Sự cô độc đớn đau của My ’sói’
Tôi muốn được gọi My “sói” là em, như danh xưng thường tình của người lớn với một cô bé 14 tuổi. Em đã trở thành một nhân vật “hot” trên các diễn đàn cả tuần nay và có thể nhiều tuần sau nữa.
Hai blog của em và của “chồng” em đã có vô số khách ghé thăm, mà cứ đọc những dòng comment sặc mùi teen thì biết ngay là họ cùng lứa tuổi với em. Người đồng cảm với em cũng nhiều mà người chê bai, trách móc, thậm chí dùng những lời lẽ thậm tệ chửi bới em cũng không ít. Tôi cũng là một người khách ghé thăm blog của em. Và choáng bởi những ngôn từ tự xưng của em. Em không dùng đại từ nhân xưng “tôi”, giản dị như bao người thường dùng, em dùng từ “tao” để nói về mình, nói với bạn bè, nói với khách ghé thăm, dù em không biết họ nhiều hay ít tuổi.
Nhưng tôi đọc được ở trong danh xưng “tao” của em sự đau đớn, cô độc và một chút lạnh lùng, tàn nhẫn nữa. Một con bé 14 tuổi, hẳn đã có lúc cảm nhận được nỗi bất hạnh khi sống giữa cuộc đời này, có cha, có mẹ mà rồi vẫn không nhà cửa. Một đứa trẻ 14 tuổi, bị đẩy ra đường một cách vô tình hay hữu ý, thì làm sao nó có thể hoàn thiện nhân cách, khi mà xung quanh nó đầy rẫy những cạm bẫy, lọc lừa.
“Có ai không, tôi mượn tạm một bờ vai…”
“Vợ chết đây. Chồng sống vui vẻ nhé. Đừng vì vợ mà đánh mất đi tất cả. Vợ sẽ không bao giờ xuất hiện trên cái thế giới đầy đau khổ này nữa. Xin lỗi. Lúc này vợ đã quá yếu đuối rồi. Vợ vào nick chồng, nhìn thấy những thứ vợ không hề muốn. Vợ đau lắm. Tại sao…”.
Đó là những dòng comment của My sói viết trong blog của “chồng” (Trịnh Thăng Long, 18 tuổi, ở Hà Nội, đối tượng cùng bị bắt trong ổ nhóm của My “sói” khi gây ra vụ hiếp dâm tập thể, cướp, cưỡng đoạt tài sản xôn xao dư luận thời gian gần đây) vào lúc 1 giờ sáng ngày 14/7. Không ai có thể tưởng tượng nổi, tình yêu của một bộ phận tuổi teen ngày nay là như thế nào, nếu không nghe chính lời khai từ My sói.
Em gặp Long ở một hàng trà đá, nhìn nhau thấy thích, đến lần gặp thứ hai đã rủ nhau đi nhà nghỉ. Con bé 14 tuổi, không tìm thấy những niềm vui ở gia đình, bố đi lấy vợ, mẹ cũng có gia đình riêng, tình cảm với một thằng con trai, nếu dùng từ yêu thì quả là xa xỉ, nhưng rõ ràng, My đã tìm thấy được ở đó sự đồng cảm, bố Long đã mất từ lâu, mẹ nó bán nước chè, chúng nương tựa vào nhau và để có tiền trang trải cho cuộc sống “vợ chồng”, chúng bàn nhau lập màn kịch đưa các cô gái trẻ vào bẫy rồi tổ chức hiếp dâm, cướp tài sản…
Cũng không thể ngờ, cái thế giới mà My sói đang sống sặc mùi “ xã hội đen” ấy đã có lúc khiến nó buồn chán muốn quên đi hết. Em đã tâm sự trên blog có cái tên rất ngộ “hihi.haha_11o2″ mà tôi đồ rằng, không phải với ai khác mà là với chính mình, ở vào cái thời khắc mà một đứa con gái ngoan nhất định phải đi ngủ trong ngôi nhà của mình rồi. Khi ấy, có thể em vẫn đang vạ vật ở một quán nét nào đó.
