Sự cố metro số 1: Tư vấn giám sát không làm tròn trách nhiệm
Chủ đầu tư nhận định tư vấn giám sát dự án metro số 1 chưa làm tròn trách nhiệm và đề nghị chỉ định đơn vị tư vấn độc lập để xác định nguyên nhân sự cố.
Quá trình điều tra nguyên nhân sự cố trượt gối dầm metro số 1, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) phát hiện sai sót về trọng lượng gối cao su và vật liệu thép dùng để làm gối cầu.
Ngày 23/1, MAUR đề nghị đơn vị tư vấn giám sát NJPT lập tức thống kê, rà soát danh sách nhân sự, kể cả người đã ngưng điều động hoặc nghỉ việc liên quan gối cầu từ thời điểm phê duyệt bản vẽ thi công, phê duyệt vật liệu thép, nghiệm thu vật liệu, giám sát thi công đến nay.
Sử dụng vật liệu sai thiết kế
Từ kết quả thí nghiệm và rà soát hồ sơ, ngày 22/1, MAUR xác định vật liệu thép sử dụng cho tất cả gối cầu không đạt yêu cầu theo hợp đồng ký năm 2012.
Hợp đồng này quy định nhà thầu liên danh SCC (Sumitomo – Cienco 6) phải sử dụng vật liệu bằng hoặc cao hơn tiêu chuẩn thiết kế ASTM A588. Tuy nhiên, SCC đã dùng vật liệu thép làm gối cầu khác tiêu chuẩn trên, dẫn đến thép không đạt giới hạn chảy như yêu cầu.
Theo MAUR, trọng lượng gối cao su vị trí xảy ra sự cố cũng nhẹ hơn 9,2 kg so với thiết kế phê duyệt. Hồ sơ quy định gối cao su bản thép nặng 126,2 kg nhưng gối thực tế trên công trường là 117 kg.
Trả lời chất vấn của MAUR và Hội đồng khoa học, nhà thầu SCC lý giải khối lượng gối cao su trong bản vẽ thi công là danh định. Tức là khối lượng thực tế có thể thấp hơn yêu cầu trên thiết kế được duyệt vì có sai số trong quá trình sản xuất, chế tạo. Còn nguyên nhân sự cố, SCC xác định gối cầu vị trí P14-10 bị rơi do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Video đang HOT
Trọng lượng gối cao su vị trí xảy ra sự cố nhẹ hơn 9,2 kg so với thiết kế phê duyệt. Ảnh: T.T.
Về giải trình này, chủ đầu tư MAUR có nhiều phản hồi không đồng thuận với nhà thầu SCC. Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho rằng các sai số đã được tính toán trong giới hạn cho phép trước khi sản xuất.
MAUR đánh giá nhà thầu liên danh SCC (Sumitomo – Cienco 6) và Tư vấn giám sát NJPT đã không tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện dự án theo hợp đồng dù hồ sơ chứng minh vật liệu thép được sử dụng sai khác so với thiết kế đã được chủ đầu tư chuyển cho SCC.
Tắc trách trong giám sát thi công
Sau những sự cố liên tiếp, MAUR cho rằng Tư vấn giám sát NJPT đã không làm tròn trách nhiệm đại diện chủ đầu tư theo quy định hợp đồng đã ký năm 2007.
MAUR cũng đánh giá việc phê duyệt vật liệu sai quy định hợp đồng và tắc trách trong giám sát thi công, đặc biệt là nghiệm thu vật liệu gối cầu của NJPT là nguyên nhân dẫn đến sự cố làm rớt gối cao su trên công trình hồi đầu tháng 10; bao gồm gối cao su bản thép sử dụng cho khu vực cầu cạn, nhà ga và gối chậu sử dụng các cầu đặc biệt.
Gối cầu bị phát hiện xê dịch vị trí tại trụ P12-34, đoạn cầu cạn VD12-34 (ngã tư Thủ Đức – Bình Thái, TP Thủ Đức). Ảnh: T.T.
Qua nhiều lần làm việc, MAUR đưa ra 3 đề nghị đối với nhà thầu. Một là SCC phải đưa ra lý giải cho vấn đề sự cố xảy ra có mang tính hệ thống hay không.
Thứ hai, liên danh SCC tiếp tục quan trắc và kiểm tra sự chuyển vị của gối cầu tại cầu cạn VD12-34 (đoạn ngã tư Thủ Đức – Bình Thái); chỉ định Tư vấn thứ 3 độc lập để xác định nguyên nhân dịch chuyển gối, đưa ra đánh giá độ cứng của nhịp dầm và khả năng chịu lực an toàn cho người và thiết bị thi công tại đoạn dầm bị hỏng.
Ngoài ra, SCC và NJPT cần báo cáo tiến độ, quan trắc, kiểm tra độ ổn định, hình dạng, kích thước của toàn bộ gối cao su bản thép thuộc gói thầu CP2 cho chủ đầu tư. Động thái này nhằm sớm tìm ra nguyên nhân sự cố và hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra cho công trình.
