Sử dụng bột ngọt sao cho hợp lí?
Dùng bột ngọt trong việc nấu thức ăn như thế nào cho hợp lí?
Là một gia vị mang đến vị umami (còn gọi là vị ngọt thịt – vị ngọt từ đạm thực phẩm), giúp nối kết và hài hòa các vị khác nhau trong món ăn nên hiện nay bột ngọt đã trở thành 1 gia vị được sử dụng phổ biến không chỉ trong bếp ăn gia đình mà còn trong công nghiệp chế biến thực phẩm.Chính vì thế, sử dụng bột ngọt thế nào cho hiệu quả, lượng dùng bao nhiêu thì hợp lý là những câu hỏi mà không chỉ những người nội trợ mà hầu như tất cả chúng ta cũng đều rất quan tâm.
Căn cứ về mặt khoa học và các tài liệu chính thức từ các tổ chức y tế trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Uỷ ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu (EC/SCF), Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) thì liều dùng bột ngọt hàng ngày ADI (acceptable daily intake) được công bố là “không xác định”. Theo Bộ Y tế Việt Nam, Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012, bột ngọt cũng được xếp vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và cũng không có quy định liều dùng hàng ngày.
Video đang HOT
Sử dụng bột ngọt hợp lí trong việc chế biến món ăn là cách bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cần phải hiểu “liều dùng bột ngọt hàng ngày không xác định” thế nào cho đúng. Điều này không có nghĩa là bột ngọt là một chất quá thiết yếu mà mỗi ngày cơ thể cần phải ăn cho đủ vì bột ngọt không phải là một dưỡng chất mà nó chỉ là gia vị. Vì thế, để món ăn ngon và đậm đà hơn, chúng ta có thể nêm nếm bột ngọt với liều lượng tùy theo khẩu vị của từng người. Do đó, bột ngọt cũng như những gia vị khác, khi sử dụng chúng ta nên sử dụng đúng chức năng “chất điều vị” của nó với liều lượng dùng phù hợp sao cho món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng.
Theo VNE
Bột ngọt có gây dị ứng?
Ngày nay, bột ngọt đã là một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày nhưng tính an toàn của gia vị này vẫn còn là băn khoăn của nhiều người.
Trong đó, những triệu chứng khó chịu sau khi ăn một thực phẩm chế biến nào đó, được cho là có mối liên quan đến bột ngọt. Vậy câu hỏi đặt ra là: Bột ngọt có phải là chất có khả năng gây dị ứng?
Tìm hiểu danh mục các chất có khả năng gây dị ứng của Ủy ban Codex về thực phẩm được quản lý bởi Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) các nhóm chất gây dị ứng gôm hải sản, cá, các cây họ đậu, trứng, sữa, ngũ cốc chứa gluten và nhóm thực phẩm chứa sulphit trên 10mg/kg nhưng không nhắc đến bột ngọt.
Bột ngọt làm món ăn thêm đậm đà
Vậy liệu những triệu chứng nổi mẫn đỏ, tê mỏi...sau khi dùng bột ngọt được giải thích như thế nào? Thật ra, ngoài "tính dị ứng thực phẩm", còn có hiện tượng gọi là &'tính không chấp nhận thực phẩm" đôi khi có những triệu chứng biểu hiện dễ gây nhầm lẫn.
Tính dị ứng thực phẩm: là một đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể: người thật sự dị ứng với một thực phẩm nào đó sẽ xuất hiện các triệu chứng nêu trên khi ăn 1 lượng dù rất nhỏ. Chỉ có khoảng 2 - 4% (người lớn) và 6 - 8% (trẻ em) dân số thế giới thật sự dị ứng với nhóm thực phẩm nhất định.
Tính không chấp nhận thực phẩm: thường là đáp ứng của hệ tiêu hóa, vì thế các triệu chứng xuất hiện khi ăn một lượng lớn thực phẩm là do một số người (tùy vào cơ địa nhạy cảm) có thể không chấp nhận loại thực phẩm nào đó như bột ngọt hay bia, rượu... Thực tế, tính không chấp nhận thực phẩm phổ biến hơn tính dị ứng thực phẩm.
Như vậy, bột ngọt không phải là chất gây dị ứng và cũng giống như một số thực phẩm thông thường khác, một số ít người nhạy cảm có thể biểu hiện những triệu chứng không chấp nhận thực phẩm nhưng chỉ thoáng qua và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo VNE
Cách dùng bột ngọt không hại sức khỏe Bột ngọt được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn, các loại thực phẩm. Tuy nhiên, không phải người nội trợ nào cũng hiểu hết về gia vị này và sử dụng như thế nào cho đúng mà không có hại cho sức khỏe. Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối natri của axít...