Sử dụng bia rượu sao cho hợp lý
Bia rượu được xem là chất xúc tác tạo nên niềm vui trọn vẹn trong các buổi tiệc. Tuy nhiên, nếu mỗi người sử dụng rượu bia không đúng cách hoặc quá lạm dụng, sẽ mang đến rất nhiều điều phiền toái cho sức khỏe và xã hội.
Ảnh minh họa
Rượu bia không có lỗi, lỗi là ở người dùng
Bia, rượu vang, rượu mạnh là những đồ uống có chứa cồn ethanol ở những nồng độ khác nhau. Trong đó, bia chứa khoảng 5% cồn, rượu vang chứa 9%-16% cồn và rượu mạnh là 20% nồng độ cồn. Từ thời tiền sử, các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến. Người Ai Cập và người Sumer sản xuất ra bia đầu tiên và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học.
Khi uống ở mức độ hợp lý là 148 ml rượu vang, 354 ml bia hoặc 44 ml rượu mạnh một ngày đối với phụ nữ và lượng này tăng lên gấp đôi đối với nam, sẽ tạo ra rất nhiều tác dụng tốt với sức khoẻ.
Rượu có thể được coi là chất chống căng thẳng, giúp ức chế ảnh hưởng của lo lắng. Cùng với đặc tính có khả năng an thần, rượu sẽ giúp làm dịu căng thẳng tức thời cũng như bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của căng thẳng dài hạn. Một người đang có một cơ thể với các số đo chuẩn thì uống rượu vừa phải có thể giúp giảm từ 25-40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và xơ cứng động mạch. Uống rượu vài lần/tuần có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Trong một chế độ ăn nổi tiếng được thiết kế để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (chế độ ăn MIND), rượu vang được coi là một trong 10 thức ăn bổ dưỡng cho não.
Tương tự, người uống bia với một lượng hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận là 41%, những người uống rượu sẽ giảm 33%. Ngoài ra, đồ uống có cồn có thể cải thiện việc dung nạp đường. Người uống rượu ở mức độ hợp lý có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với người không uống rượu và người uống rượu quá nhiều.
Tuy nhiên, trên thực tế, thực trạng người uống rượu bia ở nước ta lại có rất nhiều bất cập. Trên bàn nhậu, với khẩu hiệu 100%, việc người với người mời mọc, nài ép nhau uống đến mức say xỉn là một tình trạng thường xuyên xảy ra. Người Việt có thể nhậu cứ lý do gì, vui uống, buồn uống, uống giải xui, uống chia sẻ. Câu khẩu hiệu “không uống không phải đàn ông” đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người Việt, khiến văn hóa bia rượu đang trở nên xấu xí, lệch lạc, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Thứ văn hóa đó xuất hiện ở bất cứ đâu từ Bắc vào Nam, từ sáng đến đêm – bất kể thời gian nào, xong “tăng 1″ người ta có thể tiếp tục “tăng 2″ rồi “tăng 3″,… để chơi và nhậu nhẹt với nhau.
Việc mua bán rượu ở nước ta quá dễ dàng
Video đang HOT
Trong tờ trình Bộ Y tế trình Chính phủ về Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia (năm 2018), các số liệu nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy tình hình sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm. Nếu quy đổi tiêu thụ rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) đã tăng từ 3,8 lít cồn/người/năm trong giai đoạn 2003 – 2005 lên tới 6,6 lít cồn/người/năm giai đoạn 2008 -2010, tức là đã tăng tới 74%.
Đặc biệt, tỷ lệ uống rượu, bia trong vị thành niên và thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51% năm 2003 lên 60% năm 2008); tỷ lệ uống ở nam vị thành niên và thanh niên là 79,9% và 36,5% đối với nữ, trong đó có 60,5% nam và 22% nữ cho biết đã từng say rượu/bia. Đặc biệt, tỷ lệ có uống rượu, bia trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-17 tuổi) rất cao với 47,5%, trong độ tuổi 18-21 là 67%. Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013 có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất 1 lần.
Sở dĩ có những con số báo động nêu trên vì việc mua bán rượu bia ở nước ta rất dễ dàng. Giá bia ở Việt Nam khá rẻ (bia lon Việt đa số dưới 1 USD/ lon), giá rượu ta cũng tương đối “mềm”. Bên cạnh đó, chúng được bán nhiều vô kể. Người dân chỉ cần đi chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hoá hay một quán giải khát vỉa hè,.. đều có thể mua được với mẫu mã đa đạng.
So sánh với nhiều nước bạn, có thể nhận thấy rằng không nơi đâu có văn hoá uống hay buôn bán rượu, bia như Việt Nam. Người châu Âu cũng thường uống rượu bia trong những dịp gặp mặt, hội hè… nhưng cách họ uống rất khác người Việt, uống với tốc độ rất chậm, chủ yếu để cảm nhận hương vị và đặc tính của từng loại, hoặc cùng nhau uống vài ly nhỏ để trò chuyện xã giao những khi rảnh rỗi. Ở Anh, chất cồn nói chung bị đánh thuế rất cao và người mua phải chứng minh bản thân trên 18 tuổi thì mới được bán.
