Sử dụng các biện pháp dân gian không có tác dụng chống lại virus corona
Ngày 11/2, Bệnh viện E tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện về dịch corona.
Phát biểu tại buổi tập huấn, GS. TS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho rằng, bản thân là nhân viên y tế nên các bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện cần phải nắm rõ cơ chế bệnh, biện pháp phòng chống để bảo vệ bản thân và chăm sóc bệnh nhân.
Nhân viên y tế Bệnh viện E hướng dẫn cách rửa tay bằng xà phòng.
“Toàn dân phải chống dịch như chống giặc nhưng khi có dịch thì ngành Y tế phải ra chiến trường đầu tiên. Chúng ta phải tích cực chống dịch, không được chủ quan nhưng không được hoang mang về dịch”, Giám đốc Bệnh viện E yêu cầu.
Theo lãnh đạo Bệnh viện E, để ứng phó với dịch, Bệnh viện đã chuẩn bị 40 giường bệnh để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong trường hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quá tải.
Video đang HOT
Trước thông tin hiện nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có diệt virus corona, GS. Thành khẳng định, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus corona theo các phương pháp này.
Ngoài ra, theo Giám đốc Bệnh viện E, những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.
Một lần nữa, GS.Thành khẳng định, những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiêm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với nCoV.
Nhiều băn khoăn về việc, làm sao phân biệt cúm thông thường và người mắc virus corona để không xảy ra tình trạng kỳ thị với người có triệu ho, hắt hơi, sổ mũi, GS.Thành khuyến cáo, nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly.
Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sỹ làm việc trong môi trường bệnh viện. “Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý”, GS. Thành nói.
Cũng trong buổi tập huấn, các bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện E đã tiến hành hướng dẫn các bước rửa tay sạch bằng nước sát khuẩn và các đeo khẩu trang đúng cách.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Ngâm muối vào khẩu trang có diệt được virus nCoV?
Ngày 10/2, tại Hội nghị tập huấn công tác phòng chống dịch nCoV do Khoa Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện E phối hợp tổ chức, GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E, Chủ nhiệm khoa Y dược - Đại học quốc gia Hà Nội khẳng định, chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus nCoV theo các phương pháp dân gian như bôi dầu tràm, ngâm muối vào khẩu trang...
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, virus nCoV là một chủng virus mới hiện đang được nghiên cứu và đường lây chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp trong vòng bán kính gần, khoảng 2m. Mặc dù hiện nay đã phân lập được virus corona trong 24 - 48 giờ nhưng mới chỉ đang điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng mà chưa có thuốc đặc hiệu.
Vì thế, GS Thành khuyến cáo, các sinh viên y khoa cần phải cập nhật thông tin chính thống từ Bộ Y tế và cần nắm chắc các kiến thức khoa học để phổ biến kiến thức cho gia đình, hàng xóm và mọi người chung quanh.
Các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện E đã hướng dẫn sinh viên, giảng viên của Khoa Y dược cách đeo khẩu trang đúng cách
Trước một số câu hỏi của sinh viên, hiện nay nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có diệt virus corona, GS.TS Thành khẳng định, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus corona theo các phương pháp này.
Ngoài ra, những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như: Đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm... giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona. Một lần nữa, GS Thành khẳng định, những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiễm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với nCoV.
"Việc đốt bồ kết giúp làm ấm không khí làm ngăn cản virus, ngậm muối để bảo vệ niêm mạc tại chỗ. Dân gian cũng hay uống nước gừng, quất mật ong, cánh hoa hồng... để bảo vệ niêm mạc, đỡ kích thích niêm mạc. Những phương pháp này giúp tăng sức đề kháng chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt virus corona" - PGS.TS Phạm Như Hải - Phó Chủ nhiệm khoa Y dược cũng chia sẻ.
Về đeo khẩu trang như thế nào đúng cách, ThS.BS Phạm Thị Kim Thoa - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện E cho hay, những nhân viên y tế thực hiện khám và điều trị cho bệnh nhân, người trực tiếp chăm sóc người bệnh nghi nhiễm hoặc nhiễm nCoV trong môi trường bệnh viện cần đeo khẩu trang y tế. Mọi người trong cộng đồng chỉ cần đeo khẩu trang vải và giặt hằng ngày, chưa cần tới mức đeo khẩu trang y tế tránh tình trạng khan hiếm như hiện nay.
Nhiều băn khoăn về việc, làm sao phân biệt cúm thông thường và người mắc virus corona để không xảy ra tình trạng kỳ thị với người có triệu ho, hắt hơi, sổ mũi, GS Thành khuyến cáo, nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly. Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sĩ làm việc trong môi trường bệnh viện.
"Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý" - GS Thành nói.
Theo kinhtedothi
Bệnh viện vệ tinh tuyến huyện: Giảm nỗi lo vượt tuyến để khám, chữa bệnh Sau hơn 5 năm triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế, nhiều kỹ thuật cao của tuyến trên đã được chuyển giao xuống tuyến dưới, giúp nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, giảm tải cho y tế tuyến trên. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân của tuyến huyện, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng...