Sự cố khi dùng nước hoa
Là phụ nữ, không ai không thích hương thơm và thường mỗi chị em ai cũng từng sở hữu ít nhất một lọ nước hoa. Thế nhưng nước hoa cũng có thể gây dị ứng cho người sử dụng.
Các loại nước hoa và các hương liệu đều có chứa nhiều thành phần khác nhau để tạo mùi hương, bảo quản và tăng thêm sự hấp dẫn của chúng. Tuy nhiên, xét về mặt y học thì các thành phần đó đều có thể gây các phản ứng dị ứng cho cơ thể khi sử dụng.
Các nước hoa thương mại hiện nay được chế biến với thành phần chủ yếu là dầu và các hợp chất hóa học tổng hợp pha trộn. Có ít nhất 20 thành phần trong hợp chất đó.
Hương thơm của nước hoa được xác định bởi hỗn hợp các chất dễ bay hơi. Tuy nhiên, để làm giảm sự bay hơi quá nhanh, người ta cho thêm chất hãm bay hơi. Chất hãm bay hơi thường là các dầu thơm (balsams), benzyl benzoate, benzyl salycilate và xạ hương tổng hợp. Xạ hương tổng hợp là một trong các thành phần có thể gây dị ứng cho da nhưng dầu thơm mới là chất hay gây dị ứng hơn.
Một trong nhiều dị ứng nguyên (chất gây dị ứng cho da) trong dầu thơm Peru là methyl cinnamete. Các loại dầu thơm khác được sử dụng bào chế nước hoa như gum benzoin, dầu thơm cây vân sam, dầu thơm Tolu… chứa axit cinnamic, axit benzoic. Một số dầu không được biết rõ về thành phần hóa học.
Video đang HOT
Phân tích sự nhạy cảm của cơ thể với nước hoa rất khó khăn vì thành phần của chúng rất phức tạp. Viêm da tiếp xúc với các thành phần của nước hoa có xảy ra nhưng khó phân tích được dị ứng với thành phần nào của chúng.
Các sản phẩm gia dụng hiện nay như mỹ phẩm, xà phòng… đều có chứa lượng nước hoa nhất định
Các sản phẩm gia dụng hiện nay có chứa hương liệu và cả nước hoa như mỹ phẩm, xà phòng thơm, các chất tẩy, giấy ăn và rất nhiều loại khác đều có chứa lượng nước hoa nhất định. Các loại kem dùng trong y tế cũng có thể có nước hoa.
Biểu hiện của dị ứng nước hoa là viêm da tiếp xúc cấp tính hoặc mãn tính. Khi sử dụng, người bệnh thấy ngứa, cảm giác dấm dứt khó chịu xảy ra ngay tức thì hoặc sau vài giờ hay muộn hơn. Da bị đỏ, đôi khi phản ứng dị ứng nặng có thể phù nề, nổi mụn nước, bọng nước.
Vị trí thương tổn hay xuất hiện ở vùng da tiếp xúc như cổ, gáy, mặt, nách. Tiến triển, các thương tổn sẽ nhạt màu dần, nếu có mụn nước thì sẽ bị trợt, sau đó đóng vảy tiết và cuối cùng là lành sẹo nhưng có thể để lại vết thâm hay sẹo.
Thời gian từ khi bị viêm đến khi khỏi tùy thuộc thương tổn, cũng có thể trong nhiều ngày thậm chí vài tuần lễ. Trường hợp viêm mãn tính, da thường bị đỏ, khô, dày da và bong. Các viêm da loại này thường khỏi sau khi không tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Một số trường hợp cần điều trị ngay để tránh những di chứng để lại như sẹo, các vết thâm lâu lành.
Sử dụng kem bôi có steroid và dưỡng ẩm có hiệu quả chữa bệnh tốt. Dị ứng nước hoa và các mỹ phẩm còn có thể gây nên một bệnh rất khó chữa là xạm da do nước hoa, mỹ phẩm. Xạm da loại này thường gặp ở phụ nữ là những người hay sử dụng nước hoa, mỹ phẩm. Vị trí xạm da thường ở mặt, sau đó lan xuống trán, thái dương. Vùng da bị xạm có thể lan xuống ngực, cổ, gáy, đôi khi thấy ở cẳng tay. Trường hợp này điều trị rất lâu khỏi, cần phải ngừng sử dụng nước hoa, mỹ phẩm ngay khi có dấu hiệu dị ứng.
Nước hoa và mỹ phẩm ngày nay được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, điều quan trọng là người sử dụng cần có hiểu biết và kiến thức nhất định về mỹ phẩm nói chung, trong đó có nước hoa nhằm tránh những sự cố ngoài mong muốn.
(Theo Thời trang trẻ)
6 cấm kỵ khi dùng bột ngọt
Bột ngọt là gia vị không thể thiếu nhưng các bà nội trợ cần chú ý những điều nhỏ khi chế biến để tránh tác dụng ngược không đáng có.
Vai trò chính của bột ngọt là để tăng hương vị của thực phẩm. Bột ngọt nếu dùng lượng thích hợp có thể điều trị suy nhược thần kinh song nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây phản ứng phụ đối với sức khỏe con người.
Khi sử dụng bột ngọt cần lưu ý những điều sau đây:
1. Tránh nhiệt độ cao
Khi nấu ăn, nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong bột ngọt, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe.
Nhiệt độ là 70-90 độ C, là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp, và món ăn hơi nguội.
Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức.
3. Tránh các món chua
Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt, vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.
4. Kiêng các món ngọt
Khi nấu các món có độ ngọt, hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua... không nên cho thêm bột ngọt, dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có.
5. Lượng vừa đủ
Một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt. Qúa lượng này dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác
Người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt.
6. Cấm kỵ với các món chiên
Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vừa mất hương vị đặc trưng lại tổn hại cho dạ dày.
Theo PLXH
Nên dùng loại đũa nào mới tốt nhất cho sức khỏe? Loại đũa vệ sinh dùng một lần, đũa nhựa, đũa gỗ, đũa kim loại hay loại đũa sử dụng nguyên liệu tự nhiên là tốt nhất cho sức khỏe đây? Đũa dùng một lần Theo kinh nghiệm giám sát vệ sinh "Loại đũa dùng một lần sau khi khử độc thời hạn bảo quản dài nhất là trong vòng bốn tháng, nếu quá...