Sử dụng điều hòa an toàn cho sức khỏe
Nắng nóng cao điểm những ngày qua khiến nhu cầu sử dụng điều hòa tại các gia đình tăng mạnh, song các chuyên gia đều cảnh báo cần chú ý sử dụng điều hòa đúng cách để tránh nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Bệnh từ điều hòa
Dù chưa có nghiên cứu, thống kê đầy đủ về các bệnh do sử dụng điều hòa gây ra, nhưng thời gian qua, các cơ sở y tế đã ghi nhận không ít trường hợp phải nhập viện do đột quỵ, méo miệng, co cơ, thậm chí liệt nửa người chỉ sau một đêm nằm điều hòa. Lý giải về điều này các chuyên gia y tế cho rằng, khi liên tục ở trong môi trường điều hòa, cơ thể con người mất dần khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ, dễ bị “sốc” nhiệt.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thực tế đã có những trường hợp đột quỵ, tử vong do sau khi tắm nước lạnh lại nằm điều hòa chế độ lạnh ngay hoặc vừa đi nắng về lập tức tắm nước lạnh để giải nhiệt. Khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thay đổi, sự chênh lệch nhiệt độ quá cao sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh.
Theo bác sĩ Dũng, “với sự thay đổi đột ngột này, nếu nhẹ, cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. Nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê, tử vong. Tình huống này đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai”.
Nêu tác hại của việc dùng điều hòa sai cách, bác sĩ Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho hay, sau mỗi đợt nắng nóng đỉnh điểm, số bệnh nhân cả trẻ nhỏ và người lớn nhập viện do liệt dây thần kinh số 7 đều tăng, trong đó có trường hợp một bé trai ở Hà Nội nhập viện do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, méo miệng, mắt nhắm không kín. Theo lời kể của gia đình, vào buổi tối hôm trước, gia đình có cho bé nằm điều hòa cả đêm và dùng quạt phả thẳng vào mặt.
Các bệnh về đường hô hấp cũng gia tăng do tình trạng lạm dụng điều hòa trong những ngày nắng nóng. Một số chuyên gia cũng cảnh báo tác hại của việc sử dụng điều hòa thường xuyên có thể làm các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như huyết áp thấp, viêm khớp. Bên cạnh đó, việc liên tục để cơ thể phải chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến sức đề kháng của con người bị bào mòn nhanh chóng, dễ dẫn đến cảm cúm, đau đầu, mệt mỏi và mắc một số bệnh khác về da, mắt.
Sử dụng điều hòa khoa học
Thói quen sử dụng điều hòa tùy tiện, không khoa học là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Phó Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, nhiều bậc phụ huynh đang thiếu kiến thức sử dụng điều hòa khi thiết kế điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ em, cho trẻ ra ngoài ngay khi vừa ngồi điều hòa, để nhiệt độ điều hòa khá thấp… Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến trẻ mắc các bệnh lý hô hấp trong tiết trời nắng nóng.
Với người lớn, bác sĩ Đỗ Mai Huyền, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, thói quen ngồi trước điều hòa ngay khi vừa tắm đêm, ngủ trong phòng điều hòa khi say rượu, bia; vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay sau khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm… cũng là những nguyên nhân khiến người dùng gặp các vấn đề về sức khỏe.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, thai phụ và người lớn, nhất là người cao tuổi, chuyên gia khuyến cáo bên cạnh việc duy trì nhiệt độ an toàn, cần tránh ngồi thẳng hướng luồng gió của máy điều hòa, khi ngủ dưới điều hòa nên mặc áo kín cổ, vai hoặc quấn khăn mỏng, có thể mang tất chân, dùng chăn mỏng đắp phần ngực và bụng để tránh bị nhiễm lạnh.
Người dân tuyệt đối không ngồi điều hòa ngay sau khi tắm bởi khi đó nhiệt độ cơ thể giảm, nếu lại tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, hệ lụy là máu lên não chậm, ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, đột quỵ.
Ở một khía cạnh khác, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo người dân nên chú ý vệ sinh điều hòa định kỳ để tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy, trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho người cao tuổi và trẻ em.
Dùng điều hòa sai cách, người già đối mặt nguy cơ méo miệng, liệt nửa người
Sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ bên ngoài và bên trong phòng điều hòa có thể gây nguy hiểm cho người cao tuổi. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp méo miệng, liệt nửa người chỉ sau 1 đêm nằm phòng lạnh
Dùng điều hòa sai cách, người già đối mặt nguy cơ méo miệng, liệt nửa người
Nguy cơ tai biến mạch máu não ở người cao tuổi do nằm điều hòa
Trong những ngày nắng nóng cao điểm như hiện nay, điều hòa trở thành thiết bị không thể thiếu của nhiều gia đình Việt. Khả năng làm mát vượt trội của điều hòa giúp đem lại cảm giác dễ chịu giữa mùa hè oi bức nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người lớn tuổi.
