Sử dụng chất cấm chăn nuôi – sẽ bị bỏ tù!
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vốn chỉ dừng ở mức cảnh cáo, phạt tiền, xử phạt hành chính thì tới đây hành vi này sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.7 với mức phạt lên tới 5 năm tù.
Chế tài nghiêm khắc
Thông tin trên được Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) xác nhận với phóng viên NTNN/Dân Việt chiều 6.3.
Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục này cho biết, bắt đầu từ 1.7, sẽ áp dụng mức xử phạt mới với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Cụ thể, mức xử phạt với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ từ 1-3 tỷ đồng, phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù, đây là mức phạt nặng nhất và chưa nước nào áp dụng.
Theo Luật Hình sự 2015, hành vi được coi là tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gồm sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm…
“Ngay cả Thái Lan, họ cũng phạt nhẹ hơn mình, cụ thể họ chỉ phạt từ 3 tháng đến 3 năm tù cho hành vi này. Đây là mức xử phạt rất nặng, chắc chắn sẽ tạo ra mức răn đe đủ mạnh, đủ để làm cho các đối tượng sử dụng chất cấm run sợ. Với mức xử phạt này sẽ giúp cho việc kiểm soát trong chăn nuôi sẽ tốt hơn rất nhiều”- ông Dương cho biết.
Đánh giá về quy định mới này, luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Giám đốc Công ty Luật Đức An (Hà Nội) cho rằng: “Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một tội ác, bởi nó sẽ gây ra hệ lụy rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người. Tuy nhiên những quy định pháp luật hiện hành để xử lý hành vi này còn nhiều bất cập, chủ yếu là xử lý hành chính, chỉ khi có hậu quả xảy ra thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng người ăn phải thực phẩm có chất cấm là chết dần, chết mòn thì làm sao xác định ngay được hậu quả”.
Theo luật sư Hảo, bất cập trên đã được khắc phục theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 317 về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, chỉ cần phát hiện có chất cấm trong chăn nuôi là đã xử lý hình sự mà không cần thiết phải có hậu quả xảy ra. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm. “Với chế tài nghiêm khắc như vậy mới đủ sức răn đe, cũng là lời cảnh báo cho những người có hành vi vi phạm phải chùn tay” – luật sư Hảo nhận định.
Tuy nhiên, theo luật sư Hảo, Bộ luật Hình sự đến 1.7.2016 mới có hiệu lực thi hành, tức còn gần nửa năm nữa người dân vẫn phải sống trong sợ hãi và sức tàn phá đến sức khỏe, tính mạng của con người và nòi giống do chất cấm trong chăn nuôi vẫn hiện hữu. Do vậy các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử phạt, tiêu huỷ để người dân yên tâm mỗi khi ra chợ.
Video đang HOT
“Thắng lợi” ban đầu
Nói về quy định mới trên, ông Nguyễn Văn Việt – Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT cho biết, đây là “thắng lợi lớn” trong cuộc đấu tranh với chất cấm đã kéo dài suốt 1 năm nay. “Với các quy định đã được sửa đổi tại các điều 190, 191 đặc biệt là Điều 317 của Bộ luật Hình sự 2015, nay đã có đủ cơ sở để xử lý hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy tố hình sự, chứ không chỉ là phạt hành chính như trước nữa”- ông Việt nói.
Trao đổi với NTNN, ông Lê Văn Quyết – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho biết: “Tôi nghe nói sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tù là mừng lắm. Phải phạt tận gốc, xử lý nghiêm các vi phạm dù nhỏ hay lớn”.
Theo ông Quyết, việc sử dụng chất tăng trọng, chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật… trong chăn nuôi, trồng trọt gần như trở thành thói quen của một phần lớn nông dân Việt Nam. Chính thói quen này đã cản đường phát triển của nhiều sản phẩm nông nghiệp trước hội nhập quốc tế. Tình trạng này cũng một phần làm mất lòng tin của người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm nông sản, chưa kể nhiều phen doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa bị nước bạn trả về.
“Nhiều năm qua, cơ quan chức năng nỗ lực kêu gọi người Việt Nam ưu tiên hàng Việt Nam, thế nhưng, hàng thực phẩm sản xuất ngay trong nước mà mất lòng tin ở người tiêu dùng thì vấn đề đã rất trầm trọng. Một khi người tiêu dùng e ngại hàng nội sẽ quay sang ưu tiên hàng nhập khẩu”- ông Quyết nói.
