Sự “độc tài” và tham vọng thâu tóm Kpop của tập đoàn bành trướng nhờ sự thành công của BTS
Hoàn thành thương vụ mua lại 14,8% cổ phần SM, công chúng càng thấy rõ hơn tham vọng thâu tóm của HYBE.
Ngày 22/2, CEO của HYBE Labels đăng tải tâm thư thông báo tập đoàn giải trí nhà BTS đã hoàn tất việc mua lại 14.8% cổ phần từ Lee Soo Man, chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của SM. Kể từ khi nổ ra thông tin về thương vụ này, fan Kpop và dư luận nói chung đều ngỡ ngàng trước tiềm lực tài chính của HYBE.
HYBE có tiền thân là Big Hit được Bang Si Hyuk thành lập năm 2005. Những năm đầu, Big Hit chật vật hoạt động, mờ nhạt trên bản đồ Kpop. Năm 2013, BTS ra mắt khi Big Hit đang đứng trên bờ vực phá sản với số nợ khổng lồ. Theo concept Hip-hop hầm hố, tân binh BTS không nhận được sự đầu tư đúng mức, 7 chàng trai thực sự đã đi lên từ con số âm thay vì con số không.
Không có BTS, sẽ không có HYBE hiện tại
Năm 2016 đánh dấu sự khởi sắc của BTS lẫn công ty khi Spring Day – Fire trở thành hit quốc dân tại Hàn. Chỉ cần ba năm, 2019 BTS vươn ra khỏi biên giới Hàn Quốc, lần lượt chinh phục Billboard Hot 100, nhận về đề cử Grammy và có hàng triệu fan trên toàn thế giới. Sự lan toả toàn cầu của BTS mang về cho công ty lợi nhuận khổng lồ, cứu Big Hit khỏi nợ nần và “thay máu” thành HYBE – thế lực giải trí nổi bật nhất. HYBE đang ngày càng thể hiện rõ sự “độc tài” và tham vọng thâu tóm thông qua việc liên tiếp mua cổ phần các đế chế giải trí hay mua đứt công ty nhỏ, biến Kpop thành hệ sinh thái thu nhỏ nơi HYBE nắm phần lớn khả năng chi phối.
Mua lại công ty giải trí vừa và nhỏ, tranh giành cổ phiếu Big 3 và thâu tóm loạt hãng thu nước ngoài
Thu mua Source Music vào tháng 7/2019 là bước đi “bành trướng” đầu tiên của HYBE. Thời điểm này, Source Music đang sở hữu GFriend – nhóm nữ đang ăn nên làm ra và đứng hàng top nổi bật của thế hệ 3, việc Source Music về dưới trướng Big Hit đã vấp phải không ít phản đối của fan nghệ sĩ. Thế nhưng, việc mua lại vẫn được tiến hành vì mối quan hệ đặc biệt giữa Bang Si Hyuk cùng hai người đứng đầu. Source Music hiện tại trực thuộc HYBE đang phát triển trực tiếp nhóm nhạc nữ LE SSERAFIM.
Source Music hiện tại phát triển trực tiếp LE SSERAFIM
Video đang HOT
Năm 2020, Big Hit đổi tên thành HYBE và tiếp tục thu mua Pledis Entertainment – công ty chủ quản của Nu’est và SEVENTEEN. Nắm quyền quản lý công ty này, HYBE nghiễm nhiên sở hữu SEVENTEEN, nhóm nhạc nam Kpop có sức ảnh hưởng tại quốc tế tiếp bước BTS. Sự thành công liên tiếp của 2 nhóm nhạc nam ở thị trường Mỹ đã đặt nền móng cho nhiều sự sát nhập khủng khác.
Mua Pledis Ent., HYBE có thêm SEVENTEEN đi xa tại quốc tế
Đặc biệt, tham vọng thâu tóm Kpop đã thể hiện từ những ngày đầu Big Hit trở thành HYBE khi tập đoàn này ra sức gom mua cổ phần của JYP, YG và đặc biệt là SM. Năm 2021, HYBE đã tham gia vào việc tranh giành cổ phiếu SM cùng Kakao và tập đoàn CJ, bị Lee Soo Man từ chối. “Vật đổi sao dời”, cuối cùng Lee Soo Man vì cứu nguy cho bản thân đã bán phần lớn cổ phần, đưa HYBE trở thành cổ đông lớn nhất SM với 14,8% vào ngày 22/2 mới đây. Việc “nắm giữ” SM có tác động to lớn đến thị trường, khi SM là công ty lớn, trụ cột Kpop 30 năm và đã tạo ra hàng loạt biểu tượng. Fan lo ngại khả năng ảnh hưởng của HYBE lên SM sẽ mang đến hậu quả “SM mất chất, Kpop mất cân bằng”.
