Sử dụng bạt chống nóng ô tô thế nào để phát huy tác dụng?
Chọn bạt chống nóng cho ô tô phải vừa với kích thước xe, đúng chức năng cách nhiệt và phải có sẵn dây buộc chắc chắn.
Có nhiều loại bạt mỏng khả năng chống nóng kém, chủ yếu chống bụi – Ảnh minh hoạ.
Thời tiết nắng nóng việc để xe ở những nơi không có mái che là việc bất đắt dĩ. Ở các thàng phố lớn tìm chỗ để xe ô tô có mái càng khó khăn hơn. Nếu ôtô để ngoài nắng thời gian dài thì nhiệt độ trong xe sẽ tăng rất cao do hiệu ứng nhà kính.
Nhiệt độ trong xe có thể lên tới hơn 80 độ C, nếu nhiệt độ ngoài trời đang khoảng 40 độ C. Do đó, các chi tiết trong xe đã được nhà sản xuất thiết kế để chịu được nhiệt độ cao. Cho nên việc sử dụng bạt chống nóng để bảo vệ ôtô khi đỗ ngoài trời được nhiều người lựa chọn.
Theo kinh nghiệm sử dụng ô tô anh Lê Huy Thắng người có nhiều năm làm trong nghề chia sẻ muốn phát huy hiệu quả tối đa bạt chống nóng cho ôtô phải chọn bạn dựa trên nhiều tiêu chí.
Chọn bạt phù hợp với kích thước của xe
Người mua bạt phải nắm rõ thông tin cơ bản về chiếc xe đang sử dụng. Không cần quá chi tiết nhưng họ cần biết rõ về dòng xe, đời xe, thương hiệu,… Không nên cung cấp những thông tin chung chung kiểu như: “Đó là xe 4 chỗ, 5 chỗ hay 7 chỗ,…” Số chỗ không thể phản ánh đúng kích thước và kiểu dáng chuẩn của chiếc xe.
Chiếc bạt vừa vặn với ô tô là nó ôm sát gọn vào thân xe, không phồng lên khi phủ. Bạt nhỏ gọn giúp dễ gấp lại, bảo quản và không chiếm quá nhiều diện tích trong xe. Chú ý nên mua bạt phủ chống nóng tại những địa chỉ uy tín và chọn sản phẩm có thương hiệu.
Ưu tiên chọn loại bạt có nhiều lớp
Tùy vào thương hiệu, bạt chống nắng có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng chống nắng thì bạt phải có cấu tạo ít nhất 2 lớp và bạt phải làm từ vật liệu có khả năng chống nóng hoặc cách nhiệt đặc chế. Có như vậy bạt mới giúp bảo vệ các chi tiết nội ngoại thất trước tác hại của ánh nắng, đồng thời ngăn ngừa khoang cabin tăng nhiệt.
Video đang HOT
Chọn bạt làm từ chất liệu tráng nhôm hoặc tráng bạc
Hiện nay, người tiêu dùng ưa chuộng loại bạt có lớp phản quang, tráng nhôm hoặc tráng bạc. Lớp phản quang làm giảm luồng nhiệt hấp thụ vào ô tô. So về tính hiệu quả, độ bền, lớp phản quanh tráng bạc có lợi thế hơn.
Một số sản phẩm bạt chống nóng cao cấp có lớp phản quang làm từ sợi carbon, sau đó phủ thêm lớp tráng bạc. Những người từng trải nghiệm đều đánh giá tốt loại bạt này. Hầu hết các loại bạt đều ghi rõ thông tin sản phẩm, đặc biệt là chất liệu. Do đó, nếu được giao một chiếc bạt không rõ thông tin thì nên từ chối mua.
Kiểm tra dây buộc cố định
Dây buộc cố định trên bạt chống nóng là một chi tiết khá quan trọng.
Buộc cố định bạt khá quan trọng. Bạn nên dành thời gian kiểm tra dây cố định, tiếp đến là dải phản quang – một chi tiết giúp bạn và người xung quanh nhận biết được vị trí xe đậu khi trời tối. Những bạt chống nóng chất lượng thường chứa nhiều dải phản quang ở các vị trí như: Gương chiếu hậu hai bên tai, đuôi xe, đầu xe,…
Những thứ cần bảo dưỡng trên ôtô điện
Nếu như động cơ xăng cần dầu để hoạt động nhưng động cơ điện chỉ cần điện để hoạt động
Những chiếc ôtô chạy bằng xăng, dầu truyền thống cần có dầu để bôi trơn rất nhiều bộ phận chuyển động trong động cơ cũng như hệ thống dẫn động. Các piston, van và các bộ phận chuyển động khác của động cơ cần phải lướt nhẹ nhàng qua nhau ở tốc độ rất cao, do đó dầu được thêm vào động cơ để bôi trơn các tương tác gần này.
Thêm dầu vào động cơ sẽ cho động cơ chạy mà không bị quá nóng. Sau một thời gian, các mảnh kim loại siêu nhỏ tích tụ trong dầu từ tất cả những lần tiếp xúc nhau trong động cơ, vì vậy cần xả dầu cũ và thêm dầu mới để giữ cho động cơ hoạt động tốt hơn. Nếu không thay dầu, động cơ nhanh chóng bị mài mòn, công suất hao hụt, thậm chí phải tháo động cơ (bổ máy) để sửa chữa.
