần.
Kiểm tra bộ trợ lực phanh xem đây có phải là nguyên nhân khiến phanh chân bị nặng không. Dùng các thiết bị chuyên dụng như thước cặp, căn lá để đo độ mòn bơm trợ lực. Ngoài ra bạn có thể sử dụng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt bên ngoài bơm trợ lực. Nếu xi lanh bị mòn, có thể hàn đắp sửa chữa lại, còn bị nứt vỡ thì phải thay cả bơm trợ lực mới.
Honda HR-V 2022 đã về Việt Nam: Ra mắt tháng 6, bản RS giá dự kiến 871 triệu đồng, đối thủ Corolla Cross và Seltos Honda HR-V 2022 bất ngờ xuất hiện trên xe vận chuyển ngay trước thời điểm ra mắt chính thức tại Việt Nam.Honda HR-V 2022 bất ngờ xuất hiện trên một rơ-moóc mang biển số Hà Nội, cho thấy ngày ra mắt chính thức không còn xa. Trước đó, giới tư vấn bán hàng Honda đã nhận đặt cọc mẫu xe này, và khẳng...