Lee Soo Man từng phản đối việc chia 5 xẻ 7 SM, cuối cùng lại bán phần lớn cổ phần cho HYBE
Bên cạnh việc “càn quét” các công ty giải trí nội địa, HYBE còn khiến công chúng sốc khi vào tháng 4/2021, HYBE mua lại toàn bộ cổ phần Ithaca Holdings – công ty do Scooter Braun, quản lý lâu năm của Justin Bieber dẫn dắt thông qua chi nhánh tại Mỹ có tên HYBE America. Đến tháng 2/2022, ngay trong bão dư luận hướng về HYBE và SM, tập đoàn này còn có thương vụ mua lại QC Music – label hip hop Mỹ có các nghệ sĩ như Migos, Lil Baby, Lil Yachty,… để nâng sức ảnh hưởng tại xứ cờ hoa.
HYBE còn thu mua nhiều hãng thu tại Mỹ, trở thành đồng cổ đông bên cạnh Justin Bieber, Ariana Grande tại công ty của Scooter
Khả năng can thiệp vào câu chuyện sáng tạo, bỏ bê nghệ sĩ của các công ty đã thu mua
Việc fan SM phản đối HYBE can thiệp vào quản lý nghệ sĩ không phải vô căn cứ. Nhìn từ những trường hợp thực tế, có thể thấy HYBE có xu hướng can thiệp “thô bạo”, thay đổi hoàn toàn concept của các nhóm nhạc thuộc công ty đã thu mua. GFriend là minh chứng rõ ràng nhất.
GFriend vốn thành công với concept thanh thuần, trong sáng
Từ nhóm nhạc có concept nữ sinh trong sáng thành công bậc nhất, GFriend mất dần sức hút và đi đến kết cục tan rã vào năm 2021 – chỉ 2 năm sau khi về HYBE. Làm nên tên tuổi từ Me Gusta tu, Rough,… GFriend từng là nhóm nhạc nữ nổi bật nhất, cạnh tranh trực tiếp với TWICE trong thời gian BLACKPINK chỉ mới là tân binh. Về HYBE, GFriend ra một vài sản phẩm nhỏ giọt, bao gồm MV Apple và MAGO đều không để lại ấn tượng
Việc chuyển đổi hình tượng, ekip làm nhạc bị thay mới khiến nhóm mất sức hút
Từ concept dễ thương, trong sáng, GFriend chuyển mình theo hình tượng trưởng thành không hợp gu công chúng. Nhóm bị thay hoàn toàn ekip, nhạc do đội ngũ HYBE bao gồm FRANTS, Pdogg, Bang Si Hyuk,… sản xuất và MV được quay bởi đạo diễn chuyên làm MV cho HYBE, chính điều này đã phá vỡ màu sắc mà GFriend được xây dựng tại Source Music. Việc thay đổi nhận về phản ứng không đáp ứng kì vọng, HYBE dần bỏ bê GFriend, khiến nhóm đóng băng hoạt động rồi tan rã trong sự bất mãn của các thành viên.
HYBE sẽ thâu tóm Kpop thông qua SM?
Là công ty giải trí lớn mạnh và bền vững nhất, SM đã có thời gian “thống trị” Kpop bên cạnh JYP – YG ngót nghét 3 thập kỷ. Loạt nghệ sĩ được SM tạo ra trở thành biểu tượng, đại diện cho từng thế hệ Kpop. Một tập đoàn giải trí non trẻ như HYBE “tranh chấp” quyền quản lý SM không đơn thuần là câu chuyện kinh tế. Các chuyên gia đã đưa ra phân tích về khả năng thâu tóm Kpop của HYBE thông qua SM. SM hiện tại vẫn nắm giữ những nhóm nhạc có sức ảnh hưởng, ăn nên làm ra và được coi là đối thủ trực tiếp của các idol nhà HYBE cũng như YG, JYP.
aespa được coi là đối thủ cạnh tranh của LE SSERAFIM, NewJeans
NCT là nhóm nhạc nam có doanh thu ổn định
Nếu nắm quyền quản lý, có khả năng cao HYBE sẽ giải thể bớt những nhóm vừa và nhỏ, có định hướng biến “đối thủ cạnh tranh” trở thành sân sau. Lịch trình của aespa, NCT hay các nghệ sĩ đang có kế hoạch ít nhiều bị ảnh hưởng. Kế hoạch SM 3.0 bao gồm debut nhóm nhạc nam/ nữ mới, phát triển mô hình metaverse đều bị chi phối. Khả năng các thực tập sinh đến từ Trung Quốc, Đông Nam Á giảm đi do xu hướng của HYBE thường tìm kiếm tài năng mới từ Nhật, Úc. Lee Soo Man bị tước quyền điều hành sẽ làm cho bản sắc của SMTOWN bị hao tổn, thậm chí hoàn toàn mất đi.