Ông Quyết cho rằng, đã đến lúc phải chỉnh ngay từ gốc vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ có kế hoạch phối hợp với cán bộ thú y, kiểm tra sản phẩm của các trang trại thành viên trước khi xuất chuồng. Nếu phát hiện chất cấm, Hiệp hội cũng sẽ có biện pháp kèm cặp, xử lý riêng.
Ông Nguyễn Trọng Tùng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên:Bước đột phá
Từ ngày 1.7.2016 này trở đi, việc sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tù, tôi cho rằng đây là bước đột phá. Chắc chắn với chế tài mạnh mẽ như thế này, nhiều đối tượng đã và đang manh nha có ý định sử dụng loại chất nguy hiểm này trong ngành nông nghiệp sẽ chùn bước. Song song với việc xử lý hình sự, theo tôi cần tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa. Lê Thanh Phương – Giám đốc Chương trình Chăn nuôi gia công (Công ty Emivest Việt Nam): Phạt tù là đúng
Tôi ủng hộ việc phạt tù những kẻ chủ mưu hoặc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Thậm chí phải phạt tù thật nặng bởi đây là hành vi “giết người” một cách từ từ. Ngành chức năng cần phải tuyên truyền làm sao cho người dân hiểu rằng ăn thịt lợn phải có cả nạc cả mỡ chứ đừng chỉ mua thịt lợn chỉ có mỗi nạc mà vô tình tiếp tay cho chất cấm. Không còn cầu thì ắt cung sẽ không còn và chất cấm sẽ không còn đất tồn tại. Ông Trần Phú Cường – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Bình Dương: Nông dân tiên phong
Lâu nay xử lý hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chỉ phạt hành chính thì chẳng “bõ bèn” gì. Có những đối tượng vi phạm còn mong sớm nộp phạt để nhanh chóng sử dụng lại chất cấm. Để triệt tận gốc việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nông dân nhất quyết tẩy chay chất cấm sẽ giúp nhà sản xuất thức ăn, thương lái cũng không thể đưa chất cấm vào được nữa. Ông Phạm Thanh Hùng – Phó Tổng giám đốc Công ty Ba Huân:Cần quy chế kiểm soát
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một tội ác, tội ác này ngày đêm “tàn sát” người tiêu dùng. Mà đã là tội ác thì phải bị trừng trị. Đâu cứ phải sử dụng chất cấm là tăng chất lượng thịt gà, thịt bò, thịt heo. Nhân đây, qua Báo NTNN, tôi muốn cơ quan hữu quan cần có quy chế kiểm soát để sản phẩm sạch là sạch, bẩn là bẩn giúp người tiêu dùng lựa chọn dễ chứ đừng “vàng thau lẫn lộn” chỉ thiệt hại cho doanh nghiệp chân chính.
Ngọc Thọ (ghi)
Theo Danviet
Cán bộ đô thị bảo kê xây nhà không phép
Người này khai còn một số cán bộ quản lý đô thị, lãnh đạo phường 12, TP Vũng Tàu nhận tiền để bảo kê xây nhà trái phép. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không có căn cứ để xử lý hình sự.
Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu vừa có kết luận điều tra, chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Bùi Đức Thọ (nguyên cán bộ tổ quản lý đô thị (QLĐT) phường 12) và Lê Văn Hiệu (thầu xây dựng, ngụ đường Bình Giã, phường 11) về tội làm môi giới hối lộ. Ngày 23-9-2015, cả hai bị khởi tố về tội đưa và nhận hối lộ. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã thống nhất quan điểm với VKSND chuyển tội danh cả hai bị can trên.
Cơ quan chức năng TP Vũng Tàu đang kiểm tra, xử lý một căn nhà xây không phép trên địa bàn. Ảnh: PHONG LINH.
Nhận tiền để bao xây nhà không phép
Theo kết luận điều tra, vợ chồng anh Hoàng Văn Hóa (ngụ phường 10) có mảnh đất nông nghiệp tại hẻm 165 đường Đô Lương, phường 12. Tháng 8-2015, anh Hóa muốn xây nhà trên mảnh đất này nên nhờ Hiệu lo giúp. Hiệu gọi điện thoại cho Thọ hỏi giá cả. Ngày 21-8-2015, Thọ báo giá 30 triệu đồng. Sau đó, anh Hóa đưa trước cho Hiệu 27 triệu đồng, 3 triệu đồng còn lại sẽ đưa khi làm móng nhà. Hiệu có xác nhận vào giấy nhận tiền do anh Hóa chuẩn bị trước.
