Sử dụng đèn xi-nhan đúng: Tưởng đơn giản mà không phải ai cũng rõ
Ngoài việc tuân thủ quy định bắt buộc, người điều khiển phương tiện nên bật đèn xi-nhan ở một số tình huống được khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Luật Giao thông đường bộ quy định những tình huống lái xe bắt buộc phải sử dụng tín hiệu báo hiệu. Nếu không muốn bị cơ quan có thẩm quyền “tuýt còi”, người điều khiển phương tiện giao thông cần bật xi-nhan trong các trường hợp:
- Khi muốn chuyển làn đường- Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu), trừ những trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi không giao nhau cùng mức- Khi muốn vượt xe
- Riêng với ô tô, nếu muốn lùi, dừng/đỗ xe, bắt buộc phải sử dụng đèn xi nhan
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ, bật tín hiệu báo hướng rẽ, nhường quyền cho người đi bộ hoặc người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát không thấy trở ngại hoặc nguy hiểm cho phương tiện khác.
Ngoài những tình huống trên, tài xế còn khuyến nghị bật đèn xi-nhan trong các trường hợp sau nhằm đảm bảo an toàn:
Khi đi qua vòng xuyến: Nguyên tắc “vào trái, ra phải” được người điều khiển xe ứng dụng khi lái xe đi qua vòng xuyến. Nguyên tắc này có nghĩa, tài xế bật xi-nhan trái khi vào vòng xuyến và bật xi-nhan phải khi ra khỏi vòng xuyến.
Khi đi theo đường cong : Đoạn đường cong không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn, thì vẫn được xem là đang đi trên đoạn đường thẳng, theo một hướng. Tuy nhiên, tài xế vẫn nên dùng đèn xi-nhan báo rẽ để những người điều khiển phương tiện phía sau, người lái xe ngược chiều chủ động phòng tránh va chạm.
Khi lùi vào ngõ: Tài xế khó quan sát trong lúc lùi xe, nhất là tại các đoạn ngõ hẹp, khuất tầm nhìn. Bật xi-nhan lúc này nhằm tạo thuận lợi cho bản thân và người xung quanh.
Khi đi qua ngã ba chữ Y: Nếu có biển báo rẽ thì bật xi-nhan bình thường, nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (tính từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.
Bật xi-nhan trước bao nhiêu mét là hợp lý?
Video đang HOT
Luật giao thông đường bộ Việt Nam chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi nhan. Nhưng bật đèn xi-nhan sớm quá hoặc tắt muộn quá cũng không nên vì làm người điều khiển xe xung quanh khó phản ứng kịp.
Do đó khi đi vào chỗ rẽ, cần giảm tốc, bật xi-nhan trước khoảng 25 – 30 m. Sau khi rẽ xong vẫn nên duy trì đèn xi-nhan thêm 5 – 10 m ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt.
Mức xử phạt đối với hành vi không bật xi-nhan
Mức phạt đối với lỗi không xi nhan đối với người điều khiển ô tô được quy định tại Nghị định Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g, khoản 5, Điều 5. (điểm a, khoản 2, Điều 5)
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức). (điểm c, khoản 3, Điều 5)
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc. (điểm g, khoản 5, Điều 5)
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô không có báo hiệu trước khi vượt; (điểm đ, khoản 5, Điều 5)
Mức phạt đối với người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt; (điểm B, khoản 1, Điều 6)
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước. (điểm i, khoản 1, Điều 6)
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức). (điểm a, khoản 3, Điều 6)
Hà Tĩnh: Giáo viên, học sinh giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia ATGT
:Ngày 26/3, tại TP Hà Tĩnh, Sở GD&ĐT tổ chức buổi giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2020 - 2021.
Đội Hương Sơn về đích trong phần "rung chuông vàng".
Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp, quyền Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (áo xanh, thứ 3 bên phải) tham dự buổi lễ.
Đại diện Bộ GD&ĐT, Toyota Việt Nam và gần 100 giáo viên, học sinh đại diện cho các trường tiểu học ở các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh cùng tham gia.
Buổi giao lưu gồm 2 phần: phần tìm hiểu kiến thức với hệ thống 30 câu hỏi tìm hiểu về Luật ATGT, các tình huống khi tham gia giao thông và phần vẽ tranh.
Gần 100 giáo viên, học sinh tham dự buổi giao lưu.
Mỗi đội có 5 thành viên, trải qua phần kiến thức theo hình thức "Rung chuông vàng".
Qua đó, chương trình cung cấp kiến thức, giáo dục kỹ năng về ATGT cho các em học sinh; đồng thời, lan tỏa các thông điệp về nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong toàn xã hội.
Lãnh đạo các đơn vị tham dự tại buổi lễ.
Đại diện Toyota Việt Nam Phạm Văn Minh chia sẻ: "Toyota Việt Nam là một trong những đơn vị cùng đồng hành, chung tay nâng cao hiểu biết của người dân về luật lệ giao thông và nâng cao ý thức làm chủ hành vi khi tham gia giao thông. Đặc biệt, với lứa tuổi học sinh tiểu học, buổi giao lưu sẽ giúp các em có sân chơi thú vị, bổ ích, kết nối với môn học về ATGT từ nhà trường đến thực tiễn".
Các bạn tiểu học tham gia rất hồ hởi.
Ngoài phần trả lời câu hỏi theo hình thức "rung chuông vàng" thì phần vẽ tranh đã tạo nhiều ấn tượng, thích thú cho các bạn học sinh.
Theo đó, các đội sẽ tham gia vẽ tranh cổ động, tuyên truyền các chủ đề liên quan đến các hành vi, hoạt động của người dân về ATGT và ý thức tham gia giao thông.
Phần hùng biện về vẽ tranh.
Sau phần vẽ, mỗi đội sẽ thực hiện bài thuyết trình về nội dung bức tranh và lan tỏa thông điệp về ATGT trong trường học và xã hội.
Uống rượu ngâm cây thuốc phiện, tài xế bị xử phạt vì dương tính với ma túy Cục CSGT vừa xử lý một trường hợp tài xế điều khiển phương tiện có phản ứng dương tính với ma túy trên cao tốc. Liên tiếp xử lý "con nghiện" trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Theo thông tin từ Cục CSGT, vào khoảng 10h00 ngày 24/3 Tổ công tác Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao...