Sự cố nói thành ngữ sai trên sóng truyền hình 10 năm trước có gì hot mà dân mạng liên tục ‘đào lại’
Sai từ nào không sai lại sai đúng từ nhạy cảm, dễ gây liên tưởng.
Các chương trình, cuộc thi trí tuệ trên sóng truyền hình vẫn thường chọn thành ngữ, tục ngữ như một đề tài hấp dẫn. Những câu nói ngắn gọn dễ nhớ, lời ít ý nhiều trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng thuộc làu làu tất cả các câu thành ngữ tục ngữ.
Điều đó đã gây ra sự cố với một cô gái khi đứng trước ống kính máy quay, nhiều áp lực, bối rối. Cụ thể trong chương trình Đối mặt (phát sóng trên VTV3 cách đay 10 năm), cô gái tên Hương nhận được câu hỏi từ MC Quang Minh: ‘Để chỉ những người keo kiệt, có câu thành ngữ ‘vắt cổ… ra nước’, đó là câu thành ngữ với chữ cái gợi ý đầu tiên là chữ CH’.
Đáp án của chị Hương khiến nhiều người bật cười.
Sau một hồi suy nghĩ, cô gái tên Hương đưa ra đáp án ‘Vắt cổ chim ra nước’ khiến cả MC và khán giả phải bật cười. Thực tế cũng có thể hiểu cho áp lực của thí sinh khi ấy, vừa bị giới hạn thời gian vừa áp lực trước hàng trăm con mắt của khán giả.
Khoảnh khắc hài hước này đã trở thành sự cố kinh điển trên sóng truyền hình suốt nhiều năm qua và thỉnh thoảng lại được khán giả chia sẻ lại.
Đáp án chính xác cho câu hỏi này là ‘Vắt cổ chày ra nước’, ý để chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn.Điều này bắt nguồn từ hành đồng vắt cổ chày – tức là khối gỗ dùng để giã, vốn không thể ra nước được. Hành động cố vắt nước ở cổ chày cho thấy sự keo kiệt, bủn xỉn đến mức cố vắt dù biết gần như không thể.
Làm bài tập điền từ vào chỗ trống, học sinh viết "loạn xà ngầu" ngờ đâu được khen quá hợp lý
Dù 3 câu thì 2 câu sai bét nhè nhưng không biết "vô tình hay hữu ý" mà đọc xong cũng thấy... có lý.
Có những bài văn tả thật đến bá đạo khi những đứa trẻ được thầy cô yêu cầu kể về bố mẹ mình. Cũng có những bài tập tiếng Việt được các cô cậu tha hồ biến hóa câu từ khiến vừa thực tế mà cũng siêu sáng tạo. Qua ánh nhìn của chúng, người lớn được nhiều phen ôm bụng cười và cảm thấy bản thân như trẻ lại.
Mới đây, một học sinh tiểu học giúp trình văn học hài hước của học sinh được nâng lên tầm cao mới khi làm bài hoàn thiện các câu thành ngữ thì cậu bé dưới đây cũng bá đạo không kém. Dù có chút nhầm lẫn nhưng may sao lại được khen câu nào cũng quá hợp lý.
Dù có chút nhầm lẫn nhưng may sao lại được khen câu nào cũng quá hợp lý.
Theo đó, học sinh được yêu cầu Điền vào chỗ trống ở mỗi câu dưới đây một từ ngữ thích hợp với các từ ngữ cho sẵn: Chúc mừng, có phúc, nhút nhát. Thay vì đáp án đúng phải là: a/Lớp em có mấy bạn hơi NHÚT NHÁT; b/Chúng em CHÚC MỪNG thầy cô giáo nhân Ngày 20-11; c/Con hơn cha là nhà CÓ PHÚC thì học sinh này "sáng tạo" thành:
- Lớp em có mấy bạn hơi CÓ PHÚC.
- Con hơn cha là nhà NHÚT NHÁT.
Dù 3 câu hết 2 câu sai bét nhè nhưng không biết "vô tình hay hữu ý" mà đọc xong cũng thấy... có lý. Nhiều cư dân mạng nhận xét, chẳng phải khi ai đó may mắn hơn mình vẫn bảo "có phúc" là gì. Chưa kể câu Con hơn cha là nhà NHÚT NHÁT vừa đúng theo nghĩa đen vừa tấu hài siêu cấp: "Cha mà để con hơn thì nhút nhát quá rồi"; "Khi bạn là người sống thực tế nhưng lại phải làm kiểm tra Văn"; "Thông minh chớ bộ"; "10 điểm cho sự sáng tạo"...
Học sinh tiểu học điền thành ngữ, 6 câu sai 5 nhưng ai cũng khen hay hơn cả "bản gốc" Cái khó ló cái khôn các anh chị ạ. Khả năng sáng tạo của học sinh tiểu học đúng là "không phải dạng vừa đâu". Muốn biết thế nào là sáng tạo, hãy hỏi học sinh tiểu học. Một hình ảnh, một câu chuyện bình thường, dưới suy nghĩ ngây thơ cùng trí tưởng tượng vượt trội của những đứa trẻ đều có...