Sự cố sữa nghi ngờ nhiễm khuẩn: Dư luận thôi hoang mang
Những ngày đầu tháng 8-2013, dư luận trong và ngoài nước vô cùng hoang mang khi thông tin nguyên liệu bột đạm whey protein concentrate (WPC 80) do tập đoàn Fonterra sản xuất bị nghi ngờ nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum. Thông tin này liên quan trực tiếp đến tập đoàn Fonterra và những công ty có sử dụng bột đạm WPC 80 để làm nguyên liệu sản xuất cũng bị ảnh hưởng liên đới.
Tại Việt Nam, khi nhận được thông tin từ New Zealand, các nhà sản xuất có liên quan lập tức ra quyết định thu hồi các sản phẩm bị nghi nhiễm khuẩn. Hậu quả của quyết định này là hình ảnh và tình hình kinh doanh của các công ty bị ảnh hưởng đáng kể, các đại lý sữa cũng xác nhận doanh số bán hàng của những nhãn hiệu bị thu hồi giảm hẳn so với mức bán thông thường. Người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, không biết sữa đang sử dụng cho con có thật sự an toàn hay không.
Ba tuần sau đó, chính phủ New Zealand đã có công bố bột đạm WPC 80 bị nghi ngờ nhiễm khuẩn trước đây hoàn toàn không chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum mà thay vào đó là Clostridium Sporoganene, một loại vi khuẩn lành tính tồn tại trong môi trường bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khẳng định này được đưa ra dựa trên kết quả từ 195 cuộc xét nghiệm tại New Zealand và Mỹ. Đây thực sự là thông tin đáng mừng cho những bậc phụ huynh. Chị Đào Thị Ái Vy, một khách hàng chọn mua sữa bột tại siêu thị Fivimart cho biết thông qua báo chí, chị đã biết thông tin sữa không chứa khuẩn nguy hiểm nên đã an tâm hơn và đang quay trở lại sử dụng loại sữa quen thuộc vì đổi sữa cho trẻ rất khó.
Nói về sự cố này, tổng giám đốc Danone Dumex Việt Nam – ông Jean Pierre Catherin cho biết: “Thực tế là chúng tôi đã bị ảnh hưởng khá nhiều trong sự cố lần này, tuy nhiên điều này đã được lường trước. Tôi rất tự tin rằng sản phẩm Dumex đã được đảm bảo an toàn vì đã trải qua hơn 1.000 bước kiểm tra trước khi đưa ra thị trường, tuy nhiên đối với sức khỏe và sự an toàn của trẻ em, chúng tôi không thể để xảy ra bất cứ rủi ro nào dù là nhỏ nhất. Dù biết rằng thu hồi phòng ngừa sẽ gây ảnh hưởng tới thương hiệu cũng như ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh những chúng tôi vẫn quyết định thu hồi”. Cũng theo lời ông Jean Pierre Catherin, sau khi thu hồi phòng ngừa lô sữa Dumex Gold bước 2, 800gr (ngày sản xuất
30-5-2013), Viện Vệ sinh y tế Công cộng – Bộ Y tế và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm – Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM đã tiến hành kiểm nghiệm lại sản phẩm này, và kết quả là sản phẩm đã được chứng minh không nhiễm Clostridium Botulinum, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc thu hồi phòng ngừa được đánh giá rất cao ở những nước phát triển, đây chính là việc làm bảo vệ an toàn cao nhất cho khách hàng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đánh giá cao việc thu hồi phòng ngừa. Theo ông, vì lý do đặt an toàn của người tiêu dùng lên trên hết thì những nhà sản xuất mới quyết định thu hồi phòng ngừa.
Những thông tin mới nhất từ New Zealand và việc hiểu rõ về khái niệm thu hồi phòng ngừa đã khiến dư luận thôi hoang mang. Tin chắc rằng, trong tương lai, những hành động này sẽ được đánh giá một cách đúng đắn và tích cực hơn từ phía người tiêu dùng.
Video đang HOT
Ngọc Vân
Theo ANTD
Lâm trường "đầu độc" gần 6.000 dân bằng thuốc diệt cỏ!
Người dân xã Xuân Trạch đang rất bức xúc trước việc Lâm trường huyện Bố Trạch "lén lút" dùng một lượng thuốc diệt cỏ rất lớn, hủy diệt cánh rừng tự nhiên đầu nguồn để trồng mới rừng keo. Việc làm tắc trách này đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Hủy diệt cánh rừng tự nhiên trăm tuổi bằng thuốc diệt cỏ
Những ngày qua, chúng tôi liên tục nhận được điện thoại của người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch phản ánh về việc, Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch (thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình) đã dùng một lượng thuốc diệt cỏ rất lớn để tận diệt cánh rừng tự nhiên đầu nguồn.
