Sử dụng đèn chiếu xa không đúng quy định, sẽ có mức phạt bao nhiêu?
Đây là một trong những lỗi cơ bản liên quan đến đèn xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020
Đèn pha hay đèn chiếu xa là một thiết bị chiếu sáng được gắn trên các phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy… Đèn pha tạo ra một luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100m trở lên.
Khi lưu thông trong đô thị, việc sử dụng đèn pha là không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm vì loại đèn này tạo ra một luồng sáng khá mạnh làm chói mắt người đối diện, che khuất tầm nhìn và gây nên tai nạn giao thông.
Cụ thể, Mức phạt đối với lỗi sử dụng đèn pha không đúng nơi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Đối với ô tô: Các ô tô sử dụng đèn pha khi di chuyển trong đô thị, khu đông dân cư gây chói mắt người và phương tiện di chuyển ngược chiều có mức phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng (Mức phạt cũ từ 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng).
Video đang HOT
Đối với xe máy: Xe máy sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư bị phạt tiền từ 100.000 đến 200 ngàn đồng (trước đây mức phạt từ 80.000 đến 100 ngàn đồng).
Bên cạnh lỗi sử dụng đèn pha sai nơi quy định thì lỗi không bật đèn xe khi trời tối cũng bị tăng mức phạt so với trước đây. Cụ thể:
Đối với ô tô: Người lái xe ô tô không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ đến 5 giờ, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng (mức phạt trước đó: từ 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng).
Đối với xe máy: Người điều khiển xe máy không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200 ngàn đồng (mức phạt trước đó: 80.000 đến 100 ngàn đồng).
Cũng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xe trong khoảng thời gian 19h hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau và trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Việc không bật đèn xe trong khoảng thời gian này sẽ bị phạt đến 800.000 đồng với người điều khiển ô tô và đến 100 ngàn đồng với người điều khiển xe máy.
Nhiều người có thói quen bật đèn pha vào buổi tối cho dù đang lưu thông trong thành phố khiến người đi ngược chiều bị chói mắt, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Do đó, hành vi bật đèn pha không đúng quy định bị phạt nặng.
Trời rét đậm nên chỉnh điều hòa ô tô ở mức bao nhiêu độ?
Theo chuyên gia, nhiệt độ điều hòa trong ô tô không nên để chênh quá nhiều so với môi trường bên ngoài xe.
Nếu cảm thấy bên ngoài quá lạnh, khi ngồi trong xe cũng không nên chỉnh nhiệt độ lên quá cao
Trời lạnh, nhiều chủ xe hay có thói quen bật điều hòa nóng trên ô tô để làm ấm không gian bên trong cabin. Tuy nhiên, không phải chủ xe nào cũng biết cách sử dụng điều hòa nóng trên ô tô sao cho hợp lý.
Trao đổi với phóng viên, trưởng phòng cố vấn dịch vụ một đại lý ô tô tại Hà Nội cho biết, về cơ cấu vận hành, điều hòa ô tô trên tất cả các xe hiện nay đều như nhau. Nhiều người lầm tưởng điều hòa ô tô là loại hai chiều, tương tự như điều hòa tại nhà nhưng trên thực tế thì không phải. Điều hòa ô tô là loại một chiều (lạnh) và khi muốn gió ấm, chỉnh nhiệt độ cao lên thì hơi nóng sẽ được thổi từ két nước làm mát.
"Ô tô chạy động cơ nóng lên thì nhiệt độ nước làm mát cũng sẽ cao lên. Khi để nhiệt độ cao, hệ thống làm nóng sẽ gom nhiệt từ két nước làm mát sau khi chạy qua động cơ. Lúc này, nhiệt độ sẽ được gom vào nước, chảy qua đường ống gần mặt táp-lô. Quạt gió sẽ thổi không khí được làm nóng từ dòng nước vào cabin để sưởi ấm. Vì vậy, không phải cứ lên xe để nhiệt độ cao là không gian bên trong sẽ ấm ngay. Phải mất khoảng từ 15 - 20 phút động cơ hoạt động nóng thì nước làm mát mới nóng lên, khi đó người ngồi trong xe mới bắt đầu cảm thấy hơi ấm", cố vấn chia sẻ thêm.
Chênh lệch nhiệt độ lớn sẽ gây ra hiện tượng hấp hơi trên kính ô tô
Về cách sử dụng điều hòa làm ấm bên trong ô tô, theo cố vấn dịch vụ, không có khoảng chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe một cách cố định. Tuy nhiên nếu bên ngoài quá lạnh cũng không nên điều chỉnh nhiệt độ quá cao vì khi đó điều hòa cũng sẽ tự ngắt, không hoạt động hoặc gây ra hiện tượng hấp hơi trên kính xe do chênh lệch nhiệt độ nhiều, ảnh hưởng đến quan sát khi điều khiển xe.
Bên cạnh đó, nếu để nhiệt độ trong và ngoài xe chênh lệch quá nhiều, ví dụ ngoài thì lạnh nhưng trong xe quá nóng cũng không tốt cho sức khỏe người sử dụng xe. Bởi khi trong xe quá nóng, bước ra ngoài gặp lạnh có thể bị sốc nhiệt.
"Tốt nhất, hãy chỉnh nhiệt độ bên trong xe sao cho không quá chênh lệch với bên ngoài xe. Chỉ cần cảm thấy hơi ấm, thoải mái khi sử dụng thì nhiệt độ đó là hợp lý", cố vấn dịch vụ cho biết.
Bảo dưỡng xe ôtô tại nhà tiết kiệm và hiệu quả Dưới đây là 4 bộ phận trên xe ôtô bạn có thể tự bảo dưỡng tại nhà mà không cần công cụ chuyên dụng đắt tiền. Thay lốp, đảo lốp xe ôtô Lốp xe là bộ phận duy nhất kết nối xe với mặt đường, giúp xe di chuyển trơn tru. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng chúng...