SMTOWN có nguy cơ bị mất bản sắc
HYBE sẽ liên tục cho ra mắt các dự án có định hướng tiến ra quốc tế. Đây cũng được coi là tín hiệu đáng mừng cho các nghệ sĩ đang thuộc SM. Với kỹ năng trình diễn, âm nhạc riêng biệt sẵn có, tiềm lực tài chính của HYBE là “bệ đỡ” thuận lợi để idol SM quảng bá toàn cầu. Nhưng không có sự đảm bảo nào cho việc HYBE chắc chắn đầu tư cho idol SM. Không ít nhận định cho rằng Kpop đang đổi chủ, từ Big3 SM -YG – YP có nguy cơ trở thành “HYBE và những người bạn”. Liên tiếp bành trướng thế lực, tham vọng của HYBE ngày càng được thể hiện rõ!
HYBE hoàn tất việc mua lại 14.8% cổ phần từ Lee Soo Man, chính thức trở thành cổ đông lớn nhất SM
Đích thân CEO của HYBE đã đăng tải thư ngỏ để chia sẻ về điều này.
Vào ngày 22/2, CEO của HYBE Labels - Park Ji Won đã đăng tải 1 lá thư ngỏ gửi đến fan, các nghệ sĩ, nhân viên cũng như cổ đông của SM Entertainment. Qua đó, CEO thông báo rằng HYBE đã hoàn tất việc mua lại 14.8% cổ phần từ Lee Soo Man, trở thành cổ đông lớn nhất của SM. Ngày dự kiến mua cổ phần ban đầu là vào 6/3. Tuy nhiên, khoản thanh toán đã được thực hiện sớm hơn 12 ngày và giao dịch đã được hoàn tất.
HYBE Labels một lần nữa đảm bảo rằng họ sẽ trao cho SM quyền tự chủ đối với những nỗ lực sáng tạo của mình, đồng thời ủng hộ chiến lược tăng trưởng "SM 3.0" đã giới thiệu trước đó. Trên hết, HYBE mong muốn được chia sẻ mô hình kinh doanh và khả năng kết nối với SM để giúp công ty hướng đến khán giả toàn cầu.
Ngoài ra, HYBE khẳng định 2 nền tảng fandom liên kết với HYBE và SM, Weverse - Dear U Bubble sẽ tiếp tục "cạnh tranh" khi mở rộng ra toàn cầu. HYBE cũng gửi lời xin lỗi vì khiến các fan, nghệ sĩ, nhân viên và cổ đông SM lo lắng, hứa hẹn sẽ tôn trọng và quan tâm đến các nghệ sĩ SM.
Trước đó, sáng 10/2, truyền thông Hàn xôn xao đưa tin HYBE đã mua lại cổ phần từ Lee Soo Man và trở thành cổ đông lớn nhất SM. Chưa đầy một tiếng sau, HYBE chính thức xác nhận thông tin và vẫn đang có kế hoạch mua thêm cổ phần của SM từ các cổ đông thiểu số để gia tăng quyền lực trong công ty.
Sự việc này đã khiến công chúng vô cùng bất ngờ trước tiềm năng tài chính của HYBE cũng như khó hiểu trước quyết định dâng "cơ ngơi" của mình cho công ty đối thủ từ Lee Soo Man. Được biết, quyết định này của Lee Soo Man trước mắt là để ngăn chặn nguy cơ SM bị 2 CEO "bán tháo" cho Kakao.
Việc HYBE trở thành cổ đông lớn nhất của SM đã khiến dư luận dậy sóng
Seulgi (Red Velvet) - Winter (aespa) khi cùng được hỏi về hit của NewJeans: Phản hồi hay né tránh cũng đều gây tranh cãi Động thái của Seulgi (Red Velvet) - Winter (aespa) trở nên nhạy cảm hơn khi thương vụ giữa SM và HYBE vẫn còn "căng thẳng". Idol nhà SM e ngại không nhắc đến công ty vì lùm xùm tranh chấp 1 nam idol nhà SM không dám tổ chức concert vì công ty hiện giờ khá ngổn ngang! Lee Soo Man bán cổ...