Sử dụng ánh sáng để điều trị ung thư vú
Một nghiên cứu mới đang được thực hiện có thể dùng ánh sáng để tấn công tế bào ung thư vú giai đoạn cuối.
Shutterstock
Tiến sĩ Nalinikanth Kotagiri (thuộc Trung tâm Ung thư Cincinnati, ở Ohio, Mỹ) vừa nghiên cứu việc sử dụng ánh sáng tấn công vào các tế bào ung thư vú ở giai đoạn cuối, theo Medical News Today.
Đây là liệu pháp sử sụng ánh sáng và chất nhạy cảm với ánh sáng, được sử dụng kết hợp với ô xy phân tử để tiêu diệt tế bào ung thư.
Nó hoạt động trên một nguyên tắc đơn giản, chất nhạy cảm với ánh sáng, vốn không độc hại, được đưa vào một số mô có thể gây chết tế bào khi được kích hoạt bởi ánh sáng.
Nhóm nghiên cứu đánh giá phương pháp có hiệu quả cao trong việc kiểm soát ung thư từ giai đoạn sớm đến giai đoạn nặng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Kotagiri giải thích vẫn còn một số hạn chế đối với liệu pháp ánh sáng như: ánh sáng không thể thâm nhập sâu vào mô; các loại thuốc nhạy cảm ánh sáng cần ô xy để hoạt động nhưng nhiều khối u, bao gồm khối u vú, nằm ở khu vực có rất ít hoặc không có ô xy. Những hạn chế này gây cản trỏ hiệu quả áp dụng liệu pháp ánh sáng trong điều trị ung thư vú.
Tiến sĩ Kotagiri cho biết nhóm nghiên cứu có thể đã tìm ra cách để khắc phục những hạn chế này.
Hiện nay, ba phương pháp chính để điều trị ung thư là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Các nhà khoa học đánh giá, nếu được chứng minh có lợi, liệu pháp ánh sáng này có thể được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư 5 đến 10 năm tới.
Theo thanhnien
Căn bệnh khiến diễn viên ngực 1m nổi tiếng suy sụp ở tuổi 22
"Hồng nhan bạc phận" là câu nói dành cho cuộc đời của nàng "Phan Kim Liên" Dương Tư Mẫn sau khi phải cắt bỏ vòng một lên đến 1m vì ung thư vú.
Video đang HOT
Năm 1995, khán giả màn ảnh nhỏ Hồng Kông "phát sốt" với nhân vật Phan Kim Liên nóng bỏng và vô cùng hợp vai, mang đến cho bộ phim Tân Kim Bình Mai một lượng người hâm mộ không nhỏ. Đảm nhiệm vai diễn này là Dương Tư Mẫn, một trong những nữ diễn viên nổi tiếng thập niên 90.
Dương Tư Mẫn vào vai Phan Kim Liên nổi tiếng khiến khán giả nhớ mãi
Dương Tư Mẫn tên thật là Asami Kanno, sinh ngày 16/4/1977 tại Nhật Bản. Cô sang Đài Loan phát triển sự nghiệp từ năm 1994 và đổi tên thành Dương Tư Mẫn. Hành trang lúc bấy giờ của cô gái đến từ đất nước mặt trời mọc - chỉ có một gương mặt xinh xắn và vòng một khủng với số đo lên tới 1 mét.
So với nhiều đàn chị đã thể hiện vai Phan Kim Liên trước đó, Dương Tư Mẫn đã tạo nên một hình ảnh thật nhất và cũng táo bạo nhất khi xuất hiện với nhiều cảnh cảnh nóng cùng Tây Môn Khánh. Cô còn được báo chí bình chọn "Phan Kim Liên táo bạo nhất trên màn ảnh Hoa ngữ thế kỷ 20". Thế nhưng, sự nghiệp diễn xuất của Dương Tư Mẫn bị khựng lại khi cô phát hiện ở ngực có một khối u ác tính.
Cô đã trải qua những ngày tháng bế tắc, suy sụp tột cùng khi các bác sĩ khẳng định cô đã mắc căn bệnh ung thư vú, chỉ có thể giữ mạng sống khi cắt bỏ ngực. "Nhiều người nói rằng, tôi may mắn hơn đồng nghiệp vì sở hữu thân hình đáng ngưỡng mộ. Nhưng hiện tại tất cả đã chấm dứt, tôi tự hiểu, sau ca phẫu thuật này, mọi thứ đã không thể trở lại như cũ. Nhưng không còn lựa chọn nào khác" - nữ diễn viên tâm sự.