Nhưng ngược lại, trong một chiếc ôtô điện, không có những điều trên xảy ra. Bởi ở cấp độ cơ bản nhất, ôtô điện di chuyển bằng cách sử dụng pin và động cơ điện. Không có piston động cơ, van hoặc bộ phận chuyển động cần bôi trơn, do đó việc thay dầu thường xuyên không cần thiết đối với xe điện.
Hệ dẫn động của xe điện phổ biến nhất đã loại bỏ tới 20 bộ phận chuyển động so với xe động cơ đốt trong. Do đó việc bảo dưỡng sẽ ít và đơn giản hơn, nhưng vẫn có những bộ phận trong ôtô điện cần phải bảo dưỡng thường xuyên.
Chất làm mát pin
Khối pin trên xe điện. Ảnh: EVSE
Nhiệt là một vấn đề lớn đối với ôtô điện, tương tự như động cơ đốt trong. Để quản lý nhiệt thoát ra từ pin lithium-ion, cần có chất làm mát.
Tất cả các mức nước làm mát cho pin, máy sưởi cabin và bộ kích điện của ôtô đều phải được kiểm tra. Trong khi hệ thống sưởi cabin có thể là một vấn đề nhỏ thì hai thành phần còn lại là cực kỳ quan trọng.
Việc xe điện bốc cháy đã từng xảy ra, có thể đó là kết quả của việc chủ sở hữu để pin quá nóng. Vì vậy, giữ cho mức chất làm mát cao là việc làm tốt nhất.
Dầu hộp số
Các mẫu xe Tesla và hầu hết các loại xe điện khác không sử dụng hộp số, vì vậy không cần quan tâm tới khái niệm dầu hộp số.
Tuy nhiên, chiếc Taycan chạy điện của Porsche đã tạo nên bước đột phá mới khi giới thiệu hộp số hai cấp cần được bảo dưỡng dầu hộp số. Vì vậy, nếu có nhiều mẫu xe điện có hộp số được sản xuất trong tương lai, người dùng sẽ phải quan tâm tới việc bảo dưỡng, thay thế dầu hộp số.
Má phanh
Chi tiết này hiếm khi phải thay vì hệ thống phanh tái sinh trên xe điện giúp giảm mài mòn phanh bằng cách chuyển đổi động năng của ôtô đang chuyển động thành năng lượng điện cho pin.
Về cơ bản, hệ thống phanh tái sinh là phương tiện chính để làm chậm ôtô, giảm độ mòn má phanh.
Hệ thống phanh tái sinh trên xe điện là một phần quan trọng của thiết bị phát điện. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng hệ thống phanh hoạt động bình thường, điều này rất quan trọng vì ngoài tạo ra năng lượng, đây cũng là chi tiết chính để giảm tốc xe, do đó phanh cần phải kiểm tra thường xuyên.
Phần mềm bên trong ôtô
Phần mềm là thành phần quan trọng của hệ thống quản lý công suất trong xe điện và có một hệ thống quản lý động cơ tương tự được áp dụng trên tất cả các xe đốt trong hiện đại và sẽ phải cập nhật tại các đại lý. Tuy nhiên, Tesla đã thiết lập một tiền lệ mới bằng cách cập nhật phần mềm từ xa. Việc gửi các bản cập nhật qua mạng sẽ cung cấp các tính năng mới và các chỉnh sửa nâng cao hiệu quả để quản lý pin.
Ngoài các bộ phận trên, các chi tiết như bản lề cửa cần được bôi trơn và lốp xe bơm ở mức thích hợp là những việc cần bảo dưỡng giống như xe động cơ đốt trong. Ngoài ra, vẫn có các mối quan tâm mà chủ xe cần ghi nhớ.
Sở hữu và bảo trì xe điện dài hạn
Việc sở hữu một chiếc ôtô thông thường kéo dài khoảng 3-10 năm. Có thể chủ xe không có kế hoạch giữ một chiếc xe hơi trong 10 năm, nhưng nếu có, việc bảo dưỡng xe thường xuyên là một nhu cầu lớn. Đây là lúc mọi thứ bắt đầu trở nên đắt đỏ đối với xe điện.
Khoảng bảy năm một lần cần "tổng vệ sinh" hệ thống làm mát bằng việc tháo nước, làm sạch và đổ đầy tất cả các đường nước của ôtô. Việc đáng lo ngại nhất là pin trong xe điện có thể thay thế trong khoảng 12 năm nếu sử dụng ổn định. Chi phí thay thế khoảng 1.000-6.000 USD, tương tự thay thế động cơ đốt trong trên xe hơi thông thường.
Các chuyên gia cho rằng vòng đời xe điện có thể đạt mức trung bình khoảng gần 500.000 km trong vài năm tới.
Hướng dẫn kiểm tra lốp xe thế nào trước những chuyến đi xa Để đảm bảo an toàn cho bạn và những người thân yêu trong những chuyến đi xa bằng ô tô hãy kiểm tra ô tô thật kỹ, đặc biệt là lốp xe. Các bước tiến hành kiểm tra lốp xe bao gồm. Kiểm tra trước mỗi khi lăn bánh Các chuyên gia khuyên rằng, ngay trước khi khởi động xe, lái xe cần...