‘Sự cố cộng đồng ngày 20/2′ có thể gây thiệt hại 250 triệu USD cho kinh tế Campuchia
Người phát ngôn Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia Meas Sok Sensan cho biết hiện chưa có số liệu cụ thể về thiệt hại kinh tế do “sự cố cộng đồng ngày 20/2″ gây ra tại nước này do làm bùng phát làn sóng dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo nhận định của một chuyên gia kinh tế, Campuchia có thể thiệt hại khoảng 250 triệu USD vì sự cố này.
Người dân và công nhân không được phép ra, vào khu vực có ca nhiễm COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ông Sok Sensan cho biết, mọi người đều nhận thấy tác động của làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 lần thứ ba, nhưng có thể phải chờ đến cuối năm mới có thống kê hay đánh giá về mức độ thiệt hại.
Sự cố cộng đồng ngày 20/2 được cho là bắt đầu xảy ra với vụ việc 4 người Trung Quốc nhiễm virus SARS-CoV-2 trốn cách ly khỏi khách sạn Sokha ở thủ đô Phnom Penh và đi tới nhiều địa điểm, làm nhiều người bị lây nhiễm COVID-19. Campuchia đã có nhiều biện pháp để khôi phục kinh tế, nhưng hiện tại vẫn chưa biết được tác động của sự cố trên lớn như thế nào.
Trong khi đó, hơn một tháng sau “sự cố cộng đồng ngày 20/2″, Phó Viện trưởng thứ hai Viện Tầm nhìn châu Á (AVI) Chheng Kimlong cho rằng kinh tế Campuchia có thể chịu thiệt hại hơn 250 triệu USD từ sự cố trên.
Video đang HOT
Theo ông Kimlong, dựa trên tính toán về nguồn thu trung bình của Chính phủ Campuchia mỗi tháng trong năm 2020, AVI đã ước tính nguồn thu tương ứng mỗi tháng đầu năm 2021 và từ đó tính đến mức thiệt hại do sự cố trên gây ra. Nếu tình hình này kéo dài thì gánh nặng lên nền kinh tế là rất lớn.
Nếu Campuchia có thể kiểm soát đợt dịch này trong tháng 5/2021, hoạt động kinh doanh có thể trở lại bình thường vào tháng 7 hoặc tháng 8/2021. Tuy nhiên, nếu chính phủ nước này không kiểm soát được đại dịch trong 2 – 3 tháng tới, thiệt hại kinh tế sẽ còn lớn hơn.
Cũng về vấn đề này, ông Youk Chamroeunrith, Giám đốc điều hành Công ty bảo hiểm Forte Insurance cho rằng đại dịch COVID-19 đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các cá nhân, khiến khoảng 80% người mua bảo hiểm của công ty này không thể trả tiếp phí bảo hiểm vào cuối năm nay.
Kết quả điều tra do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố về tác động của dịch COVID-19 đối với “túi tiền” của người Campuchia cũng cho thấy 35% người dân nước này bị giảm thu nhập từ 26 – 50% và điều này ảnh hưởng đến chi tiêu của họ. Trong tổng số 1.026 người Campuchia trong diện điều tra ở cả khu vực thành thị và nông thôn, 77% cho biết thu nhập hộ gia đình của họ bị giảm sút.
Pháp xét xử 5 sinh viên kích động thù ghét người Trung Quốc
5 sinh viên từ 19 đến 25 tuổi bị cáo buộc đăng bài viết trên Twitter đổ lỗi cho người Trung Quốc khiến Pháp phải phong tỏa Covid-19.
Trong phiên xét xử tại Paris hôm 24/3, những người này bị cáo buộc phân biệt chủng tộc và kích động thù ghét qua việc đăng bài trên Twitter, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà hồi cuối tháng 10/2020.
Sun-Lay Tan, một nghệ sĩ người Pháp gốc Campuchia và Trung Quốc, phản đối phân biệt chủng tộc chống người gốc Á tại Paris hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters
Tất cả bị cáo đều không có tiền án tiền sự. Phiên kết án dự kiến diễn ra ngày 26/5. Các bị cáo có thể bị phạt tiền chứ không phải ngồi tù. Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc, khiến nạn thù ghét người gốc Á đang gia tăng ở các nước phương Tây.
"Nhốt tôi vào lồng với một người Trung Quốc, tôi sẽ chơi đùa anh ta, hủy hoại anh ta, tôi muốn nhìn thấy mắt anh ta mờ đi hy vọng" là một bài đăng trên Twitter được đọc trước tòa.
Phản hồi lại những bài đăng này, hashtag #Tôi không phải virus và #Chấm dứt viện cớ virus gây thù ghét lập tức nổi lên nhằm chống lại định kiến về nguồn gốc virus.
Người biểu tình tụ tập trước tòa án xét xử 5 bị cáo. Một người mang biển viết chữ "Dù ở Atlanta hay Paris, hãy nói không với phân biệt chủng tộc chống người gốc Á". Atlanta, thành phố thuộc bang Georgia, Mỹ, là nơi xảy ra vụ xả súng tuần trước khiến 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng.
"Mẹ tôi bị tấn công, dì tôi nữa. Bởi chúng tôi là người châu Á, người ta nghĩ rằng chúng tôi có tiền", Darith Ly, 30 tuổi, người Campuchia gốc Hoa, nói khi tham gia biểu tình.
"Nếu giữa các quốc gia tồn tại bất đồng, nó nên giải quyết bằng chính trị và ngoại giao", Bai Quan, chủ chuỗi nhà hàng Trung Quốc tại Pháp, nói.
Những người chỉ trích cáo buộc cảnh sát lơ là giải quyết đe dọa với cộng đồng người Hoa ở Pháp, cộng đồng bị nhắm mục tiêu vì định kiến họ thường giàu có và mang theo người nhiều tiền mặt.
Vụ đánh đập tới chết thợ may Zhang Chaolin ở phía bắc Paris năm 2016 đã làm nổi bật những vụ hành hung kiểu này nhằm vào người gốc Á. Zhang, 49 tuổi, bố của hai đứa trẻ, bị hai thiếu niên đeo bám khi đang trên đường tới một nhà hàng ở ngoại ô Paris. Hai tên này chỉ bỏ đi sau khi lấy được sạc điện thoại và một số đồ ngọt. Họ bị kết án tù năm 2018.
Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Quốc gia (INED) của Pháp hồi tháng 5/2020 công bố nghiên cứu liên quan giữa Covid-19 và người gốc Á, cho biết đại dịch đã dẫn tới "những khía cạnh phân biệt chủng tộc người gốc Á mới".
Số ca mắc COVID-19 toàn cầu gần chạm mốc 125 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 24/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 124.974.840 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.749.081 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 100.948.093 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rio De Janeiro, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN...