Sư đoàn 330 giúp dân thu hoạch và vận chuyển lúa hè thu trong đại dịch COVID-19
Trước tình hình dịch COVID-19 gây khó khăn trong thu hoạch lúa, sư đoàn 330 đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ giúp dân thu hoạch, vận chuyển lúa từ ruộng xuống các ghe chở lúa.
Cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 330 tham gia thu hoạch lúa giúp dân tại thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn – Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 18-8, đại tá Lê Văn Việt – phó chính ủy sư đoàn 330, Quân khu 9 – cho biết đơn vị đã duy trì lực lượng thường trực với 200 cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng hỗ trợ nhân dân thu hoạch nông sản. Đơn vị cũng huy động 10 xe tải chuyên dụng, hỗ trợ vận chuyển nông sản, đưa đi tiêu thụ giúp dân.
Hoạt động ý nghĩa này góp phần phát huy vai trò hậu phương quân đội, kế thừa truyền thống cách mạng, thể hiện tinh thần chiến sĩ cách mạng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
“Từ chiều hôm qua 17-8 đến hôm nay 18-8, lực lượng sư đoàn 330 đang giúp dân thu hoạch lúa tại thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang, giúp dân chuyển lúa xuống các ghe đậu cặp bờ kênh. Khi nào địa phương cần thì thông báo cho chúng tôi để điều động lực lượng đến giúp ngay khâu thu hoạch và vận chuyển trong bối cảnh đi lại khó khăn do dịch bệnh hiện nay”, đại tá Việt nói.
Video đang HOT
Lực lượng sư đoàn 330 huy động 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp dân vác lúa lên xe – Ảnh: BỬU ĐẤU
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Trương Kiến Thọ – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang – cho biết hiện nay lực lượng sư đoàn 330 đang giúp người dân thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn thu hoạch 120ha lúa hè thu.
“Vì thực hiện chỉ thị 16, người dân không ra đường được, dẫn đến thiếu nhân công. Máy gặt đập liên hợp thu hoạch được nhưng thiếu người gom lúa hay vác lúa. Lực lượng quân đội tham gia giúp sẽ làm nhanh hơn. Ghe vào thu mua bình thường. Chúng tôi đang hoạch định kế hoạch sẵn sàng để phối hợp cùng sư đoàn 330 chặt chẽ hơn trong việc thu hoạch, vận chuyển lúa và nông sản giúp người dân An Giang sắp tới”, ông Thọ nói thêm.
An Giang bàn giải pháp tiêu thụ hơn nửa triệu tấn lúa Hè Thu
Chiều 3/8, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các doanh nghiệp thu mua lúa trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, không để chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản bị đứt gãy trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp.
Lãnh đạo tỉnh và Sở Công Thương tỉnh An Giang chủ trì cuộc họp.
Theo ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện tỉnh An Giang đang vào giai đoạn thu hoạch cao điểm lúa Hè Thu 2021 cũng như các sản phẩm nông sản, chăn nuôi khác và chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất Thu Đông 2021.
Tính đến ngày 3/8, toàn tỉnh đã thu hoạch được 120.319 ha/228.479 ha, đạt 52,7% diện tích xuống giống, ước năng suất 5,8 tấn/ha; trong đó, có 12.675 ha/27.617 ha nếp, chiếm 45,9% diện tích nếp xuống giống, tương đương 73.515 tấn nếp đã được thu hoạch.
Giá thu mua lúa hiện nay đang có xu hướng giảm, các giống lúa OM 9582, OM 5451, OM 18 giá dao động từ 4.200 - 5.000 đồng/kg; IR50404 có giá từ 3.800 - 4.200 đồng/kg; nếp có giá từ 4.000 - 4.600 đồng/kg. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 12 doanh nghiệp, công ty thực hiện thu mua lúa với diện tích là 15.654 ha, trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thực hiện liên kết là 11.920 ha, các doanh nghiệp đang tiếp tục thực hiện liên kết và thu mua lúa.
Dự kiến đến đến hết tháng 8/2021, tỉnh An Giang thu hoạch cơ bản dứt điểm vụ Hè Thu 2021 với diện tích còn lại 121,712 ha (ước sản lượng khoảng trên 620.000 tấn; trong đó, có 14.942 ha nếp, tương đương 86.663 tấn) tập trung các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Phú, Phú Tân...
Vụ Thu Đông 2021, theo theo kế hoạch, toàn tỉnh xuống giống lúa, nếp vụ Thu Đông 2021 là 160.957 ha, thời điểm xuống giống từ 15/7 đến 10/9; trong đó, có 2 đợt tập trung né rầy gồm: đợt 1: từ 25/7 - 10/8/202, đợt 2 từ 20/8 đến 2/9/2021). Đến nay, vụ Thu Đông toàn tỉnh đã xuống giống 21.477 ha/160.957 ha (chiếm 13,3%) tập trung tại các huyện An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Tân Châu, thành phố Châu Đốc,... lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và làm đòng.
Tuy nhiên, hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều ca nhiễm và tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên gặp khó khăn về nhân lực, nhân công thu hoạch và đầu ra tiêu thụ lúa nói riêng, các mặt hàng nông sản nói chung.
Cuộc họp được tổ chức trực tuyến nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư khẳng định, An Giang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho việc thu hoạch, thu mua, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa Hè Thu không bị ách tắc; tuy nhiên, các hoạt động này phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết thêm, tỉnh đang tích cực kết nối với các doanh nghiệp lớn để liên kết, hỗ trợ thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh; trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị trung tâm, giúp tỉnh An Giang kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản khác ở trong và ngoài tỉnh.
Trên cơ sở tài trợ KIT test nhanh COVID-19 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế các các địa phương tiến hành thống kê, lập danh sách lực lượng lao động tham gia phục vụ thu hoạch, vận chuyển lúa Hè Thu 2021, các thương lái trên địa bàn... để tiến hành test nhanh miễn phí cho lực lượng này, nhằm đảm bảo tiến độ thu hoạch cũng như hỗ trợ việc tiêu thụ lúa và nông sản cho người dân được thuận lợi.
Đến nay, tỉnh An Giang đã thu hoạch được 120.319 ha/228.479 ha, đạt 52,7% diện tích xuống giống.
Bên cạnh đó, các xã, phường, thị trấn khẩn trương thành lập Tổ phản ứng nhanh để hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ nông sản, kết nối thông tin, dữ liệu về huyện, tỉnh để xử lý kịp thời vấn đề vượt thẩm quyền, bảo tiến độ thu hoạch, lúa Hè Thu và xuống giống vụ Thu Đông năm 2021, tránh để ảnh hưởng và gây thiệt hại do mưa, bão lũ.
An Giang: Một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sau 21 ngày cách ly Ngày 29/6, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 An Giang cho biết, địa phương vừa phát hiện một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, sau 21 ngày cách ly tập trung. Cụ thể, kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam tại huyện An Phú (ngày 20/5), bà Phạm T.T.E. (sinh năm 1964, trú tại xã Vĩnh Hội Đông,...