Sự cố trong đường hầm vượt eo biển Manche, 400 hành khách mắc kẹt trong hoảng loạn
Khoảng 400 hành khách đã mắc kẹt nhiều giờ bên trong đường hầm nối eo biển Manche (tiếng Anh là Channel) giữa Pháp và Anh, khi đoàn tàu chở họ gặp sự cố khi mới thực hiện chưa đầy 1/3 hành trình.
Khuya ngày 23, rạng sáng 24/8, dịch vụ vận tải qua đường hầm nối eo biển Manche giữa Anh và Pháp, Eurotunnel Le Shuttle, thuộc sở hữu của Getlink, thông tin trên Twitter cho biết, một đoàn tàu của hãng đã bị sự cố bên trong đường hầm và hành khách được chuyển qua đường hầm lánh nạn, lên chuyến tàu trung chuyển để tiếp trục tới ga Folkestone, Anh.
Đoàn tàu qua đường hầm bị sự cố sau khi khởi hành từ phía Pháp được 10 phút. Ảnh: CNN.
Trục trặc xảy ra sau khi tàu khởi hành từ Calais, Pháp lúc 15h50′ ngày 23/8 hướng đến Folkestone, Anh.
Michael Harrison, một hành khách trên chuyến tàu sự cố cho biết, khoảng 10 phút sau khi khởi hành, đèn tắt và tàu dừng lại. Sau nhiều giờ vạ vật chờ khắc phục, hành khách được sơ tán qua đường hầm dịch vụ (phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng, cũng là đường hầm lánh nạn trong trường hợp khẩn cấp), để lên một chuyến tàu khác, tiếp tục hành trình.
Đường hầm nối eo biển Manche (Channel) giữa Anh và Pháp. Nguồn: CNN.
Sự cố khiến hành khách phải mất 6 giờ cho hành trình giữa Calais (Pháp)- Folkestone (Anh), dài hơn 50 km, thông thường chỉ mất 35 phút để vượt qua.
Video đang HOT
Sarah Fellows, 37 tuổi, một hành khách khác cho biết, nhiều người đã lo lắng khi được đưa sang đường hầm lánh nạn, được mô tả là “đáng sợ”, nơi không gian chật chội và dưới đáy biển, trong điều kiện nóng và ngột ngạt.
Đường hầm lánh nạn, nơi hành khách được sơ tán sau sự cố được mô tả là… đáng sợ. Ảnh: Michael Harrison.
“Nó giống như một bộ phim thảm họa. Bạn đang ở dưới vực thẳm mà không biết chuyện gì đang xảy ra,.. Có một phụ nữ đang khóc, một phụ nữ khác bị hoảng loạn.”, Fellows cho biết.
Đường hầm Channel đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc đi lại giữa Anh và lục địa châu Âu mà cửa ngõ là Pháp, khi nó mở cửa vào tháng 5/1994, giúp chuyến đi qua eo biển rút ngắn hơn nhiều so với các chuyến phà truyền thống.
Hành khách được bố trí trên chuyến tàu khác ở đường hầm dịch vụ để tiếp tục hành trình. Ảnh: Michael Harrison.
Hàng chục ngàn nhân công đã mất 6 năm để xây dựng tuyến đường hầm dài 50,5 km, trong đó gần 38 km chạy dưới đáy biển, khiến nó trở thành đường hầm dài nhất thế giới.
Một vụ sơ tán tương tự tại đường hầm được nói xảy ra 17 năm trước.
Vietjet Thái Lan bay thẳng giữa Phú Quốc và Băng Cốc với giá chỉ từ 499.000 đồng
Đường bay Băng Cốc - Phú Quốc sẽ có 4 chuyến mỗi tuần vào mỗi thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật, với thời gian bay chỉ khoảng 1 giờ 15 phút.
Vietjet Thái Lan sẽ kết nối trực tiếp đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang, Việt Nam) với thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) từ ngày 12/10, tiếp tục đem đến thêm cơ hội đi lại tiết kiệm và linh hoạt cho hành khách, thúc đẩy phục hồi du lịch khi các rào cản đi lại đã được gỡ bỏ.
Đường bay Băng Cốc (sân bay Suvarnabhumi) - Phú Quốc sẽ có 4 chuyến mỗi tuần vào mỗi thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật, với thời gian bay chỉ khoảng 1 giờ 15 phút.
Mừng đường bay mới, Vietjet khuyến mại giá vé hấp dẫn chỉ từ 499.000 đồng (*) dành cho đường bay Băng Cốc - Phú Quốc, đặt vé từ ngày 25-31/8/2022 tại www.vietjetair.com và ứng dụng Vietjet Air.
Lãnh đạo Vietjet cho biết: "Chúng tôi rất phấn khởi khi tiếp tục kết nối Thái Lan với hòn đảo xinh đẹp và nổi tiếng của Việt Nam, giúp người dân và du khách hai nước thêm lựa chọn du lịch, đi lại tiện lợi và tiết kiệm. Các đường bay quốc tế mới của Vietjet sẽ tiếp tục phục vụ nhu cầu đi lại đang tăng trưởng trong khu vực và thúc đẩy phục hồi thương mại, du lịch quốc tế và ngành hàng không."
Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan luôn là một trong những điểm đến hàng đầu Đông Nam Á, đặc biệt được du khách Việt Nam ưa thích.
Đến với Băng Cốc, du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên khi du ngoạn trên dòng sông Chao Phraya, tham quan cung điện Hoàng gia Grand Palace lộng lẫy và hàng loạt khu chợ đêm sôi động.
Vietjet hiện là nhà khai thác hàng đầu giữa Việt Nam và Thái Lan, với các đường bay giữa Băng Cốc và Hà Nội/ Thành phố Hồ Chí Minh/ Đà Nẵng và đường bay thẳng duy nhất giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Phuket.
Từ ngày 01/09 tới, Vietjet cũng sẽ khai thác lại đường bay Thành phố Hồ Chí Minh - Chiang Mai, phục vụ du lịch và hành hương dịp cuối năm.
Việt Nam và Thái Lan đều đã khôi phục lại các điều kiện nhập cảnh như trước dịch, chào đón du khách khám phá các điểm đến yêu thích.
Thái Lan sẽ cho phép du khách quốc tế từ hơn 50 quốc gia, bao gồm Việt Nam lưu trú tối đa từ 30 ngày như hiện tại lên đến 45 ngày từ tháng 10 tới.
Từ Thái Lan, Vietjet Thái Lan nhanh chóng mở rộng mạng bay quốc tế đến các điểm đến hàng đầu châu Á như Fukuoka (Nhật Bản), Phú Quốc, Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Ahmedabad (Ấn Độ) để phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của du khách.
(*) Chưa bao gồm thuế, phí.
Vietnam Airlines nối lại và tăng tần suất một loạt đường bay trong tháng 9 Các đường bay được nối lại và tăng cường giúp mang đến nhiều lựa chọn thuận tiện hơn cho hành khách khi tìm kiếm chuyến bay. Vietnam Airlines nối lại và tăng tần suất một loạt đường bay trong tháng 9. Ảnh: Vietnam Airlines Vietnam Airlines sẽ nối lại các đường bay giữa Đà Nẵng và Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 1/9/2022 và...