Sự cố tràn dầu ở Bắc Cực: Dầu đã loang đến hồ Pyasino
Thống đốc vùng Krasnoyarsk ở Siberia, ông Alexander Uss ngày 9/6 cho biết dầu diesel trong sự cố tràn dầu ở khu vực Bắc Cực của Nga đã loang đến hồ Pyasino, một hồ nguyên thủy vốn được coi như một lòng chảo cho con sông Pyasina chảy vào Bắc Băng Dương.
Một vệt dầu diesel lớn trên sông Ambarnaya sau sự cố tràn dầu ở Norilsk thuộc vùng Siberia, Nga ngày 3/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình, ông Uss cho biết: “Điều quan trọng bây giờ là ngăn chặn dầu loang vào sông Pyasina. Điều này rất có thể xảy ra”.
Trong khi đó, Giám đốc dự án khí hậu của tổ chức Greenpeace (Hòa Bình Xanh) ở Nga, Vasily Yablokov cảnh báo: “Các nguồn nước, động vật uống dòng nước này, cũng như cây cối sinh trưởng ở hai bên bờ sông sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực”.
Hồ Pyasino dài khoảng 70 km, chảy vào Pyanina, sông đổ ra biển Kara ở Bắc Băng Dương.
Video đang HOT
Thành phố Norilsk, một thành phố nhỏ với 180.000 dân, nằm trong vòng Bắc Cực, được xây dựng quanh công ty Norilsk Nickel, công ty khai thác nickel và palladi hàng đầu thế giới.
Sự cố ở Norilsk xảy ra từ ngày 29/5 khiến 20.000 tấn dầu diesel bị tràn ra ngoài. Tuy nhiên, hai ngày sau Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga mới nhận được thông báo chi tiết về vụ việc.
Sự cố đã khiến dầu diesel thấm sâu xuống lòng đất gây ô nhiễm trên diện tích 180.000 m2 trước khi thẩm thấu và lan ra các vùng nước ở gần đó như sông Ambarnaya (cung cấp nước cho cư dân khu vực Kayerkan Norilsk), hồ Pyasino và sông Pyanina.
Theo ông Uss, đây là thảm họa ô nhiễm dầu tồi tệ nhất ở Bắc Cực trong lịch sử hiện đại của Nga và đặt ra câu hỏi tại sao công ty phải mất hai ngày mới thông báo sự việc cho các nhà chức trách.
Công ty Norilsk cam kết chi trả mọi chi phí làm sạch dầu. Công ty này cho rằng sự cố trên là do tình trạng nền đất dịch chuyển dẫn đến nứt bể chứa.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực này và chỉ trích chính quyền địa phương ứng phó chưa tốt với sự cố.
B-52 Mỹ diễn tập tại vùng Bắc Cực gần Nga
Bốn oanh tạc cơ B-52 của Mỹ tham gia huấn luyện tầm xa, bay qua khu vực Bắc Cực tới châu Âu cùng các tiêm kích của Na Uy.
Các oanh tạc cơ B-52 ngày 3/6 cùng tiêm kích F-16 và F-35 của không quân Na Uy bay qua khu vực Bắc Băng Dương và biển Laptev, ngoài khơi bờ biển phía bắc vùng Siberia của Nga. Những chiếc B-52 này thuộc Không đoàn Ném bom 5, cất cánh từ căn cứ không quân Minot, bang North Dakota, Lực lượng Không quân Mỹ tại Âu-Phi cho biết trong thông cáo.
"Bắc Cực là khu vực chiến lược với tầm quan trọng địa chính trị và toàn cầu ngày càng tăng. Các nhiệm vụ của biệt đội ném bom thể hiện cam kết của chúng tôi với đối tác cùng đồng minh, khả năng phối hợp để ngăn chặn, bảo đảm và bảo vệ trong một môi trường ngày càng phức tạp", chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu, đại tướng Jeff Harrigian cho biết trong thông cáo.
Máy bay tiếp liệu KC-135 thuộc Không đoàn tiếp liệu 100 Mildenhall của Anh và Không đoàn tiếp liệu 168 của Mỹ tại căn cứ Eielson, Alaska đảm bảo cho các oanh tạc cơ đủ nhiên liệu trong suốt chuyến bay tầm xa.
Tiêm kích F-16 và F-35 của Na Uy bay huấn luyện cùng oanh tạc cơ B-52H của Mỹ trên vùng Bắc Cực, ngày 3/6. Ảnh: USAF.
Không quân Mỹ trong những tuần gần đây triển khai nhiều đợt huấn luyện bay tầm xa với ba mẫu oanh tạc cơ chiến lược B-52 Stratofortress, B-1 Lancer và B-2 Spirit. Không quân Ba Lan, Ukraine, Romania, Thụy Điển và các quốc gia đồng minh khác cử máy bay tham gia huấn luyện cùng oanh tạc cơ của Mỹ.
Hai oanh tạc cơ B-1B thuộc Không đoàn ném bom số 28 ngày 29/5 diễn tập phóng tên lửa chống hạm tầm xa LRASM trên Biển Đen trước khi bị tiêm kích Nga ép chuyển hướng. Các oanh tạc cơ này cất cánh từ Ellsworth, South Dakota, Mỹ, bay tới châu Âu và được tiêm kích Ba Lan, Romania, Ukraine hộ tống.
Quyền lực của Mỹ - Trung Quốc - Nga đang gây căng thẳng tại Bắc Cực Sự tăng cường cạnh tranh địa chính trị ở Bắc Cực giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga đang gia tăng căng thẳng trong khu vực, theo cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch cho biết. Ảnh minh hoạ. Tranh chấp ở Bắc Cực về vấn đề nóng lên toàn cầu và sự tiếp cận các khoáng sản nổ ra vào tháng 5...