Sự cố không ngờ xảy ra với tàu vũ trụ NASA đem đất đá từ tiểu hành tinh về Trái đất
Tàu vũ trụ OSIRIS-Rex được NASA đưa vào không gian để thu thập mẫu đất từ bề mặt của một tiểu hành tinh bay gần Trái đất, nhưng con tàu đã hoàn thành nhiệm vụ vượt mức, dẫn đến sự cố xảy ra.
NASA đang cố gắng khắc phục và giữ lại nhiều nhất số mẫu vật có thể đem về Trái đất.
“Mối lo ngại lớn nhất bây giờ là vấn đề rò rỉ vật chất. Chúng ta đang trở thành nạn nhân của chính thành công mà mình tạo ra”, Dante Lauretta, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.
Khi phân tích hình ảnh mà tàu vũ trụ gửi về sau khi đã thu thập xong mẫu đất đá, nhóm nghiên cứu phát hiện tàu vũ trụ đã thu thập lượng mẫu vật lớn hơn so với dự kiến.
Lớn đến mức mẫu đất đá ngăn không cho tàu vũ trụ đóng kín khoang chứa, khiến một lượng đất đá không nhỏ thất thoát ra ngoài vũ trụ.
Các chuyên viên điều khiển tàu OSIRIS-Rex đang tìm cách xếp mẫu vật vào khoang hồi quyển của tàu càng sớm càng tốt để giảm tối đa lượng vật chất bị thất thoát.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu ban đầu định cho cân mẫu vật mà tàu thu được. Nhưng hoạt động này sẽ khiến tàu OSIRIS-REx phải xoay tròn và càng làm mất thêm nhiều mẫu đất đá hơn.
Đó là lý do nhóm nghiên cứu chuyển sang bước cất giữ mẫu vật luôn. Họ cũng hoãn kích hoạt động cơ làm chậm tốc độ bay xa khỏi Bennu vì cùng lý do.
“Dù chúng tôi phải tiến hành cất mẫu vật sớm hơn, đó không phải là vấn đề tồi tệ. Chúng tôi rất phấn khởi khi thấy lượng mẫu vật dồi dào sẽ trở thành đề tài nghiên cứu trong nhiều thập kỷ từ sau khoảnh khắc lịch sử này”, Thomas Zurbuchen, phó giám đốc khoa học tại trụ sở của NASA ở Washington, nói
Tàu OSIRIS-REx đang bay xa khỏi bề mặt Bennu và sẽ rời quỹ đạo quanh tiểu hành tinh này vào tháng 3.2021. Con tàu sau đó sẽ bắt đầu hành trình trở về Trái đất
Mẫu đất đá sẽ được các nhà khoa học phân tích để tìm hiểu manh mối về sự hình thành hệ Mặt Trời, cũng như yếu tố giúp sự sống sinh sôi trên Trái đất.
Vệ tinh Liên Xô và thân tên lửa TQ đang lao vào nhau ngoài không gian: Có gây thảm họa?
Một vệ tinh từ thời Liên Xô đã không còn được sử dụng và phần thân của một tên lửa đang lao về phía vào nhau trong không gian, gây ra nguy cơ tai nạn thảm khốc, SCMP đưa tin.
Nguy cơ va chạm giữ vệ tinh cũ của Liên Xô và thân tên lửa của Trung Quốc là rất lớn, theo LeoLabs (ảnh: SCMP)
LeoLabs - công ty chuyên sử dụng hệ thống radar để theo dõi những vệ tinh, mảnh vỡ không gian - cho rằng, có 10% vụ va chạm sẽ xảy ra vào lúc 1 giờ 56 phút sáng ngày 16.10, theo giờ Anh.
Theo LeoLabs, đối với nguy cơ va chạm giữa các vật thể trong vũ trụ, 10% đã là một tỷ lệ đáng lo ngại. Thực tế, chỉ 0,001% tỷ lệ xảy ra va chạm cũng khiến NASA phải di chuyển trạm vũ trụ của họ.
Hai vật thể này đều được xếp vào loại rác vũ trụ vì không còn giá trị sử dụng. Nếu vụ va chạm xảy ra, các mảnh vỡ sẽ bay theo mọi hướng.
Vì cả hai vật thể này đều không còn hoạt động nên không thể di chuyển chúng khỏi đường va chạm.
LeoLabs cho rằng, vụ va chạm có thể không gây nguy hiểm cho con người dưới mặt đất. Các vật thể đang ở khoảng cách 991 km so với mặt đất. Tuy nhiên, những mảnh vỡ của vụ va chạm sẽ gây ra vấn đề lớn trong không gian.
"Hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn mảnh vỡ bay lung tung sẽ là vấn đề cực kỳ đau đầu cho bất cứ vệ tinh nào đang hoạt động ngoài không gian. Quốc gia nào muốn phóng tàu vũ trụ, vệ tinh ra không gian cũng phải tính đến nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ này", Dan Ceperley - giám đốc của LeoLabs - nhận định.
Tuy nhiên, trái ngược với cảnh báo của LeoLabs, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Mỹ cho rằng, vụ va chạm "thảm khốc" này sẽ không xảy ra.
Các mảnh vỡ không gian va vào nhau và vỡ vụn luôn khiến giới khoa học "đau đầu" (ảnh: SCMP)
"Tôi không có ý xem nhẹ cảnh báo của LeoLabs nhưng theo tính toán của chúng tôi thì vụ va chạm này sẽ không xảy ra. Tôi khá tự tin về điều đó", Ted Muelhaupt - chuyên gia phân tích mảnh vỡ không gian của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Mỹ - nhận xét.
Theo các nhà khoa học, gần 130 triệu mảnh rác vũ trụ đang bao quanh trái đất. Chúng đến từ các vệ tinh không còn hoạt động, tàu vũ trụ hỏng... Những mảnh này di chuyển với tốc độ nhanh gấp 10 lần vận tốc đạn bắn, đủ mạnh để phá hủy những thiết bị vũ trụ quan trọng nếu xảy ra va chạm.
Một phi hành gia nếu bị các mảnh rác vũ trụ va trúng cũng có thể mất mạng, theo SCMP.
Vệ tinh cũ của Liên Xô và thân tên lửa của Trung Quốc có tổng trọng lượng gần 3 tấn. Nếu hai vật thể này va chạm, một "đám mây" mảnh vỡ sẽ hình thành. NASA đã nhận được cảnh báo về nguy cơ va chạm tiềm tàng này.
Tàu SpaceX đưa 2 phi hành gia trở về Trái Đất an toàn Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 2 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, tàu SpaceX đã đưa 2 phi hành gia hạ cánh an toàn ở Vịnh Mexico ngày 2/8 (giờ địa phương). SpaceX đã đưa 2 phi hành gia quay trở lại Trái Đất ngày 2/8 trong giai đoạn cuối của một sứ mệnh lịch sử được thực hiện cách đó...