Sử dụng giọng nói giả do AI dựng nên, kẻ gian giả vờ làm chủ tịch lừa mất 243.000 USD của một công ty Anh Quốc
Đơn vị nghiên cứu AI Dessa cảnh báo chỉ trong vài năm tới (thậm chí có thể ngắn hơn), AI chỉ cần một đoạn ghi âm ngắn cũng có thể dựng được giọng nói hoàn chỉnh của một người.
Tháng Ba năm nay, nước Anh chứng kiến một vụ lừa đảo nghiêm trọng: CEO của một công ty năng lượng lớn tưởng như mình đang làm theo lệnh của cấp trên, chuyển hàng ngàn bảng Anh cho một bên thứ ba khác. Hóa ra giọng nói ra lệnh ấy xuất phát từ một cỗ máy, một hệ thống trí tuệ nhân tạo giả giọng nói do kẻ lừa đảo tạo nên.
Theo báo cáo từ Wall Street Journal (WSJ), giám đốc chi nhánh đã tưởng mình nhận cuộc gọi từ chủ tịch của công ty mẹ đặt tại Đức. Giọng nói Đức ấy đã yêu cầu chuyển 220.000 bảng Anh (tương đương 243.000 USD) cho một đầu mối hàng hóa tại Hungary. Euler Hermes Group SA, đơn vị bảo hiểm cho công ty bị hại cung cấp thông tin vụ việc nhưng từ chối chỉ đích danh ai đã mắc lừa.
Chuyên gia phát hiện lừa đảo Rdiger Kirsch nói với WSJ rằng nạn nhân tưởng người gọi chính là người chủ của mình do người ở đầu dây bên kia có giọng Đức và có những “âm điệu” rất giống với CEO của công ty mẹ. Đây là lần đầu tiên Euler Hermes phải đối mặt với một vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao theo hình thức giả giọng nói.
Nạn nhân nhận được tổng cộng 3 cuộc gọi. Một khi giao dịch diễn ra sau cuộc gọi đầu tiên, nạn nhân nhận thêm một cuộc gọi nữa để báo tin (sai sự thật) rằng tiền đã bị hoàn trả. Rồi tên hacker gọi cuộc điện thoại thứ ba, yêu cầu chuyển đi một khoản tiền nữa. Giọng nói vẫn vậy, nhưng khi nhận thấy số điện thoại có nguồn gốc từ Áo, rồi kiểm tra thấy không có thông báo hoàn tiền nào, nạn nhân đã đặt dấu hỏi và không thực hiện yêu cầu chuyển tiền lần hai.
Những tháng gần đây, công nghệ giả giọng nói đã hoàn thiện hơn trước nhiều. Một số ví dụ được tung ra gần đây khiến người ta không khỏi hoài nghi tương lai của Internet sẽ ra sao; công ty nghiên cứu AI Dessa mới công bố giọng giả của Joe Rogan, một nghệ sĩ hài độc thoại và một người làm podcast nổi tiếng trên YouTube, nghe giống Joe Rogan thật một cách đáng kinh ngạc.
Video đang HOT
Những người thường xuyên xem chương trình của Joe Rogan cũng khó lòng phân biệt đâu là phiên bản thật.
J oe Rogan.
Lại nói về doanh nghiệp bị lừa tiền. Họ lần dấu được tiền tới một tài khoản Hungary, rồi phát hiện ra nó đã được chuyển tới Mexico rồi chia tới một loạt các ngân hàng nhỏ khác nằm rải rác khắp nơi. Chưa xác nhận được ai là kẻ đứng sau màn lừa đảo công nghệ cao này.
Dessa cũng đưa lời cảnh báo:
“Một vài năm tới (thậm chí có thể sớm hơn), chúng ta sẽ thấy công nghệ tiên tiến tới mức sẽ cần vài giây giọng nói để tái dựng một giọng giả y như thật của bất kỳ ai trên hành tinh này”.
Đáng tiếc là cảnh báo trên xuất hiện hai tháng sau thời điểm vụ lừa đảo bằng giọng nói giả diễn ra.
Theo GenK
Google sẽ mất tới 800 triệu người dùng nếu Huawei bỏ rơi Android
Giám đốc điều hành (CEO) Huawei mới đây đã đưa ra cảnh báo nếu để hãng này quay lưng với hệ điều hành Android của Google, thì gã khổng lồ công nghệ Mỹ có nguy cơ mất một số lượng lớn người dùng.
(Nguồn: Getty Images)
"[Huawei] sẽ luôn ở cùng một dòng quan tâm và nếu chúng tôi không sử dụng hệ thống [Android] của Google, Google sẽ mất 700-800 triệu người dùng trong tương lai," - ông Nhậm Chính Phi, CEO Huawei nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNBC.
Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt vào "danh sách đen" thương mại đầu tháng 5, cấm công ty có bất kỳ hoạt động giao dịch nào với các công ty Mỹ mà không có sự cho phép của Chính phủ Mỹ. Google đã tuân thủ lệnh cấm vận khi quyết định dừng cung cấp giấy phép cài đặt, cập nhật hệ điều hành Android và các dịch vụ phần mềm độc quyền cho các thiết bị di động sản xuất mới sau ngày sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump có hiệu lực.
Sau đó, được Bộ Thương mại Mỹ bật "đèn xanh," Google đã nới lỏng hoạt động cấp phép cập nhật Android cho Huawei đến ngày 19/8.
Huawei cho biết trước đó họ đang phát triển hệ điều hành di động của riêng mình có tên Hongmeng và đã nộp đăng ký bản quyền nhãn hiệu. Trong cuộc phỏng vấn của mình, CEO Huawei nhấn mạnh rằng Hongmeng sẽ cho phép công ty bảo vệ sự tăng trưởng của mình nếu buộc phải thay thế Android, điều mà Huawei không muốn làm.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/6, Huawei đã đón nhận một "tin cực vui" khi Tổng thống Mỹ Trump sau cuộc hội đàm kéo dài 80 phút với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật Bản), tuyên bố ông sẽ đảo ngược sắc lệnh hành pháp hiện hành về việc cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm cho gã khổng lồ công nghệ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump cho biết vấn đề của Huawei sẽ chỉ được giải quyết dứt điểm khi kết thúc các cuộc đàm phán.
"Các công ty Mỹ có thể bán thiết bị của họ cho Huawei," Tổng thống Trump nói. "Tôi thích các công ty của chúng tôi bán mọi thứ cho người khác, vì vậy tôi đã cho phép điều đó xảy ra."
"Và tôi đã nói là ổn. Chúng tôi sẽ tiếp tục bán những sản phẩm đó. Đây là những sản phẩm do công ty Mỹ sản xuất. Điều này rất phức tạp, có tính khoa học cao. Chúng tôi là người duy nhất có những công nghệ này. Tôi đã đồng ý cho phép họ tiếp tục bán các sản phẩm này."
Bộ Thương mại sẽ họp trong vài ngày tới về việc có nên đưa công ty này ra khỏi danh sách các công ty bị cấm mua linh kiện và công nghệ từ các công ty Mỹ mà phải có sự chấp thuận của chính phủ - ông Trump cho biết./.
Theo viet nam plus
Nokia đánh trực diện: 'Thiết bị Huawei tụt hậu, 55% có cửa hậu' Giám đốc Công nghệ Nokia Marcus Weldon đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị Huawei, với đa số sản phẩm bán ra đều có phần mềm theo dõi. Khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, Nokia và Ericssion là những công ty hưởng lợi nhiều nhất trong lĩnh vực cung cấp thiết bị 5G....