Biểu tượng quyến rũ đau đớn chấp nhận sự thật rằng, để giữ lại mạng sống cô phải từ bỏ vòng ngực 1 mét đáng tự hào. Sau phẫu thuật "núi đôi" của Dương Tư Mẫn chỉ còn 82cm. Nữ diễn viên chia sẻ: "Khi đó tôi mới 22 tuổi. Mọi thứ đang ở trước mắt nhưng lại nhanh chóng đóng sập lại".
Sau khi cắt bỏ ngực, sự nghiệp của Dương Tư Mẫn cũng kết thúc
Năm 1999, cô lên bàn mổ, chấm dứt sự nghiệp và sống quy ẩn từ đây. Rất nhiều người hâm mộ đã bày tỏ sự tiếc nuối cho Dương Tư Mẫn và sợ hãi căn bệnh ung thư vúmà cô mắc phải.
Căn bệnh mà Dương Tư Mẫn mắc phải nguy hiểm như thế nào?
Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, cứ 100.000 người lại có khoảng 18 người bị ung thư vú, đa số là phụ nữ. Ước tính trung bình mỗi năm có tới khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.
Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư sẽ hình thành một khối u ở vú và có thể lan tới bất cứ nơi nào trên cơ thể. Vị trí xâm lấn nhiều nhất đó là xương. Khoảng 70% trường hợp ung thư vú di căn bị ung thư xương. Khi di căn sang xương các tế bào ác tính có thể làm phá hủy xương, gây loãng xương nghiêm trọng nhất là dẫn đến gãy xương.
Ung thư vú là căn bệnh đe dọa tính mạng của đa số phụ nữ
Dấu hiệu để nhận biết ung thư vú đã di căn sang xương là đau xương, xương yếu, gãy xương, thiếu máu,... Với biểu hiện đau xương, cơ đau có thể là đau buốt, thỉnh thoảng mới đau hoặc đau âm ỉ, cơn đau có cảm giác như không bao giờ khỏi.
Theo thống kê, khoảng 50% số phụ nữ mắc bệnh đến khám lần đầu do tự sờ được khối u ở vú. Như vậy, muốn phát hiện được ung thư vú sớm, chị em cần biết tự khám cho mình thường xuyên mỗi tháng một lần.
Khi tự khám cho mình tại nhà, phụ nữ có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường như sờ được khối u nhỏ ở vú, thấy chảy dịch ở núm vú ngoài thời kỳ cho con bú, thay đổi màu da ở vú... Nếu thấy biểu hiện này, chị em cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn ngay.
7 thói quen đơn giản giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc ung thư vú
1. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Đi bộ nhanh, tập gym, aerobics, yoga... hãy chọn hình thức tập luyện phù hợp với bạn và tập hàng ngày trong khoảng 45 phút để giảm nguy cơ ung thư vú.
2. Ưu tiên các thực phẩm từ thực vật
Ngũ cốc nguyên cám, hoa quả, rau, các loại hạt là những thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
3. Chất xơ
Chất xơ là thành phần quan trọng giúp phòng ngừa ung thư. Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và tống khứ các hợp chất gây ung thư ra khỏi cơ thể. Bạn hãy tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn.
4. Tránh thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa những thành phần độc hại làm tăng nguy cơ ung thư. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn thực phẩm tươi. Đây là một trong những bí quyết quan trọng để phòng ngừa ung thư.
5. Lựa chọn chất béo khôn ngoan
Hãy hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans có trong thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh.
6. Bổ sung thực phẩm chống ung thư
Hệ miễn dịch cần khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây ung thư. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, các vitamin A, C, E, selen và dưỡng chất thực vật để hỗ trợ hệ miễn dịch.
7. Nấu nướng đúng cách
Thay vì chiên, rán ngập dầu, bạn hãy hấp hoặc nướng. Ngoài ra, bạn nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát để tránh bị hỏng. Sử dụng loại hộp đựng phù hợp với lò vi sóng. Tuyệt đối không ăn thực phẩm có dấu hiệu mốc hoặc có mùi.
An An (Dịch theo Happytify)
Theo vietnamnet
Mẹ đơn thân 2 lần bị ung thư vú tiết lộ điều quan trọng mọi phụ nữ cần biết Emma Campbell, bà mẹ 4 con, đang chiến đấu với bệnh ung thư vú lần thứ 2, chia sẻ câu chuyện đáng kinh ngạc của mình và thúc giục những bà mẹ khác chớ bỏ qua những điều này. Tháng 10 là tháng nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú. Đây là thời điểm những người bị ung thư hay những...