Uống rượu bia như thế nào là đúng cách?
Theo PGS. TS. Cao Thị Thu Hương – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi uống rượu, bia nên cân nhắc và uống đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về liều lượng, bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau. Lượng cồn tiêu thụ được tính toán dựa trên nồng độ cồn của đồ uống và thể tích đồ uống. Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương 3/4 lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu whisky. Nếu uống cần hạn chế: đối với nam: 02 đơn vị cồn/ngày; nữ: 01 đơn vị cồn/ngày. Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả hoặc nước súp/súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày. Nên ăn đồ ăn có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
Trong khi uống cần phải từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu. Đặc biệt không nên uống rượu lúc đói. Uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày. Bên cạnh đó, không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga, bia) vì lượng ga tăng khả năng hấp thu rượu vào trong máu.
Ngoài ra, không nên sử dụng rượu với Aspirin (một loại thuốc giảm đau, chống viêm). Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số “cao thủ rượu” đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó, những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quị…) thì nên tránh uống rượu. Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1 ngày: nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.
Tương tự, không nên uống rượu với caffeine. Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường. Nếu sử dụng caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Uống đồng thời rượu và caffeine không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome).
Thảo Anh
Theo baophapluat
Bia "mát" hơn rượu: Chuyên gia WHO nói gì?
Theo Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng uống bia sẽ "mát" hơn rượu và ít độc hơn rượu nhưng cách hiểu này hoàn toàn sai lầm.
Nhiều người cho rằng uống bia ít hại hơn rượu nhưng sự thật không phải như vậy (Ảnh minh hoạ)
Tại hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia mới đây, tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã bày tỏ sự quan ngại khi chia sẻ thông tin về người trưởng thành Việt Nam đang tiêu thụ 8,3 lít cồn (tương đương 470 chai bia)/năm (thống kê của năm 2016), trong khi đó ở khu vực Tây Thái Bình Dương tỉ lệ này là 1,3 lít/năm. Chuyên gia của WHO cho rằng nếu uống 6 cốc bia trong một dịp/lần sẽ rất nguy hại và đó là uống rượu, bia quá độ.
Tại Việt Nam, việc sử dụng rượu bia dẫn đến 79.000 ca tử vong năm và hàng trăm ngàn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia.
Vị chuyên gia của WHO này cũng cho rằng hiện nay ở Việt Nam vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh. Thậm chí không ít người cho rằng uống bia... cho mát hay uống vài cốc bia để giải khát, rồi uống bia không say... Theo ông Kidong Park, cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Bởi tác hại của rượu, bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. "Cứ uống 330ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là cơ thể đã nạp 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ hay tương tự như khi uống 1 chén rượu mạnh (30ml). Rõ ràng không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu bia trên các loại hình đồ uống..."- ông Kidong Park khẳng định.
Đại diện WHO khuyến nghị Việt Nam cần đưa ra những quy định cho việc tiếp cận quảng cáo về rượu bia. Cùng với đó, người dân, những người chọn không uống rượu bia cần được bảo vệ trước việc tiếp cận các quảng cáo về rượu bia. Bên cạnh đó, cần tăng thuế về đồ uống có cồn, hạn chế quảng cáo đồ uống và thực thi hạn chế giờ bán rượu bia, đặc biệt cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Tỉ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động
Dẫn chứng nghịch lý về sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết trung bình 1 năm Việt Nam sản xuất 3,4 tỉ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp vả khoảng 250 triệu lít rượu thủ công.
Tình trạng lạm dụng rượu, bia ở mức báo động là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau, được xếp vào hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Tỉ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, đến nay Việt Nam mới có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Đây mới là chính sách mang tính định hướng và cần được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao...
Rượu bia làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết chất ethanol chứa trong rượu bia được Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư như khoang miệng, họng, thực quản, thanh quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Uống rượu bia lâu ngày cũng khiến não bị teo, trí nhớ kém, tính cách thay đổi. Não càng teo, biến đổi nhân cách càng nhiều.
Theo báo cáo của WHO, rượu, bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam và ở nam giới trong độ tuổi 15-49. Trước đó, một kết quả điều tra pháp y của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trên 100 người tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia cho thấy khoảng 59% nạn nhân trong độ tuổi 15-29 và 24% từ 30-44 tuổi; 97% là nam giới và 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu hơn 50 mg/100ml máu.
D.Thu
Theo nguoilaodong
Tác hại của rượu tới hệ thần kinh Từ xưa đến nay, rượu là thức uống không thể thiếu được trong mỗi buổi tiệc và mời rượu là một "nét văn hóa" khi tụ tập chốn đông người. Tuy nhiên khi con người tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ, nhất là hệ thần kinh. Loạn thần do nghiện rượu Theo số...