Sử dụng gas tiết kiệm hơn không phải việc khó nếu biết ứng dụng các mẹo sau
Một gia đình trung bình hàng tháng mất khoảng 100.000 – 150.000 đồng tiền gas. Nhưng nếu biết cách sử dụng, bạn có thể tiết kiệm 50% số tiền này.
Bếp gas là loại bếp nấu phổ biến nhất của các gia đình Việt Nam hiện nay nhưng để sử dụng ga như thế nào cho tiết kiệm nhất thì không phải ai cũng biết. Áp dụng ngay các bí quyết tiết kiệm gas sau đây để nấu ăn mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên khi cùng là một cỡ bình gas nhưng bạn lại sử dụng chúng được lâu gấp đôi trước đây đấy:
Ảnh minh họa: Internet
Chọn nồi nấu phù hợp
Nồi to sẽ dày, có dung tích lớn và có diện tích tiếp xúc lớn hơn nên sẽ lâu nóng, lâu sôi hơn, thời gian nấu cũng bị kéo dài hơn, điều đó đồng nghĩa với bạn sẽ tiêu tốn nhiều gas hơn. Vì vậy, với lượng thức ăn nhỏ, hãy sử dụng nồi nhỏ và chiếc nồi to nhất chỉ nên sử dụng cho những món cần dung tích nồi lớn. Với những món ăn đòi hỏi thời gian nấu lâu như hầm, cháo, kho… thì bạn nên sử dụng nồi áp suất, món ăn sẽ vừa nhừ, ngon đúng ý vừa giúp tiết kiệm gas hơn.
Chọn nồi nấu vừa với lượng thức ăn (Ảnh minh họa: Internet)
Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải
Ngọn lửa to đồng nghĩa với cần sử dụng nhiều gas hơn và thực tế thì việc để ngọn lửa quá lớn, lan cả lên thân nồi không có nhiều tác dụng làm đồ ăn nhanh chín hơn mà chỉ khiến bạn dễ bị bỏng vì lửa lớn và làm hao phí gas hơn. Vì vậy hãy điều chỉnh van gas ở mức vừa phải để khi bạn bật bếp ở mức to nhất ngọn lửa cũng chỉ vừa bao trọn đáy nồi là được. Khi đó, nhiệt lượng sẽ tập trung ở vị trí đáy nồi mà không bị phân tán ra xung quanh, giúp thức ăn nhanh chín hơn. Khi thức ăn đã sôi, đạt độ nóng thích hợp, hãy điều chỉnh nhỏ lửa để duy trì nấu tới khi chín.
Điều chỉnh lửa khi thức ăn sôi (Ảnh minh họa: Internet)
Sơ chế và chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu trước khi nấu ăn
Không nên vừa nấu vừa chuẩn bị nguyên liệu, điều này vừa khiến bạn vội vã, dễ làm ẩu, làm đứt tay… vừa có thể phải để bếp tiếp tục cháy để chờ món ăn được sơ chế xong hoặc phải tắt bếp rồi bật lại. Mỗi lần bật lại như vậy, bếp luôn cần một lượng gas lớn để đánh lửa, bật tắt nhiều lần sẽ khiến gas bị hao hụt không cần thiết. Nếu không tắt đi bật lại, bạn cũng đang lãng phí gas khi cứ bật bếp mà chưa nấu ngay. Vì vậy, nguyên tắc của một người nấu ăn khôn khéo là luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi nguyên liệu trước khi bắt tay vào nấu để mọi thứ diễn ra vừa suôn sẻ vừa không làm lãng phí gas.
Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Dùng vòng chắn gió cho bếp gas
Vòng chắn gió hay kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại, nó sẽ bao quanh kiềng bếp để vừa giúp chắn các luồng gió làm tạt lửa bếp gas, vừa có tác dụng giữ cho nhiệt lượng tập trung vào đáy nồi, hạn chế bị tản ra xung quanh khi đun nấu.
Dùng kiềng chắn gió (Ảnh minh họa: Internet)
Thường xuyên vệ sinh bếp gas
Có thể hơi kỳ lạ khi nói bếp gas bẩn cũng làm tiêu tốn nhiều gas hơn khi nấu ăn thế nhưng đúng là bếp gas có sạch hay không cũng ảnh hưởng khá nhiều tới lượng gas được sử dụng đấy. Đó là do những cặn bẩn đọng lại làm bít các lỗ khí dẫn gas, khiến gas không ổn định và làm lửa cháy không đều, khiến quá trình nấu ăn lâu hơn.
