Sự dối trá đang ăn mòn Trung Quốc
Đó hẳn là điều mà giới phân tích thế giới đang phải thốt lên khi chứng kiến những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, khi mà sự dối trá đang lan tràn trong khắp xã hội cũng như bộ máy quản lý của nền kinh tế thứ hai thế giới.
Khai báo khống mức độ tăng trưởng để lấy thành tích giờ đây đã là một điều lạc hậu ở Trung Quốc, dù nó vẫn đang diễn ra hàng năm ở hầu khắp các tỉnh thành của nước này, giờ đây khai báo khống các đề xuất ngân sách cho các dự án phát triển để đục khoét ngân sách nhà nước mới đang là điều thịnh hành đối với các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc.
So với việc khai báo khống thành tích tăng trưởng hàng năm vốn là điều đã trở thành thông lệ đối với các quan chức địa phương ở Trung Quốc, thì việc đưa ra các đề xuất ngân sách cho các dự án ảo được xem là một bước ngoặt của hoạt động tham nhũng ở nền kinh tế thứ hai thế giới.
Nếu như các quan chức địa phương hoàn toàn có thể khai khống thành tích tăng trưởng ở địa phương mình lên một chút vào cuối năm mỗi khi báo cáo số liệu lên chính phủ Trung Quốc, và điều này được xem là an toàn khi đó không chỉ là một căn bệnh mà địa phương nào ở Trung Quốc cũng mắc phải và chính phủ sẽ không sờ đến nếu không có những gì lý do đặc biệt, thì nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các quan chức lãnh đạo địa phương “dám liều” là sẽ rất khó phát hiện ra những điều chỉnh này.
Việc tính toán các số liệu để đưa ra con số tăng trưởng ở địa phương là một công việc phức tạp và chỉ có các quan chức ở mỗi vùng mới có thể xử lý được, con số tăng trưởng sau khi được tính toán xong sẽ được chuyển lên chính phủ để đưa ra tốc độ tăng trưởng của cả nước.
Vì thế, nếu như việc khai báo khống thành tích là tương đối an toàn do công việc tính toán số liệu nằm hoàn toàn trong tay chính quyền địa phương, thì việc đưa ra các đề xuất ngân sách ảo bị coi là nguy hiểm hơn rất nhiều ở Trung Quốc. Các quan chức cấp bộ ở trung ương có thể dễ dàng kiểm tra tính xác thực các khoản ngân sách được đề xuất và Ủy ban kiểm tra quốc gia luôn kiểm soát chặt các nguồn vốn ngân sách. Nhưng sự kiểm soát chặt chẽ đó cũng vẫn không ngăn chặn được việc số đề xuất ngân sách ảo đang ngày càng tăng lên hàng năm ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong động thái mới nhất, bộ Tài chính Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không cấp ngân sách trị giá 313 tỉ Nhân dân tệ, tương đương với 51 tỉ USD, sau khi phát hiện ra một loạt các dự án ảo được đề xuất ngân sách trong năm 2015. Sự tham nhũng đáng báo động của Trung Quốc đã lên tới mức chính phủ giờ đây cũng đang là đối tượng để các tham quan nước này bòn rút bằng các thủ đoạn mờ ám.
Việc Bộ Tài chính Trung Quốc công khai tuyên bố chấm dứt các khoản chi ngân sách được gọi là “sai sự thật” này được xem là một đòn nặng giáng thẳng vào nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ nước này. Trong thời gian qua, chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn vẫn được gọi là “Đả hổ đập ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình triển khai đã gây được một tiếng vang lớn, số quan chức bị bắt giữ và điều tra đã lên tới 70.000 người, trong số đó có không ít các quan chức cao cấp nhất.
Nhưng sự cố gắng đó có vẻ như vẫn không làm suy giảm mức độ tham nhũng nghiêm trọng ở nước này, khi mà giờ đây thay vì các hình thức tham nhũng ngầm thì các tham quan đã có những hành vi mà nhiều học giả Trung Quốc gọi là tham nhũng công khai. Thay vì các hình thức tham nhũng truyền thống như nhận hối lộ hay bòn rút ngân quỹ, các quan chức Trung Quốc lại liều lĩnh lập ra các dự án giả mạo rồi đề xuất ngân sách nhà nước.
Giới phân tích cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thắt chặt vấn đề nợ công của các địa phương. Trong bối cảnh tổng mức nợ công Trung Quốc đang sắp chạm mốc 60% GDP mà quá nửa số đó là nợ công của các địa phương, việc Bắc Kinh tăng cường kiểm soát nợ công ở các địa phương đang khiến các lỗ hổng ngân sách ở các địa phương Trung Quốc đang có nguy cơ bị phanh phui hơn bao giờ hết.
Trong tình hình đó cần có các nguồn tài chính để bù đắp vào các lỗ hổng này trước khi bị điều tra. Tình hình khẩn thiết đến mức nhiều nhà lãnh đạo các tỉnh đang bắt đầu một cuộc chạy đua lập ra các dự án phát triển không có thật ở địa phương của mình để xin cấp ngân sách đầu tư từ trung ương.
