Sử dụng AI để ngăn gấu tấn công người tại Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch thử nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện gấu hoang dã, trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ loài động vật này tấn công người.
Một chú gấu nâu đi trong Công viên Quốc gia Shiretoko, Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo một nguồn tin chính phủ Nhật Bản, trong hệ thống này, công nghệ AI sẽ xử lý các hình ảnh ghi được từ camera an ninh để phát hiện gấu và thông báo tới cơ quan chức năng. Đây là các camera giám sát và quản lý thảm họa, hoặc thuộc sở hữu của các công ty tiện ích công cộng. Kế hoạch thí điểm dự kiến sẽ được bắt đầu từ mùa Hè này ở tỉnh Toyama, miền Trung Nhật Bản. Nếu thử nghiệm cho thấy hiệu quả, hệ thống AI này sẽ được áp dụng tại các tỉnh khác nơi thường xuyên ghi nhận sự xuất hiện của gấu ở gần khu vực dân cư.
Ngoài ra, tỉnh Iwate ở Đông Bắc Nhật Bản cũng tiến hành một thử nghiệm giám sát gấu, bằng cách sử dụng các camera tự động có thể phát hiện chuyển động của động vật.
Tính trong năm tài chính vừa kết thúc tháng 3 vừa qua, tại 19 tỉnh của Nhật Bản đã xảy ra tổng cộng 198 vụ người dân bị gấu tấn công, khiến 219 người thương vong, trong đó có 6 người thiệt mạng. Đây là mức thiệt hại cao nhất kể từ năm tài chính 2006 khi các số liệu này bắt đầu được thu thập. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gấu di chuyển tới khu vực của con người được cho là do nguồn thức ăn của gấu ngày càng khan hiếm. Chính phủ Nhật Bản đang đẩy mạnh các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng gấu tấn công người. Trong kế hoạch được soạn thảo hồi tháng 2 vừa qua, mấu chốt để ngăn chặn tình trạng này là việc nhanh chóng phát hiện gấu khi chúng xuất hiện ở những vùng đô thị cũng như kịp thời chia sẻ thông tin giữa cảnh sát và cộng đồng dân cư.
Video đang HOT
Nhật Bản bắt đầu thí điểm chế biến sò điệp tại Việt Nam từ ngày 8.1
Các công ty hải sản Nhật Bản dự kiến bắt đầu chế biến sò điệp Hokkaido tại Việt Nam từ ngày 8.1 trong động thái tìm kiếm lao động chi phí thấp hơn, do thiếu hụt lao động trong nước.
Sò điệp Nhật sẽ được chế biến tại Việt Nam trước khi xuất ngược lại thị trường Nhật. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NIKKEI ASIA
Tờ Nikkei Asia ngày 6.1 đưa tin nhà bán lẻ hải sản trên mạng Foodison đang hợp tác với các công ty khác, bao gồm nhà bán sỉ Ebisu Shokai, các nhà giao dịch Ocean Road và Nosui để thí điểm một container sò điệp nguyên vỏ, tương đương hơn 20 tấn.
Theo thỏa thuận, sò điệp của Ebisu Shokai sẽ được Ocean Road mua và xuất sang Việt Nam để chế biến và gửi ngược lại Nhật để bán tại các nhà hàng cũng như các nhà bán lẻ của Foodison, Ebisu Shokai và Nosui.
Ocean Road là công ty có kinh nghiệm tương tự với tôm và cua, khi chế biến tại Việt Nam để bán ở thị trường Nhật.
Lô đầu tiên đã được gửi đến Việt Nam, nơi cơ sở chế biến sẽ sản xuất sò điệp nửa vỏ để nấu nướng cũng như dùng làm sushi và đông lạnh để ăn sống. Các công ty sẽ cân nhắc triển khai thêm dựa trên kết quả từ lô này.
"Nếu giá sản phẩm giảm, chúng có thể được các chuỗi sushi băng chuyền và các nhà điều hành cửa hàng tiện lợi lớn sử dụng", theo một đại diện bộ phận hải sản đông lạnh thuộc Nosui, công ty chuyên bán hải sản đã chế biến cho mục đích thương mại.
Chi phí nhân công chế biến ở Việt Nam chỉ bằng 20-30% so với ở Nhật. Đối với sò điệp dùng làm sushi hoặc ăn sống, giá dự kiến sẽ thấp hơn so với các sản phẩm chế biến tại Nhật ngay cả sau khi tính cả chi phí vận chuyển.
Sò điệp còn nửa vỏ, vốn cần ít công chế biến hơn, dự kiến sẽ có giá tương đương với sò điệp chế biến tại Nhật. Nhưng cho dù vậy, vẫn không có đủ nhân công ở Nhật và việc chế biến cần thời gian, theo ông Kenichiro Hoshino, một quản lý tại Foodison.
"Thay vì để sò điệp chưa bóc vỏ tồn kho, tốt hơn hết bạn nên chế biến chúng ở nước ngoài và bán cho khách hàng", ông cho biết.
Các cơ sở ở Việt Nam có chứng nhận HACCP, tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, và sò điệp chế biến tại đây có thể xuất sang các thị trường khác ngoài Nhật. Do đó, các công ty sẽ cân nhắc bán sang châu Âu và Mỹ.
Nhật sản xuất 500.000 tấn sò điệp chưa bóc vỏ vào năm 2022, khoảng 140.000 tấn được xuất sang Trung Quốc, trong đó 100.000 tấn được gửi nguyên vỏ để chế biến. Kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản Nhật vào tháng 8.2023, số sò điệp tồn kho tăng lên.
Trong khi đó, nhu cầu tại các thị trường khác có giới hạn và chúng không được chế biến kịp tại Nhật để cung ứng trong nước, do tình trạng thiếu hụt nhân công.
Chính phủ Nhật đã đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ bao gồm trợ cấp để trang trải chi phí thiết bị chế biến và bảo quản.
Chiêu dùng chó, ăng-ten, mật ong ngăn gấu tấn công người ở Nhật Hàng ngàn con gấu bị bắn ở Nhật Bản mỗi năm khi số vụ gấu tấn công gây thương vong cho con người ngày càng tăng. AFP ngày 21.12 đăng một bài viết cho rằng những cuộc di cư của con người khỏi các vùng nông thôn, xã hội già hóa của Nhật Bản, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu ảnh...