Bác sĩ Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ: "Sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ bên ngoài và bên trong phòng bật điều hòa có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe người cao tuổi. Từ khi miền Bắc bắt đầu bước vào thời kỳ cao điểm nắng nóng đến nay, chúng tôi đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám với các vấn đề sức khỏe liên quan đến sử dụng điều hòa chưa hợp lý, trong đó phổ biến nhất là các bệnh về tim mạch và hô hấp".
Trên thực tế, cứ vào mùa nắng nóng hàng năm, các bệnh viện trên cả nước lại ghi nhận không ít trường hợp người già bị méo miệng, liệt nửa người chỉ sau 1 đêm nằm điều hòa.
Bác sĩ Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Về vấn đề này, BS Vân Anh lý giải: "Mùa hè, nhiệt độ ngoài trời cao, việc để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp về đêm dẫn đến hiện tượng co mạch, khi mạch não bị co lại đột ngột làm thiếu máu đến não có thể gây ra đột quỵ do nhồi máu não. Ngoài ra, do khả năng tự điều chỉnh suy giảm ở người cao tuổi, sự co mạch do chênh lệch nhiệt độ lớn từ cao sang thấp có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát cũng có thể dẫn đến tai biến mạch não."
Chuyên gia này cũng cảnh báo rằng, nguy cơ tai biến mạch máu não ở người lớn tuổi do sử dụng điều hòa sai cách không chỉ xảy ra về đêm, mà sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đi từ ngoài nắng vào phòng điều hòa lạnh cũng sẽ khiến huyết áp và nhịp tim người cao tuổi thay đổi mạnh, là nguyên nhân dẫn đến cơn tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp (do co mạch vành đột ngột).
Dấu hiệu cảnh báo sớm tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một căn bệnh rất nguy hiểm, càng nguy hiểm hơn đối với người lớn tuổi. Việc phát hiện sớm cơn tai biến để có biện pháp cấp cứu kịp thời là yếu tố then chốt giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.
"Trong giai đoạn thời tiết nắng nóng và thay đổi bất thường như hiện nay, người cao tuổi cần cảnh giác với các biểu hiện như: đột ngột méo miệng, nói khó, yếu một bên chân tay, tiểu tiện không tự chủ hoặc thậm chí chỉ là khó thở, tức ngực, đau đầu, choáng váng, bởi đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm cơn tai biến mạch não hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Nếu có bất kì triệu chứng nào vừa nêu, người cao tuổi cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe phát hiện bệnh và kịp thời điều trị, tuyệt đối không được chủ quan" - BS Vân Anh khuyến cáo.
Cách sử dụng điều hòa an toàn với người cao tuổi.
Việc dùng điều hòa không hợp lý có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người cao tuổi. Do đó, BS Vân Anh khuyến cáo các gia đình khi sử dụng thiết bị làm mát này cần lưu ý các nguyên tắc an toàn sau:
- Không nên đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, mức nhiệt 25-26 độ C là phù hợp để cân bằng giữa sự an toàn và nhu cầu làm mát.
- Trong quá trình sử dụng điều hòa, nên kết hợp quạt gió để không khí được lưu thông trong phòng.
- Không nên ở trong phòng điều hòa cả ngày. Vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn (khi thời tiết chưa quá nóng) nên ra ngoài tập thể dục để tăng sự thích nghi với nhiệt độ ngoài trời.
- Để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi vừa đi nắng về, người cao tuổi không nên vào phòng lạnh ngay, mà cần vào một phòng trung gian không bật điều hòa, để cơ thể thích nghi dần với sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và môi trường trong nhà. Cùng với đó, chúng ta có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng ở vùng cổ hoặc đi lại, trước khi vào phòng điều hòa để tránh tình trạng co mạch đột ngột do chênh lệch nhiệt độ gây hậu quả nghiêm trọng về tim mạch.
Kịp thời cứu sống cụ bà 84 tuổi bị đột quỵ trong "thời gian vàng" Với sự hỗ trợ của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán - điều trị đột quỵ và hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số (DSA) cùng với thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, cụ bà U90 không chỉ được cứu sống mà còn phục hồi tốt. Ảnh minh họa Trước đó,...