Việc vệ sinh bếp gas vừa khiến khu vực bếp được sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà vừa khiến lượng gas sử dụng giảm bớt, quả là một công đôi ba việc phải không? Bạn chỉ cần lau chùi bằng khăn sạch sau mỗi lần nấu ăn, nếu quá bẩn bởi các vết dầu mỡ có thể dùng thêm nước tẩy rửa.
Vệ sinh bếp sau khi nấu (Ảnh minh họa: Internet)
Tận dụng những thiết bị nấu ăn khác nhau
Bạn nên sử dụng kết hợp các loại bếp nấu, thiết bị nấu nướng khác như nồi áp suất, nồi chiên không dầu, lò nướng, ấm siêu tốc… Với các món hầm, ninh hãy sử dụng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian và năng lượng hơn. Sử dụng nồi chiên không dầu thay cho chiên rán bằng dầu trên bếp gas cũng khiến món ăn tốt cho sức khỏe hơn. Sử dụng nước nóng từ ấm nước siêu tốc thay vì đun trực tiếp trên bếp gas cũng giúp tiết kiệm gas và thời gian hơn.
Tận dụng các loại bếp và nồi nấu khác nhau (Ảnh minh họa: Internet)
Khóa bình gas sau khi nấu ăn
Gas ở dạng khí nên dù bếp và đường dây dẫn gas của nhà bạn có đắt tiền, hiện đại đến mấy thì nếu không khóa van gas sau khi sử dụng, một lượng khí gas vẫn thoát ra. Nó không chỉ khiến bình gas bị thất thoát một lượng gas nhất định mà còn rất nguy hiểm bởi có thể gây ra nguy cơ cháy nổ. Do đó, sau khi nấu ăn, hãy khóa bình gas lại để vừa tiết kiệm vừa an toàn hơn nhé.
Không khóa van gas có thể gây cháy nổ (Ảnh minh họa: Internet)
Ảnh minh họa: Internet
Không muốn bếp gas cháy nổ, hãy luôn ghi nhớ 7 KHÔNG sau đây
Gần đây, nhiều sự cố cháy nổ bếp gas xảy ra gây thiệt hại về người và của khiến nhiều người hoang mang và lo sợ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem, nguyên nhân vì đâu khiến bếp gas nhà bạn cháy nổ nhé.
Khí gas nặng hơn không khí, do vậy khi bị rò rỉ, nó sẽ chìm xuống dưới sàn, tạo hỗn hợp không khí ngay mặt sàn và đó là nơi nguy hiểm nhất cho cháy nổ.
Khi đó, chỉ cần gặp tia lửa hay nguồn nhiệt thì chắc chắn sẽ xảy ra cháy nổ mãnh liệt. Trong trường hợp khi gas chưa đủ để xảy cháy thì vẫn nguy hiểm cho con người.
Vì gas xì ra sẽ chiếm chỗ của oxy, quanh khu vực bị ô nhiễm gas không đủ oxy phục vụ hô hấp sẽ dẫn đến ngạt hoặc nặng hơn là nhiễm độc khí gas.
1. Không khóa van gas sau khi nấu ăn
Khi không khóa van sau khi tắt bếp, 1 lượng gas sẽ còn lưu lại ở đường ống dẫn, nếu trong điều kiện bình thường thì không sao. Nhưng nếu ống dẫn bị nứt, điểm nối giữa dây dẫn và bình gas không xiết chặt khiến gas rò rỉ, khi gặp tia lửa điện thì sẽ gây ra sự cố cháy nổ.
Việc nhớ khóa van không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp tiết kiệm gas nữa đó. Bạn hãy tạo thói quen khóa van gas sau khi sử dụng nhé.
Ảnh minh họa.
2. Không lắp đặt bếp gần ổ điện, thiết bị dễ bắt nhiệt
Người Việt luôn muốn tận dụng mọi vị trí để sắp đặt đồ dùng của mình sao cho tiện sử dụng, dẫn đến các đồ dùng có thể cắm chung một ổ điện và luôn đặt gần nhau như bếp gas, nồi cơm, lò nướng, lò vi sóng, ấm đun siêu tốc...
