Sử dụng dầu dừa trong ăn uống
Dầu dừa cung cấp nguồn nhiệt rất ổn định, do đó nó thích hợp trong các cách nấu ăn ở nhiệt độ cao như chiên hay rán.
Do tính ổn định nên dầu dừa ít bị oxy hóa và do hàm lượng chất béo no cao nên có thể cất giữ lâu đến 2 năm.
Dầu dừa được biết đến là một trong những thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp, đặc biệt là hỗ trợ điều trị một số vấn đề về da như xóa mờ nếp nhăn, tăng cường độ đàn hồi cho da, giúp da căng bóng, chữa nứt nẻ trên da, trị mụn trứng cá…
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng dầu dừa để mát xa làm dịu đi sự mệt mỏi và giảm đau nhức cho các cơ bắp. Giống như đậu nành, đậu phộng, vừng…, dừa sau khi được xử lý bằng công nghiệp ép 180 độ C sẽ cho sản phẩm dầu thực vật, tất cả các loại dầu này đều đã chín và ăn được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dầu dừa dùng cho mục đích ăn uống có nhiều điểm khác biệt so với loại còn lại.
Trong những năm gần đây, sự phổ biến của dừa và đặc biệt là dầu dừa đã tăng vọt vì lợi ích sức khỏe được quảng bá rộng rãi. Thúc đẩy xu hướng sử dụng dầu dừa bằng nhiều tuyên bố như giúp làm giảm mỡ bụng, kiềm chế sự thèm ăn, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim, và ngăn chặn chứng mất trí và bệnh Alzheimer. Khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nguồn gốc thực vật tăng lên, dầu dừa đã trở thành một lựa chọn phổ biến vì hương vị thơm ngon của nó.
Dầu dừa 100% chất béo, 80 – 90% trong số đó là chất béo bão hòa. Điều này mang lại cho nó một kết cấu vững chắc ở nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ phòng. Chất béo được tạo thành từ các phân tử nhỏ hơn được gọi là axít béo, và có một số loại axít béo bão hòa trong dầu dừa. Loại chiếm ưu thế là axit lauric (47%), với các axít myristic và palmitic hiện diện với số lượng nhỏ hơn, đã được chứng minh trong nghiên cứu để nâng cao mức LDL có hại.
Video đang HOT
Cũng có mặt một lượng ít chất béo không bão hòa đơn và đa không bão hòa. Dầu dừa không chứa cholesterol, không có chất xơ và chỉ có các dấu vết của vitamin, khoáng chất và sterol thực vật. Sterol thực vật có cấu trúc hóa học giống như cholesterol trong máu, và có thể giúp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol trong cơ thể.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều dầu dừa hơn đã tăng nồng độ cholesterol HDL có lợi nhưng cũng làm tăng cholesterol toàn phần.
Ảnh hưởng của dầu dừa lên việc tăng cholesterol trong máu bao gồm LDL có hại và trong một số trường hợp chất béo trung tính, và do tác dụng tăng cholesterol của nó có thể so sánh với các chất béo bão hòa khác, dầu dừa không nên được coi là thực phẩm có lợi cho tim.
Dầu dừa chứa nhiều calo và chất béo tổng số như các nguồn chất béo khác, khoảng 120 calo và 14g chất béo mỗi muỗng canh. Dầu dừa có một hương vị độc đáo và được sử dụng tốt nhất với số lượng nhỏ như là một thay thế định kỳ cho các loại dầu khác trong nướng và nấu ăn.
Theo kinhtedothi
5 lợi ích của đậu đũa đối với sức khỏe của bạn
Đậu đũa thường được dùng để chế biến đủ các món ăn từ món xào, hấp, luộc cho đến các món súp, salad,... Những món ăn làm từ đậu đũa có vị ngọt, kích thích vị giác và giúp người ăn ngon miệng hơn.
Dưới đây là 5 lợi ích của đậu đũa có thể bạn chưa biết:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong thành phần của đậu đũa có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt có 2 thành phần chính là chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt và ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
Chữa di tinh, thận hư
Thận hư là tình trạng rối loạn của thận khi thận bài tiết quá nhiều protein và nước tiểu ra khỏi cơ thể. Do vậy, cơ thể cần được bổ sung thêm protein để phát triển và lọc các chất độc có trong máu, giúp giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe. Trong khi đó, đậu đũa có chứa rất nhiều protein thực vật, có tính bình, có thể bổ thận kiện tỳ nên rất thích hợp với nam giới di tinh, thận hư, tinh dịch đục hoặc tiểu tiện nhiều lần.
Ảnh minh họa
Chữa bụng trướng
Trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu là những biểu hiện của tình trạng đầy hơi ở trong ruột bởi những phản ứng lên men phế phẩm. Tình trạng này không những khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn gây trì trệ quá trình tiêu hóa khiến bệnh rối loạn tiêu hóa ngày càng nặng nề.
Đậu đũa quả thực là thần dược hữu hiệu cho người bệnh điều trị bụng trướng vì chúng có tính thanh đạm và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp giảm bớt khó chịu cũng như hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Ổn định lượng đường máu
Nhiều người chủ quan cho rằng lượng đường trong máu cao chỉ xuất hiện ở những người bị tiểu đường. Nhưng thực tế cho thấy, người không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu vẫn có thể cao. Do vật, chúng ta luôn phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó ăn đậu đũa thường xuyên là một cách tốt để ổn định lượng đường máu.
Đậu đũa vốn giàu protein và có hàm lượng chất xơ cao nên tinh bột trong đậu sẽ được cơ thể hấp thụ trong thời gian dài. Quá trình này có thể giúp kiểm soát đường huyết ổn định và ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Giúp chống oxy hóa
Đậu đũa là một trong những loại rau quả giá mềm nhưng có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, sắt,... có lợi cho sức khỏe trên nhiều mặt. Vitamin B2 có trong đậu đũa là chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả bệnh ung thư, tim mạch.
Bên cạnh đó, do thành phần giàu canxi nên đậu đũa cũng được biết đến bởi công dụng trong việc ngăn ngừa loãng xương và phòng chống ung thư xương.
Ảnh sưu tầm
Theo phununews
Loại dầu quen thuộc này có thể giảm mỡ bụng vô cùng hiệu quả Dầu dừa có khả năng tăng tốc độ trao đổi chất, làm giảm sự thèm ăn, cảm thấy no hơn vì thế nó rất hiệu quả trong việc giảm cân. Ngoài chế độ ăn kiêng và tập thể dục, có những thứ khác đã được chứng minh là giúp tăng tốc quá trình giảm cân hơn nữa. Sử dụng dầu dừa có thể...