Nhiều người dân bức xúc cho hay, trước đây, để có đất trồng keo tràm, Lâm trường Bố Trạch đã chặt phá những cánh rừng tự nhiên hàng trăm năm tuổi. Sau khi chặt phá xong, số gỗ thu gom được họ đem bán cho các đầu nậu ở dưới xuôi kiếm lời, sau đó mới đốt cành, lá để trồng mới rừng keo.
Trước đó, Lâm trường Bố Trạch đã chặt phá hàng trăm héc ta rừng tự nhiên đầu nguồn hàng trăm năm tuổi (Ảnh: Đặng Tài)
Trước việc làm gây ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, người dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương, thậm chí dân còn vào rừng ngăn cản việc làm của lâm trường. UBND xã Xuân Trạch cũng đã có văn bản gửi lên các cơ quan chức năng ngăn chặn tình trạng trên. Tuy nhiên, Lâm trường Bố Trạch vẫn phớt lờ mọi ý kiến của địa phương cũng như người dân.
Đỉnh điểm của sự việc là vào sáng ngày 24/8, một số người dân vào rừng đầu nguồn hái củi, nơi lâm trường mới phát để trồng keo, thì phát hiện 61 chai thuốc diệt cỏ nằm vương vãi ở đầu nguồn nước khe Đá Bàn (Trạ) và khe Bụi Ná. Người dân đã buộc lãnh đạo Lâm trường Bố Trạch và chính quyền địa phương lên kiểm tra hiện trường. Lâm trường đã thừa nhận hành vi dùng thuốc diệt cỏ để tận diệt cánh rừng tự nhiên để trồng mới rừng keo.
Đại diện Lâm trường Bố Trạch thừa nhận đã dùng một lượng thuốc diệt cỏ rất lớn để hủy diệt rừng tự nhiên để trồng mới rừng keo (Ảnh: người dân cung cấp)
Những hệ lụy khó lường!
Xuân Trạch là một xã miền núi đất đai khô cằn, nguồn nước sinh hoạt khan hiếm quanh năm, nhất là về mùa khô. Từ xưa đến nay, gần 6 ngàn người dân nơi đây chủ yếu dùng nguồn nước đầu nguồn từ khe Đá Vàng (khe Đá Bàn và Bụi Ná) để sinh hoạt.
"Từ xưa đến nay, người dân chúng tôi chủ yếu là nhờ vào nguồn nước từ khe Đá Vàng để sinh hoạt, tắm giặt và ăn uống hàng ngày. Giờ Lâm trường Bố Trạch lại phun một lượng thuốc diệt cỏ rất lớn nên khác chi họ đang đầu độc chúng tôi. Những ngày qua, người dân chúng tôi phải sống trong tâm trạng bất an, lo lắng", một cụ ông bức xúc nói.
Việc Lâm trường Bố Trạch phá rừng tự nhiên để trồng mới rừng keo đang khiến cho nguồn nước đầu nguồn khan hiếm (Ảnh: Đặng Tài)
Việc chặt phá rừng tự nhiên đầu nguồn để trồng mới rừng keo những năm gần đây của Lâm trường Bố Trạch cũng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên. Ngoài ra, hàng năm tình trạng sạt lở, xói mòn ở các xã hạ lưu xảy ra rất kinh hoàng.
Một nguồn tin riêng của chúng tôi cho hay, trong khi người dân xã Xuân Trạch thiếu đất đai canh tác cũng như đất trồng rừng thì một số cán bộ Lâm trường đã có "quỹ đen" hàng chục héc ta diện tích đất trồng keo, và số diện tích rừng keo này đã cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng.
Làm việc với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, cho biết: "Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc để xử lý những người có hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân".
Theo Dân trí
Nhiều mẫu đá viên, nước tinh khiết nhiễm khuẩn coliform Từ đầu mùa hè đến nay, các cơ quan chức năng của Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra 33 cơ sở sản xuất nước đóng chai, hàng chục cơ sở sản xuất nước đá viên trên địa bàn thành phố, qua đó phát hiện và đình chỉ nhiều cơ sở vi phạm. Đặc biệt, nhiều mẫu nước đá viên, nước tinh...