Ngày 28-8-2015, Thọ gọi điện thoại cho Hiệu nhờ thông báo lại với anh Hóa là khởi công đi. Ba ngày sau, Hiệu đang xây nhà cho anh Hóa thì cán bộ đô thị phường 12 xuống lập biên bản. Hiệu liền gọi điện thoại báo cho Thọ. Thọ nói cứ để lập biên bản, làm móng xong tạm nghỉ, khi Thọ thông báo lại sẽ tiếp tục làm. Tuy nhiên, ngày 1-9, UBND phường 12 đã ra quyết định đình chỉ thi công. Thấy không lo được, vài ngày sau Thọ hẹn Hiệu ra để trả lại 27 triệu đồng.
Phát hiện thêm 22 căn không phép
Ngày 16-9-2015, anh Hóa tố cáo với công an hành vi của Hiệu và Thọ. Mấy ngày sau, Hiệu mang 25 triệu đồng đến nộp tại Công an TP Vũng Tàu. Chiều 23-9-2015, cơ quan CSĐT bắt giữ Thọ và Hiệu.
Thọ khai nhận trong quá trình làm việc tại tổ QLĐT của phường 12, Thọ biết có 22 căn nhà được xây dựng không phép trên địa bàn. CQĐT trích xuất Thọ đi chỉ vị trí 22 căn nhà này. CQĐT đã làm việc với 20 chủ nhà nhưng không ai thừa nhận đã đưa tiền cho cán bộ Đội Trật tự đô thị (TTĐT) TP Vũng Tàu, tổ QLĐT và lãnh đạo phường 12 để xây dựng không phép. Riêng một hộ (đường Phước Thắng, phường 12) thừa nhận có chung chi 10 triệu đồng nhưng không nhớ đưa cán bộ nào.
Trong số 22 căn nhà Thọ khai, Hiệu thừa nhận năm 2013 có nhận 25 triệu đồng của một hộ dân để lo cho xây dựng không phép. Hiệu đã đưa số tiền đó cho Thọ. Nhưng qua làm việc chủ hộ trên không thừa nhận đưa tiền cho Hiệu.
Ngoài ra, Thọ còn khai đã sáu lần trực tiếp nhận tiền của các hộ dân để lo lót cho việc xây dựng không phép. Còn 16 hộ xây nhà trái phép khác do cán bộ QLĐT, lãnh đạo phường 12, Đội TTĐT TP Vũng Tàu trực tiếp nhận tiền, chia chác nhau để bao che, bảo kê. Căn cứ vào lời khai của Thọ, CQĐT đã làm việc với các cá nhân liên quan nhưng tất cả đều không thừa nhận. Vì vậy CQĐT không có căn cứ để xử lý hình sự các cá nhân này.
Theo CQĐT, hành vi của Hiệu và Thọ cấu thành tội làm môi giới hối lộ. CQĐT cũng sẽ có công văn trao đổi với UBND TP Vũng Tàu đề nghị phường 12 kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xử lý trách nhiệm việc để xảy ra tình trạng xây dựng nhà không phép, trái phép trên địa bàn phường. Riêng anh Hóa là người đưa hối lộ nhưng đã tố giác tội phạm khi chưa bị phát hiện nên được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25 BLHS.
Nhận khoán rừng rồi phân lô, xây nhà trái phép
Ông Nguyễn Lập, Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, đã có chỉ đạo về tình hình quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn TP.
Chủ tịch TP giao Phòng Kinh tế khẩn trương rà soát, tham mưu TP thanh lý các hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng theo Chương trình 327. Phòng TN&MT phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Văn phòng ĐKQSDĐ rà soát, đo đạc, lập lại bản đồ toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Nhà nước quản lý để bảo vệ, cắm mốc, giao các phường, xã quản lý.
Trước đó có thông tin phản ánh một số cá nhân sau khi nhận khoán đã chuyển nhượng lại cho người khác để phân lô, xây dựng nhà không phép (chủ yếu ở khu vực phường 8, phường 10, TP Vũng Tàu). Một số diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước quản lý có quyết định thu hồi đất nhưng cũng bị lấn chiếm để mua bán, xây dựng nhà trái phép.
Theo PHONG LINH
(Pháp luật TPHCM)
Công an Mỹ Tho đề xuất xử lý hình sự chủ khách sạn 'đòi' khởi tố cán bộ Cho rằng một cán bộ phường làm hỏng dây dẫn điện vào khách sạn, bà chủ căng băng rôn với nội dung yêu cầu khởi tố hông ô tô và diễu phố. Ô tô do bà Trinh điều khiển có dán băng rôn với nội dung yêu cầu khởi tố một cán bộ phường - Ảnh: Hoàng Phương Liên quan đến sự việc...