Các chuyên gia quốc tế và các học giả Trung Quốc cũng đang cảnh báo một hậu quả nghiêm trọng từ việc gian lận ngân sách này hơn là sự thất thoát ngân sách đơn thuần. Trên thực tế, nó đang cảnh báo một xu hướng trong đó chính quyền ở các địa phương đang tìm cách đẩy khoản nợ công ở địa phương mình lên cho trung ương, và đây được xem là một hiểm họa khôn lường.
Việc Bắc Kinh bắt tay vào điều tra nợ công ở các tỉnh đang vừa đe dọa đến chức vụ của các nhà lãnh đạo địa phương, lại vừa đe dọa phanh phui khoản nợ công khổng lồ ở đây và từ đó buộc các địa phương phải thắt lưng buộc bụng để thanh toán dần khoản nợ.
Vì thế, bằng cách đề xuất ngân sách cho các dự án ảo, các quan chức địa phương đang bắt chính phủ ở Bắc Kinh phải gánh bớt một phần khoản nợ công ở các tỉnh, theo đó chính Bắc Kinh đang phải móc hầu bao ra thanh toán bớt nợ công cho các địa phương mà không hề hay biết.
Và nếu như từ trước đến nay các học giả Trung Quốc vẫn cho rằng việc cho phép báo cáo khống thành tích là điều bình thường miễn là trong giới hạn cho phép, để tô hồng tình hình phát triển của đất nước, thì rõ ràng giờ đây nó đã không còn đơn giản như thế nữa. Việc cho phép các địa phương khai khống thành tích cũng đồng nghĩa với việc cho phép họ khai khống để bóp nặn tiền của trung ương, một khi họ cảm thấy cần thiết.
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Reuters
Trung Quốc đề cao tầng lớp trung lưu
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đánh giá sự nổi lên của tầng lớp trung lưu ở nước này không đặt ra thách thức đối với quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: SCMP)
Bước sang ngày thứ hai của chiến dịch tuyên truyền cho học thuyết chính trị "Tứ toàn" của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã nỗ lực phân tích, phổ biến tầm nhìn của ông Tập. Theo thứ tự, "Tứ toàn" lần lượt bao gồm: Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm ngặt toàn diện.
Trong nỗ lực tuyên truyền ấy, một bài báo của Nhân dân nhật báo phát hành thông qua ứng dụng tin nhắn phổ biến WeChat cho biết tầng lớp trung lưu ngày càng có tiếng nói giá trị, trở thành một lực lượng quan trọng trong việc duy trì ổn định xã hội. Bài báo này khẳng định xã hội mà không có một tầng lớp trung lưu, chẳng hạn như Trung Đông và Mỹ Latinh, phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị và sự hỗn loạn.
Bài viết nhấn mạnh rằng tầng lớp trung lưu gia tăng sẽ không đối đầu với chế độ mà còn hỗ trợ tính chính danh của Đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc. Tác giả cũng chỉ ra các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo rằng các tầng lớp trung lưu trở thành một phần của xã hội "chính thống".
Trong khi đó, một xã luận khác của tờ Nhân dân nhật báo ngày hôm qua giải thích thuật ngữ "xây dựng xã hội khá giả" bằng cách kết hợp nó với thuật ngữ "Giấc mơ Trung Hoa" vốn được công Tập đưa ra sau khi lên nắm quyền. Bài viết dài 2.000 chữ này sau đó được dẫn lại trên Tân Hoa Xã, các báo đảng của địa phương và chương trình tin tức của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Tổng cộng có năm xã luận sẽ được công bố với các nội dung khác nhau để giải thích về học thuyết "Tứ toàn".
Tầng lớp trung lưu là một bộ phận quan trọng của mọi nền kinh tế. Các chuyên gia đánh giá tầng lớp này là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiêu dùng, dễ bị tác động đến thu nhập nhất theo tình trạng sức khỏe của tình hình kinh tế.
Nếu tình hình kinh tế khả quan, lượng người gia nhập giới thượng lưu từ tầng lớp trung lưu sẽ tăng lên. Còn khi tình hình kinh tế ảm đạm, số người thuộc giới trung lưu sẽ bị đẩy xuống các tầng lớp thấp hơn, hoặc ít nhất cũng bị giảm thu nhập một cách đáng kể. Do đó, những nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc dễ đối mặt với bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, đảm bảo hiện trạng giới trung lưu có thu nhập và đời sống sung túc sẽ là một biện pháp hiện thực hóa nội dung đầu tiên trong thuyết "Tứ toàn" là "xây dựng xã hội khá giả".
Học thuyết chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn được tuyên truyền rộng rãi và từng bước đi vào đời sống trước khi được ghi nhận trong Hiến pháp và Điều lệ Đảng. Chủ tịch Giang Trạch Dân có thuyết "Ba đại diện", Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thuyết "Tầm nhìn phát triển khoa học", trước đó là "Bốn hiện đại hóa" của Chu Ân Lai, "Cải cách và mở cửa" của Đặng Tiểu Bình.
Theo Nguyên Bảo (theo South China Morning Post)
Thế giới và Việt Nam
Trung Quốc xuất bản lời thú tội của các quan chức "ngã ngựa" Cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua 25/2 tuyên bố mở thêm một mặt trận mới trong chiến dịch chống quan tham, xuất bản lời thú tội của những người bị bắt nhằm cảnh báo và giáo dục các quan chức nước này. Cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, một "hổ lớn" đã "sa lưới" trong...