Hãy đọc những dòng tâm sự này: “Xòe tay ra cho tôi mượn một cái. Lâu lắm rồi không được nắm tay ai. Có ai không tôi mượn tạm một bờ vai. Tôi buồn thật hôm nay tôi muốn khóc!”. My đã từng tổ chức cho bạn bè, những đệ tử hơn nó 3-4 tuổi phạm tội kinh khủng với các cô gái khác, nhưng tâm hồn nó có lẽ vẫn chỉ là tâm hồn một đứa trẻ, mà một đứa trẻ thì vui buồn bất chợt, nếu buồn quá thì cũng muốn khóc òa lên cho nhẹ lòng. Nhưng ai biết điều đó?
Không phải bố, cũng không phải mẹ, chỉ là những đứa bạn đọc được tâm sự của nó trên blog và nhảy vào comment vài câu an ủi gọi là. Không thể tin được những lời lẽ của một con bé mới lớn: “Vợ lúc này đang rất là đau. Vợ đang rất là mệt mỏi. Sao bây giờ chỉ toàn nước mắt thế này”. Người mà nó tin cậy nhất đó là thằng Long, cái thằng con trai có dáng dấp rất dễ lọt vào mắt xanh của các cô nàng mới lớn không ngờ đã lén lút lợi dụng lúc nó ngủ say để xuống giở trò đồi bại với một nạn nhân.
Sau những phút giây giận dữ vì biết người yêu không chung thủy với mình, cái cách mà My sói biện minh cho hành động của Long thật “đáng nể”: Nếu anh ấy không làm thế thì bọn kia nó coi thường… mới thấy lối suy nghĩ sặc mùi giang hồ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nó từ lúc nào rồi. Ấy thế mà chỉ mới năm học lớp 6, nó còn bị T. – cô bé nạn nhân đánh cho liên tục, hễ gặp là lại bị T cho ăn đòn. Hồi ấy, nó thấp cổ bé họng, chưa có đồng bọn, thế nên khi lên làm “thủ lĩnh”, nó nghĩ ngay tới việc phải trừng trị T để trả thù ngày xưa đã ăn hiếp nó.
Video đang HOT
“Con sói hoang” cô độc
My sói đích thị đã trở thành một con sói hoang như nó tự thú. Nó thích bóng đêm, nó hay thức đêm và sói cũng là một loài chuyên rình mồi ban đêm. Đêm với nó là bạn đồng hành, nhưng cũng có những buổi sáng khi vừa thức dậy, nó đã vội vàng mò ra quán nét để viết lên blog những dòng tâm sự với chính mình và với “chồng”.
Trong một entry có tựa đề “Tao chỉ là một con rối” viết trước khi bị bắt chỉ vài ngày, My sói đã khóc với những lời lẽ buồn thảm, cay đắng, không ai biết nó có nỗi buồn gì nhưng có thể cảm nhận, đó không phải là nỗi buồn đơn thuần như các cô bé đồng trang lứa trong một phút dỗi hờn thường trút vào những trang nhật ký.
Đáng sợ hơn cả là những suy nghĩ quá tuổi của nó chỉ có mình nó và bạn bè nó biết, chứ mẹ nó, người mà nó về ở cùng từ một năm nay cũng không hề hay biết gì, bởi cuộc sống mưu sinh đã cuốn chị đi cùng với cơm áo gạo tiền, lại phải lo cho một gia đình mới, thế nên My sói không tìm thấy điểm tựa về tinh thần ở người mẹ, dù đang sống cùng nhà với mẹ.
“Tại sao. Tình yêu, con đường tao đi, những gì tao muốn. Tao lại mất tất cả thế này. Trắng tay, đắng cay… Lúc này tao đang rất là đau khổ vì giọt nước mắt đôi môi khô. Vì thế cứ để cho nó rơi. Cơ hội chỉ còn 1% thôi. Giờ đây tao muốn quay lại ngày xưa. Giờ đây tao muốn chết. Tao muốn chết. Cho tao chết một lúc nhé…!!! Tao cần được bình yên, tao muốn được nâng niu, tao ghét phải khóc. Nhưng giờ đây nước mắt tao đã rơi quá nhiều. Tao không thể không khóc. Tao giống như một con rối ý… Tao sẽ vô cảm như một con rối… Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở”.
