Sự cố hệ thống tại ngân hàng lớn của Nhật Bản
Ngày 20/8, sự cố hệ thống đã xảy ra đối với ngân hàng Mizuho của Nhật Bản khiến các chi nhánh của ngân hàng này trên cả nước không thể thực hiện được nhiều giao dịch như gửi tiền, rút tiền hoặc chuyển khoản.
Đây là sự cố mới nhất trong một loạt sự cố hệ thống đã xảy ra với ngân hàng lớn của Nhật Bản.
Sự cố hệ thống tại ngân hàng Mizuho khiến các chi nhánh của ngân hàng này trên cả nước không thể thực hiện được nhiều giao dịch. Ảnh: ledgerinsights.com
Tập đoàn Mizuho Financial Group Inc., công ty mẹ của Mizuho Trust & Banking Co., xác nhận các trục trặc tại quầy giao dịch ở các chi nhánh ngân hàng, nhưng hệ thống Internet banking và máy rút tiền tự động (ATM) không bị ảnh hưởng. Đại diện tập đoàn cho biết sẽ có thông tin chi tiết về vấn đề này tại cuộc họp báo cuối ngày.
Mặc dù đã phát hiện sự cố trên trong ngày 19/8, nhưng các nhân viên kỹ thuật của Mizuho không thể khôi phục kịp thời hệ thống trước khi các quầy giao dịch bắt đầu mở cửa vào sáng 20/8. Người phát ngôn của tập đoàn đã gửi lời xin lỗi tới tất cả các khách hàng vì sự cố này.
Video đang HOT
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nhận định sự cố hệ thống trên “gây tổn hại đáng kể đến uy tín của các tổ chức tài chính”. Ông cũng lưu ý về việc ngân hàng Mizuho trước đó đã gặp 4 sự cố riêng rẽ trong tháng 2 và tháng 3 năm nay, làm “ảnh hưởng lớn đến khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp”.
Bốn sự cố nói trên xảy ra trong khoảng hai tuần kể từ ngày 28/2/2021. Tổng cộng 4.300 máy ATM của ngân hàng Mizuho trên toàn quốc đã bị ảnh hưởng. Hơn 5.000 thẻ ngân hàng và sổ ngân hàng bị máy “nuốt chửng”. Mizuho Financial Group Inc. cũng gặp phải sự cố hệ thống trên quy mô lớn vào tháng 4/2002 và tháng 3/2011.
Nhật Bản nhắm đến vị thế thống trị tiền kỹ thuật số
Hiện nay, nhu cầu thanh toán điện tử của xã hội Nhật Bản không cao nhưng chính phủ nước này luôn dành sự quan tâm lớn cho sự phát triển của tiền kỹ thuật số.
Theo nhật báo Sankei Shimbun, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã phân bổ lực lượng hỗ trợ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách tiền tệ ngay từ giữa năm ngoái, bao gồm việc thành lập Uỷ ban thúc đẩy thử nghiệm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương. Ủy ban sẽ bao gồm các giám đốc điều hành từ Ngân hàng Nhật Bản, Bộ Tài chính và Cơ quan Dịch vụ Tài chính, cũng như đại diện từ các nhóm vận động hành lang tài chính.
Hiện tại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn chưa công bố kế hoạch phát hành tiền kỹ thuật số.
Trong đó, kế hoạch này sẽ bao gồm 3 giai đoạn với mục tiêu giành vị trí thống trị trên thế giới trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Cụ thể, đoạn đầu tiên đã được khởi động vào đầu năm nay, chủ yếu kiểm tra các chức năng cơ bản như phát hành và lưu thông tiền kỹ thuật số, bao gồm xác minh xem giao dịch tiền kỹ thuật số có suôn sẻ hay không.
Giai đoạn thứ hai tập trung vào kiểm tra các chức năng phái sinh, bao gồm những chức năng phụ như tính lãi, đặt giới hạn trên của giới hạn tài khoản và liệu nó có thể được sử dụng trong môi trường không có tín hiệu hay không. Giai đoạn thứ ba sẽ mời các doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng tham gia đo lường thực tế.
Tuy nhiên, trong xã hội Nhật Bản nơi tiền giấy là vua, vẫn còn nhiều nghi ngại về sự cần thiết của việc phát triển tiền kỹ thuật số và hiện Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch phát hành loại tiền tệ này. Các chuyên gia Nhật Bản tin rằng, chính sách của nhà cầm quyền về tiền kỹ thuật số rõ ràng không chỉ phát triển thanh toán điện tử, mà đằng sau đó là để cạnh tranh cho sự thống trị thế giới trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số.
Từ quan điểm của chính phủ Nhật Bản, tiền kỹ thuật số không chỉ là một phương tiện thanh toán hoặc giải quyết đơn thuần, nó đại diện cho cơ sở hạ tầng tài chính trong tương lai, bao gồm một loạt các công nghệ tiên tiến liên quan và một thế hệ dịch vụ tài chính mới dựa trên tiền kỹ thuật số. Đây sẽ là cuộc chiến giành thế hệ thống trị tài chính tiếp theo do các nước lớn phát động, và Nhật Bản không thể bị bỏ lại phía sau.
Theo phân tích của các chuyên gia Nhật Bản, chiến lược phát triển tiền kỹ thuật số của nước này có hai đặc điểm. Đầu tiên, sẽ áp dụng "phương pháp phân tách lên xuống", tức là, nền tảng chính thức được thành lập để duy trì cơ sở hạ tầng, và khu vực tư nhân sẽ là "sân khấu chính". Sau đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phát hành tiền kỹ thuật số để thay thế tiền giấy, xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức tài chính cũng như các doanh nghiệp tư nhân khác sử dụng tiền kỹ thuật số để phát triển những dịch vụ tài chính khác nhau.
Dự án thử nghiệm tiền kỹ thuật số tư nhân của Nhật Bản sẽ dần được khởi động. Năm nay, một hội thảo về tiền kỹ thuật số bao gồm hơn 30 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực liên quan như các nhà khai thác viễn thông, đường sắt, bán lẻ và năng lượng điện sẽ ra mắt phiên bản thí điểm tiền kỹ thuật số riêng. Đây là bước đầu để kiểm tra các chức năng của tiền kỹ thuật số từ góc độ doanh nghiệp.
Một đặc điểm khác của Nhật Bản là hợp tác với Châu Âu và Mỹ. Vào tháng 1/2020, Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh, cùng sáu ngân hàng trung ương khác thuộc tổ chức Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đã ngồi lại để nghiên cứu lợi thế của tiền tệ kỹ thuật số và các chủ đề liên quan khác. Sau đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng nhập cuộc.
Vào tháng 10 năm ngoái, nhóm này đã ban hành 3 nguyên tắc chung, bao gồm việc thực hiện phương án thống nhất tiền kỹ thuật số và hệ thống thanh toán hiện tại, nhằm nỗ lực giành lấy sự thống trị của tiền kỹ thuật số trên thế giới.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 110 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 17/2 (theo giờ Hà Nội), thế giới đã ghi nhận 110.137.899 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.432.192 ca tử vong. 84.963.641 bệnh nhân đã phục hồi. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ vẫn là nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của...