Với tình trạng này, một khi dòng điện bị quá tải, hoặc nhiệt từ bếp gas tiếp xúc với tia lửa điện gần đó thì rất dễ gây ra cháy nổ lớn.
Hãy sắp xếp đồ dùng thật hợp lý để đảm bảo an toàn cho gia đình và những người xung quanh.
Bếp gas phải được lắp đặt ở nơi an toàn, tránh xa ổ điện hay công tắc điện.
3. Không mua bếp, bình gas không rõ nguồn gốc
Bạn nên đến các cửa hàng phân phối của các hãng bếp gas uy tín. Các hãng gas uy tín sẽ đảm bảo an toàn cho bạn hơn như Paloma, Sunhouse, Electrolux, Teka, Malloca... để có được chế độ bảo hành khi có sự cố, đồng thời giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng. Đừng tiết kiệm một ít tiền mà mua thiết bị ở những nơi không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, khi thay bình gas bạn nên kiểm tra kỹ để đảm bảo bình gas còn nguyên vẹn, không bị trầy xước, không hoen rỉ hay móp méo.
4. Không có thói quen bảo trì, vệ sinh bếp gas
Không vệ sinh thường xuyên, các loại dầu mỡ cùng thức ăn rơi vãi tích tụ lâu ngày rất dễ bén lửa làm cháy nổ. Khi không có thói quen bào trì bếp, bạn không kiểm soát được tình trạng của bếp và khi cháy nổ xảy ra bạn không biết nguyên nhân tại đâu, lúc đó có hối hận cũng không kịp.
Hãy tập thói quen vệ sinh bếp sau khi nấu xong, hoặc 1 lần/1 tuần. Bảo trì bếp 2 - 3 tháng/1 lần để yên tâm hơn khi sử dụng bạn nhé.
Ảnh minh họa.
5. Không dùng bật lửa, điện thoại di động để kiểm tra bếp gas
Khi nghe mùi khí gas trong nhà, việc cần làm là đóng van ga ngay lập tức, mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí cháy trong bếp.
Nếu bạn dùng bật đèn, quạt, điện thoại di động có thể phát ra tia lửa, gặp khí gas dễ gây cháy. Nếu không muốn rước họa vào thân, hãy tuyệt đối không sử dụng những dụng cụ đó.
6. Không nên để trẻ em sử dụng bếp ga
Bé thường tò mò, táy máy, không ý thức được hết những nguy hiểm có thể phát sinh... nên sẽ khá nguy hiểm nếu để trẻ em tự ý sử dụng bếp ga trong gia đình.
Nếu trẻ nhỏ nhà bạn chưa đủ nhận thức để sử dụng bếp ga an toàn, hãy cảnh báo và xem chừng chúng. Còn nếu thấy bé đã đủ khả năng sử dụng an toàn bạn cũng nên thăm chừng và chỉ dẫn thêm để phòng tránh các tình huống nguy hại có thể xảy ra, vì phòng vẫn luôn hơn chữa.
7. Không thay mới khi bếp và phụ kiện đã cũ
Thông thường, nguyên nhân các vụ nổ khí gas thường là do gas bị rò rỉ do vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn... Đặc biệt ống dẫn gas là bộ phận "nhạy cảm" dễ bị rò rỉ, nên tốt nhất 5 năm sử dụng, người dân nên thay mới để đảm bảo an toàn. Nếu bếp gas của đã quá cũ và rỉ sét nhiều, hãy thay bếp mới để công việc nấu nướng thuận tiện hơn và an toàn hơn cho căn nhà của bạn.
6 lý do bạn nên đổi từ bếp gas sang bếp từ Sợ tốn kém là một trong các lý do khiến nhiều bà nội trợ chưa đổi từ bếp gas sang bếp từ, tuy nhiên trên thực tế dùng bếp từ tiết kiệm hơn khá nhiều. Nếu đang sử dụng bếp gas, bạn có thể cân nhắc việc chuyển sang dùng bếp từ bởi những ưu thế dưới đây. Tính an toàn cao Bếp...