Những nỗi niềm ấy, đã được “chồng” nó – thằng con trai hơn nó 4 tuổi Trịnh Thăng Long an ủi: “Cuộc sống có hai xã hội. Xã hội thứ nhất không dành cho vợ. Khi vợ bước chân sang xã hội thứ hai, chồng biết vợ phải đánh mất nhiều cái thế nên chồng chỉ muốn được bù đắp cho vợ thôi vợ ạ. Khi ở xa chồng rồi, vợ cố gắng sống thật vui vẻ nhé, khi nào muốn gặp chồng hay muốn ở bên chồng, vợ hãy gọi cho chồng lúc nào chồng cũng đón vợ về ở với chồng”…
Trong blog của mình, Trịnh Thăng Long cũng viết những dòng tâm sự sặc mùi giang hồ: “Xã hội bất công nuôi ta lớn. Đời người bạc nghĩa dạy ta khôn. Xã hội thay đổi bắt tao phải vô tình. Xã hội thứ nhất không dành cho tao. Bắt tao phải bước qua xã hội thứ hai… Chết!”.
Cả Long “Bin” và My “sói” đều có một tuổi thơ không mấy êm đềm, chúng không được hưởng những điều tốt đẹp nhất mà một đứa trẻ bình thường lẽ ra được hưởng. Ảnh hưởng xã hội từ vụ án mà chúng cùng đồng bọn gây ra được dư luận quan tâm đặc biệt, trên diễn đàn của trang web trẻ thơ, các bà mẹ trẻ đã bàn tán rất nhiều về thủ lĩnh băng nhóm tội phạm có biệt danh My “sói” này.
Một bà mẹ có nick name “mehieuanh” viết: “Tự nhiên lại nhớ đến câu nói của Micheal Jackson, ông nói đi khắp mọi nơi trên thế giới và nhìn thấy một điều, hầu hết tội ác được sinh ra từ những con người bị cướp mất tuổi thơ. Tuổi thơ phải được quyền yêu thương, chăm bẵm, vui chơi… rồi thỏa mãn tâm lý và phát triển nhân cách… còn những bé này, bị cha mẹ bỏ từ bé, ức chế, thiếu thốn, khuyết tật tâm hồn… Nếu vẫn với khí chất mạnh mẽ, can đảm, lì lợm, nói có bạn nghe, nói có bạn sợ mà được bố mẹ quan tâm từ nhỏ có khi lại thành lớp trưởng, chi đội trưởng, liên đội trưởng không chừng… chứ không phải hận thù, trả thù cái mình bị lấy mất vào những người xa lạ…”.
Hai luồng dư luận trái chiều đã được đổ dồn vào nhân vật đặc biệt My sói. Bên cạnh những lời trách mắng của những vị khách ghé thăm blog của em, cũng có những dòng comment đầy vị tha. Họ tin rằng, nếu được sống trong một môi trường tốt, được lớn lên với một tuổi thơ lành lặn, chắc hẳn cô bé ấy sẽ trở thành con người khác.
Bởi cô bé ấy đã biết nhỏ nước mắt cho những nỗi đau riêng của mình, đã mong muốn tìm một bàn tay ấm để nắm lấy, đã tìm thấy sự đồng cảm của những đứa trẻ thiếu cha vắng mẹ thì không có lý gì lại không thể mủi lòng trước những nỗi đau của con người. Chỉ có điều, không ai giúp nó nhận ra điều ấy. Nó đã mò mẫm đi, một thân một mình trên đường đời. Và nó vấp ngã một cú đau tái người khi mới ở tuổi 14.
Xin được kết thúc bài viết bằng một comment của một nick name dat_ng…: “14 tuổi, gia đình đẩy em ra ngoài xã hội… Mọi người sẽ xem em như một con người bị vấp ngã và phải trả giá trên con đường đời… Tình yêu thương không chỉ xuất phát từ gia đình, tình yêu, hay tình bạn… Khi em làm một việc tốt, em sẽ mỉm cười thôi… Cố lên nhóc nhé !”.
Theo An ninh thế giới
'Làng vợ bé' ở Nam Định: Chồng giám đốc, vợ đói rách
Người dân trong khu vực thường nhắc đến Quyết Thắng bằng nhiều cái tên đau khổ như: làng vợ bé, làng đa thê hay làng đàn bà, làng thiếu đàn ông...
