Sử dụng đèn xe máy như thế nào vừa đúng cách, an toàn vừa không bị phạt tiền?
Sử dụng đèn mô-tô, xe máy khi tham gia giao thông là một kĩ năng cơ bản nhưng không phải ai cũng nắm được hết vấn đề.
Sử dụng đèn khi tham gia giao thông là một trong những kĩ năng hợp lý để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bạn và người tham gia giao thông khác. Thực tế, Pháp luật Việt Nam cũng quy định những khung chế tài cụ thể cho việc sử dụng đèn mô-tô mà chưa chắc bạn đã nắm được hết.
Cụ thể, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông giao thông đường bộ và đường sắt, liên quan đến vấn đề sử dụng đèn mô tô thiếu hợp lý, người tham gia giao thông có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến tối đa 1.000.000 đồng. Theo đó, người điều khiển mô-tô, xe máy sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. 80.000 đồng đền 100.000 đồng là mức phạt cho lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng từ 19 giờ tối hôm trước cho tới 5 giờ sáng hô sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế hoặc sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu dân cư.
Người tham gia giao thông bằng mô-tô, xe máy không có đèn chiếu gần, chiếu xa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn thiết kế hoặc không có tác dụng hoặc lắp đèn chiếu sáng ở phía sau xe có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trong khi đó, lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng gần khi chạy xe trong hầm đường bộ có thể bọ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Lê Nam Khánh
Theo sao star
Ngăn chặn việc giao dịch tiền ảo
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa cho phép giao dịch, kinh doanh tiền ảo. Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị 02 không công nhận bitcoin và các loại tiền ảo khác là đồng tiền sử dụng ở Việt Nam.
Do đó, các giao dịch, mua bán, trao đổi, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là trái pháp luật, không được phép. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dịch vụ đào tiền ảo, góp vốn kinh doanh, mua bán tiền ảo vẫn nở rộ. Mặc dù mới du nhập nước ta, nhưng đã có nhiều vụ kinh doanh tiền ảo có dấu hiệu lừa đảo xảy ra với số tiền rất lớn, gây mất an ninh trật tự xã hội, đảo lộn cuộc sống người dân.
Do pháp luật cấm việc sản xuất, lưu thông các loại tiền ảo và chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo, nên việc huy động vốn bằng tiền ảo cũng là hành vi bị cấm. Có nghĩa các giao dịch, góp vốn kinh doanh tiền ảo là giao dịch vô hiệu, do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015. Thực tế hành vi huy động góp vốn từ nhà đầu tư đã diễn ra công khai, hoạt động trong thời gian khá dài. Dư luận thắc mắc là tại sao cơ quan chức năng lại không kịp thời ngăn chặn hoạt động kinh doanh tiền ảo, nhất là việc nhập máy đào tiền ảo vào Việt Nam.
Vì vậy, cần tuyên truyền, cảnh báo nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong việc góp vốn kinh doanh tiền ảo. Đồng thời, thụ lý, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, kinh doanh tiền ảo, nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc góp vốn kinh doanh tiền ảo lây lan ra các địa phương. Ngoài ra, nên cấm việc nhập khẩu các máy đào tiền ảo về Việt Nam khi chưa có cơ sở pháp lý trong vấn đề liên quan đến tiền ảo. Không thể có chuyện pháp luật chưa cho phép sản xuất, kinh doanh tiền ảo mà người dân, doanh nghiệp vẫn được phép nhập máy đào tiền ảo về nước, vì chức năng duy nhất của máy đào tiền ảo là sản xuất, kinh doanh tiền ảo mà thôi.
PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)
Theo sggp
Cho vay nặng lãi có thể bị xử lý hình sự dù đã thỏa thuận với người vay tiền Bạn đọc hỏi: Do gia đình tôi cần tiền để chăn nuôi nên bố tôi tham gia bốc họ (10 triệu đồng), nhưng thực tế chỉ nhận được có 8 triệu đồng và mỗi ngày gia đình tôi phải đóng 200 nghìn đồng trong 50 ngày. Vậy trong trường hợp này chủ họ có vi phạm pháp luật về việc cho vay nặng...