Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm khi trời mưa cần lưu ý gì?
Hiện nay, việc dùng đèn cảnh báo nguy hiểm một cách “vô tội vạ” là tình trạng chung của nhiều tài xế Việt. Đây là hành động có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông xung quanh.
Dưới đây là một số những lưu ý về việc sử dụng đèn cảnh bảo nguy hiểm được các nhà sản xuất khuyến cáo:
Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường: Khi đi trên đường cao tốc hay quốc lộ, nếu xe gặp phải sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định và bắt buộc phải đỗ lại bên đường thì tài xế cần bật đèn khẩn cấp để xe khác chủ động tránh. Mặt khác, đây cũng chính là cách để kêu gọi sự giúp đỡ từ những người đi đường xung quanh.
Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm: Nếu rơi vào tình huống không thể tấp vào lề dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện lưu thông khác biết rằng xe đang gặp trục trặc, để biết cách xử lý tình huống.
Hiện nay, việc dùng đèn cảnh báo nguy hiểm một cách “vô tội vạ” là tình trạng chung của nhiều tài xế Việt
Video đang HOT
Thời tiết xấu: Trong trường hợp trời mưa, sương mù bình thường thì tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần là được. Không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết ý định của bạn là gì, khi nào thì rẽ, chuyển làn… Chưa kể đến việc đèn khẩn cấp còn có thể làm mờ đèn phanh.
Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết xấu, trời mưa to, sương mù dày đặc, tầm nhìn bị hạn chế chỉ còn vài mét thì lúc này nên bật đèn khẩn cấp để thu hút sự chú ý của các phương tiện phía sau để nhắc nhở họ giữ khoảng cách an toàn.
Các nhà sản xuất cũng khuyến cáo, nếu rơi vào tình trạng này hãy chủ động dừng lại, tấp vào lề an toàn, bật đèn khẩn cấp và chờ cho đến khi thời tiết thuận lợi rồi mới tiếp tục di chuyển.
Sân bay Tân Sơn Nhất chật ních người, Cục Hàng không xử lý ra sao?
Cục Hàng không Việt Nam cho biết tình trạng hành khách chờ đợi đông tại sân bay Tân Sơn Nhất là do hành khách chưa nắm được thông tin bỏ xét nghiệm COVID-19 và thời tiết xấu tại Nội Bài.
Hành khách chờ ra máy bay tại Tân Sơn Nhất vào sáng sớm 24-1 - Ảnh: SANG NGUYỄN
Báo cáo Bộ Giao thông vận tải vào tối 24-1, Cục Hàng không cho biết giai đoạn từ ngày 17 đến 22-1 có 6.400 chuyến bay nội địa và xấp xỉ 800.000 khách (giảm 14,8% số chuyến bay, giảm 13,2% lượng hành khách so với cùng kỳ Tết Nguyên đán 2021).
Theo kế hoạch, giai đoạn từ 23-1 đến 16-2-2022, tổng ghế cung ứng 2,85 triệu ghế và 13.400 chuyến bay (tăng hơn so với dịp Tết Nguyên đán 2021).
Ngày 21-1, Cục Hàng không đã họp Hội đồng slot và quyết định tăng chuyến bay và tần suất cất, hạ cánh để đạt 3,2 triệu ghế và 15.300 chuyến bay, tăng xấp xỉ 13%.
Theo Cục Hàng không, để giảm ùn tắc tại các sân bay lớn, ngày 22-1 Bộ Giao thông vận tải đã ban hành văn bản không thực hiện xét nghiệm COVID-19 với hành khách đi máy bay nội địa (trừ hành khách ở địa bàn dịch cấp 4) để hành khách không phải xét nghiệm nhanh tại sân bay.
Khu vực tổ chức xét nghiệm của Bệnh viện Tâm Anh tại bên ngoài sảnh đi nội địa Tân Sơn Nhất đã được chuyển đi, dành không gian này để hành khách xếp hàng làm thủ tục hàng không.
Tại Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không đã tăng slot (giờ cất, hạ cánh) từ 40 lên 46 chuyến/giờ, chuyến bay nội địa cất cánh là 24 chuyến/giờ.
Thực tế tại Tân Sơn Nhất cho thấy vào ngày 23-1, khung giờ cao nhất đạt 19 chuyến/giờ (từ 11h-11h59) đạt 79% so với năng lực khai thác. Tuy nhiên, do sương mù tại Nội Bài không tiếp nhận máy bay hạ cánh được từ 4h20 đến 9h30 khiến 25 chuyến bay từ Tân Sơn Nhất bị chậm giờ. Ngày 24-1, khung giờ cao nhất đạt 22 chuyến/giờ (từ 7h-7h59) đạt 91% so với năng lực khai thác của Tân Sơn Nhất.
Tại Nội Bài, slot tăng từ 25 lên 31 chuyến/giờ, chuyến bay nội địa cất cánh là 17 chuyến/giờ (bằng Tết năm 2021).
Thực tế tại Nội Bài: ngày 23-1 khung giờ cao nhất đạt 10 chuyến/giờ (từ 13h-13h59) đạt 59% so với năng lực khai thác. Ngày 24-1, khung giờ cao nhất đạt 10 chuyến/giờ (từ 6h-6h59) đạt 59% so với năng lực khai thác.
Theo Cục Hàng không, các doanh nghiệp phục vụ mặt đất tại sân bay đã tăng xấp xỉ 20% nhân lực để phục vụ cao điểm Tết. Các sân bay cũng bổ sung, mở toàn bộ máy soi chiếu an ninh hàng không (mở thêm 3 máy soi tại nhà ga đi quốc nội Tân Sơn Nhất), quầy làm thủ tục hành khách tự động.
Cục Hàng không đánh giá trong mấy ngày qua, có hiện tượng hành khách chờ đợi đông tại khu vực nhà ga đi Tân Sơn Nhất do 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, hành khách chưa tiếp cận thông tin về việc bỏ yêu cầu test nhanh COVID-19 nên đến sân bay rất sớm vì lo ngại trễ chuyến bay do làm thủ tục y tế.
Thứ hai, ngày 23-1 có 25 chuyến bay không thể cất cánh đúng giờ từ Tân Sơn Nhất do sương mù tại Nội Bài.
Để hạn chế tình trạng ùn ứ, khách chờ đợi lâu ở sân bay, Cục Hàng không kiến nghị điều chỉnh một số chuyến bay trong khung giờ cao điểm, đề nghị các hãng chuyển sang khai thác khung giờ bay đêm; tăng cường công tác truyền thông đến hành khách việc bỏ yêu cầu xét nghiệm nhanh COVID-19 trước khi lên máy bay, hành khách không nên đến sân bay quá sớm mà chỉ cần đến sân bay phù hợp với giờ bay ghi trên vé.
Hai máy bay Airbus A321 va nhau tại sân bay Nội Bài Một chiếc Airbus A321 đang được kéo khỏi sân đỗ để khởi hành chuẩn bị bay từ sân bay Nội Bài đi Phú Quốc, đã va vào một chiếc Airbus A321 khác đang đỗ bên cạnh. Hai chiếc Airbus A321 của Bamboo Airways va chạm tại sân bay Nội Bài sáng 2-11 - Ảnh: GNHK Vụ việc xảy ra lúc 7h15 ngày 2-11...