Không phải toàn bộ đàn ông trong làng đều hư hỏng, nhưng có một thực tế là rất nhiều ông chồng xa xứ đã lấy vợ hai, vợ ba. Tình trạng này đã diễn ra vài ba thập kỷ nay. Chỉ khổ cho các bà các chị đã sống đơn chăn gối chiếc, hàng ngày lại phải đối diện với búa rìu dư luận. Chính quyền địa phương đã và đang tìm cách giúp chị em thoát nghèo, nhưng xem ra vấn đề không đơn giản đối với một làng thuần nông như Quyết Thắng. Nỗi bất hạnh, đông con, đói nghèo đang treo lơ lửng trên đầu những bà mẹ, bà vợ ở Quyết Thắng.
Nhiều đảm đang, nhiều đau khổ
Khi mới đặt chân đến đầu làng Quyết Thắng, chúng tôi rất ngạc nhiên bởi những cảnh tượng hiếm thấy: Ở ngoài cánh đồng, có vài lò gạch, thì chủ lò và hơn 20 người làm công đều là phụ nữ. Họ đều nhem nhuốc, sạm nắng. Tại những ngôi nhà đang xây dở, từ phụ hồ đến thợ xây đều là đàn bà con gái phụ trách.
Chị em giải thích, mấy chục năm rồi, đàn ông trong làng bỏ đi làm ăn xa hết, nên mọi công việc lớn nhỏ, từ nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ già đến xây nhà, xây các công trình của làng xã hầu như chỉ có đàn bà con gái đứng ra cáng đáng. Nhưng đằng sau sự "tự hào" về tính đảm đang của phụ nữ ấy, là nỗi đau đang chất đầy trên những gương mặt buồn. Bởi chồng họ đổ đốn theo bà hai, bà ba... ở chân trời xa, bao năm không đoái hoài đến vợ con, nên họ mới phải quăng lưng ra nắng gió như thế.
Không có đàn ông, đàn bà phải làm mọi việc.
Bà Chinh, 51 tuổi, có chồng bỏ đi 20 năm nay chưa về, tâm sự: "Ông ấy chưa chết, vẫn sống với người đàn bà nọ ở trong Nam. Tôi tủi phận, tủi mình, một mình nuôi con lớn khôn. Nghĩ đi nghĩ lại thấy uất ức không chịu được. Trong làng, trong họ có công việc trọng đại tôi phải đứng ra gánh vác hết".
Bà Chinh kể, ngày chồng bỏ đi, mẹ con bà sống trong nhà tranh vánh đất, lợp lá. Làng xóm xây nhà cao cửa rộng, còn mỗi nhà bà lọt thỏm và lạc lõng giữa làng. Không muốn con cái cảm thấy tủi thân với bạn bè, nên bà ráng sức đi làm gạch thuê để kiếm tiền. Hết giờ làm, bà móc đất, tự đúc gạch rồi mượn lò của ông chủ để nung. Mấy năm ròng rã mới xây được mái nhà cấp bốn tàm tạm. Nhưng xây xong thì hết tiền, nên chưa trát vữa, quét vôi. Làm xong ngôi nhà cấp bốn, bà sụt mất 6kg vì lo toan vất vả quá. Đối với bà Chinh, trong hoàn cảnh thiếu vắng người chồng, làm được như thế đã là quá sức rồi.
Tại làng Quyết Thắng, còn nhiều trường hợp trớ trêu hơn. Như trường hợp của chị Loan, chồng làm giám đốc ở tận Phú Thọ, ông từ nghề mộc tha hương mà nên nghiệp lớn. Nhưng khi có tiền, có chức, ông đã quên người vợ lúc cơ hàn. Ở nơi xa, ông tậu xe, tậu nhà và cả vợ bé, bỏ rơi mẹ con chị Loan ở quê côi cút đói nghèo. Chị Loan vẫn phải cày thuê cuốc mướn kiếm hạt gạo củ khoai để nuôi con. Ông chồng chẳng đoái hoài gì, cũng chẳng có trách nhiệm. Chị không làm gì ra tiền, nên đàn con đều bỏ học sớm. Nước mắt người vợ bị chồng phản bội cứ lăn dài theo ngày tháng, chưa biết bao giờ chị Loan mới thoát được cái cảnh trớ trêu này?