Hợp đồng tư vấn Metro Số 2 tăng hơn 12 triệu Euro
Hợp đồng tư vấn thực hiện dự án Metro Số 2 tăng hơn 12 triệu Euro (khoảng 340 tỷ đồng) sau điều chỉnh do dự án chậm tiến độ nhiều năm.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư mới đây đề nghị TP HCM nêu lý do chậm huy động lại tư vấn IC (liên danh Metro Team Line 2 là nhà thầu) cho tuyến Metro Số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Việc có tư vấn là điều kiện triển khai nhiều đầu việc tiếp theo của dự án, bao gồm gia hạn các khoản đã vay, vay mới từ nhà tài trợ; mở thầu các gói thầu chính...
Depot Tham Lương ở quận 12 đã hoàn thành, tương lai làm văn phòng điều hành, bãi đỗ và nơi sữa chữa tàu cho Metro Số 2. Ảnh: Hữu Khoa.
TP HCM hiện chưa đạt thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng số 13 - hợp đồng cuối với IC sau khi tư vấn ngưng hỗ trợ dự án từ tháng 10/2018. Với phụ lục này, phía tư vấn tính chi phí phát sinh gần 3,7 triệu Euro. Trước đó, 12 phụ lục hợp đồng đã được Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR) ký với IC, trong đó 6 phụ lục tăng gần 9 triệu Euro, nâng tổng chi phí phát sinh của 13 hợp đồng lên hơn 12,6 triệu Euro so với hợp đồng ký 8 năm trước.
Lý do phải ký 13 phụ lục hợp đồng, theo MAUR xuất phát từ các yêu cầu bắt buộc trong quá trình thực hiện dự án như điều chỉnh ranh, thiết kế, phân bổ lại phạm vi công việc, chỉnh sửa hồ sơ mời thầu... Việc điều chỉnh đòi hỏi tư vấn phải cập nhật, hoàn thiện lại hồ sơ, làm thủ tục với các nguồn vay từ nhà tài trợ cho dự án... Đây là các công việc phát sinh ngoài hợp đồng ký trước đó và MAUR cho biết sẽ không làm tăng tổng mức đầu tư do đã tính toán khi điều chỉnh dự án hồi cuối năm 2019.
Nhà trên đường Cách Mạng Tháng Tám tháo dỡ, giao mặt bằng cho Metro Số 2 hồi tháng 11. Ảnh: Gia Minh.
Năm 2012, MAUR ký hợp đồng tư vấn IC cho dự án Metro Số 2 trị giá gần 44 triệu Euro, chia làm 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn A thực hiện theo hình thức "trọn gói", trị giá gần 13 triệu Euro để thiết kế và hỗ trợ đấu thầu các gói thầu chính; giai đoạn B trị giá hơn 31 triệu Euro để giám sát thi công. Kinh phí chi trả hợp đồng tư vấn sử dụng từ vốn tài trợ không hoàn lại của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án.
Tư vấn IC hiện hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến thiết kế và trình nộp nhiều phiên bản hồ sơ mời thầu thuộc giai đoạn A. MAUR sau khi cập nhật tình hình mới đã nghiệm thu, thanh toán cho IC hơn 18,5 triệu Euro, trong đó hơn 10,5 triệu Euro thuộc hợp đồng gốc giai đoạn A và gần 8 triệu Euro phát sinh lấy từ kinh phí của giai đoạn B.
Để chặt chẽ và chính xác trong đàm phán ký phụ lục hợp đồng số 13 với tư vấn, UBND TP HCM cuối tháng 11 bổ sung đơn vị thẩm tra dự toán chi phí cho các phát sinh. MAUR đang thương thảo với IC theo một số yêu cầu từ đơn vị này trước khi đi vào các nội dung chi tiết để đạt được thoả thuận. Tuy nhiên, việc thương thảo thời gian qua bị chậm do ảnh hưởng Covid-19, các bên không thể làm việc trực tiếp mà phải qua văn bản. Dự kiến, tư vấn thực hiện dự án sẽ được huy động lại vào tháng 1/2021.
Sơ đồ tuyến Metro Số 2. Đồ hoạ: Thanh Huyền.
Metro Số 2 được phê duyệt năm 2010 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, sau đó điều chỉnh lên 2,1 tỷ USD (gần 47.900 tỷ đồng) vào cuối năm 2019. Toàn tuyến dài hơn 11 km, trong đó đi ngầm 9,2 km, còn lại chạy trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot (nơi sửa, bảo trì tàu). Dự án đang tập trung giải phóng mặt bằng, dự kiến khởi công năm 2021 và hoàn thành năm 2026.
Ai chịu trách nhiệm vụ vận thăng rơi làm 3 người chết? Luật sư cho rằng để xảy ra sự cố chết người, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và đơn vị giám sát thi công. Công an cần làm rõ nguyên nhân vận thăng rơi để xử lý người liên quan. Sáng 3/1, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu công an sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ rơi vận thăng...