Theo thống kê cụ thể của ông Vũ Đức Hải, trưởng thôn 4 Quyết Thắng, trong thôn có 257 hộ, với 890 nhân khẩu, 40% là đàn ông đang ở độ tuổi lao động. Phần lớn đàn ông đã tha hương cầu thực kiếm sống bằng nghề mộc và nhiều người trong số họ đã lấy vợ hai, vợ ba. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng chục năm nay, các bà vợ của các ông chồng đi làm ăn xa đã phải đơn thương độc mã gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Những người đàn ông ở lại làng thường là người ốm đau bệnh tật. Ông Hải nói: "Làng thiếu vắng đàn ông, thiệt thòi cho chị em lắm, nhưng chính quyền các cấp cũng chỉ biết động viên khách sáo chứ làm sao bắt các ông chồng phải về nhà được...".
70% đàn ông có vợ bé?
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được từ UBND xã Giao Tiến, Quyết Thắng là làng nghề mộc có truyền thống lâu đời. Có tới 70% đàn ông theo phường, đội đi làm ăn xa, có người đã bỏ đi 20 năm nay, bỏ vợ bỏ con ở quê và không bao giờ trở về cái nơi đã ngọt bùi nuôi họ lớn khôn thành tài trong nghề mộc. Trẻ con lớn lên, học hết lớp 9, lớp 10 là bỏ học theo nghề mộc. Khi có tay nghề, họ lập nhóm kéo đi các tỉnh xa, thậm chí sang Lào, Campuchia làm nghề. Một số lấy vợ ở nhà, rồi lấy thêm vợ hai, vợ ba ở nơi khác. Nhiều anh trở về mang theo bệnh AIDS, hoặc nghiện ma túy nặng.
Mong rằng những người đàn ông ở Quyết Thắng đọc được bài viết này và trở về với vợ, con nơi quê nhà.
Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Hội trưởng Hội phụ nữ thôn Quyết Thắng, vấn đề vi phạm luật hôn nhân gia đình ở Quyết Thắng chiếm tỉ lệ rất cao, đặc biệt, vi phạm chế độ một vợ, một chồng, tức là lấy hơn một vợ, chiếm tỉ lệ 70%, một con số ngoài sức tưởng tượng. Bà Hoa cho biết: "Chúng tôi đã động viên, thậm chí đề ra các phương án xử lý hành chính các ông chồng vi phạm luật hôn nhân rất nhiều lần nhưng không ngăn được "phong trào" lấy vợ bé mỗi ngày thêm bành trướng". Nghe đến đây, chúng tôi lại nhớ đến lời ông trưởng thôn Vũ Đức Hải rằng: "Các anh tính chẳng lẽ bỏ tù những người lấy vợ hai, vợ ba? Hơn nữa, họ có ở địa phương đâu, có về dăm ba bữa lại mất tích, làm sao xử lý được".
Hiện tại, vấn đề đau đầu của Quyết Thắng là tệ nạn ma túy, HIV, cờ bạc từ xứ khác theo các ông chồng về làng. Và chị em phụ nữ lại là nạn nhân trực tiếp gánh lấy hậu quả. Chưa hết nỗi đau bị chồng phản bội, lại gặp cảnh bệnh tật, đói nghèo.
Mong rằng, khi kết thức phóng sự này, ở nơi xa nào đó, những người chồng bội bạc của chị em đọc được, thấu hiểu sự đau khổ, thiếu thốn của người vợ, mà nhanh trở về bù đắp những gì họ đã gây ra. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương cũng cần có biện pháp ngăn chăn hiện tượng vi phạm luật hôn nhân gia đình, có biện pháp xây dựng kính tế, giảm tệ nạn xã hội... để những bà mẹ, bà vợ nơi đây bớt đi bất hạnh và đau khổ...
Theo VTC
Lần theo dấu vết nữ đại ca giang hồ My Sói Lần theo manh mối do CA quận Đống Đa cung cấp, phóng viên đã có mặt tại các địa bàn nơi My sói từng sinh sống hoặc thường xuyên lui tới để lý giải phần nào tại sao một cô bé ngây thơ lại tìm đến con đường lầm lỗi ấy. Tìm lời lý giải... Lần theo manh mối do CA quận Đống...