Sự chuyển hướng có chủ ý của Trung Quốc
Biển Đông đang trở thành một khu vực khủng hoảng toàn cầu mới, Trung Quốc được coi như một cường quốc mạnh mẽ trong khu vực và Hoa Kỳ là một siêu cường toàn cầu. Cuộc đụng độ gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực tranh chấp đảo Hoàng Sa, mặc dù Trung Quốc cố ý tấn công bằng vòi rồng, nhưng hành động này đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế. Hành vi của Trung Quốc đã gây phản ứng từ các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, theo dự đoán làTrung Quốc đang muốn thay đổi các mối quan hệ chính trị và thực hiện tích cực hơn các yêu cầu về lãnh thổ, một trong số đó cũng đã hơn một nghìn năm nay.
Căng thẳng tại khu vực Đông Nam Á kéo dài thời gian qua. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã chuyển các giàn khoan dầu đến cách quần đảo Hoàng Sa không xa. Giàn khoan dầu được hộ tống cùng với 80 tàu của Trung Quốc, bao gồm cả tàu quân đội, với chủ ý là ngăn chặn các nước khác không được đi lại quanh khu vực giàn khoan. Mặc dù trên thực tế theo quy định của công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, khu vực này thuộc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể gây ra những hậu quả sâu rộng. Từ những sự kiện gần đây, tương lai có thể dẫn đến các cuộc xung đột trong khu vực, sự cạnh tranh khu vực của sáu quốc gia và trong khi đó Trung Quốc ngày càng hung hăng đã làm cho tình hình quốc tế càng thêm căng thẳng.
Vùng đất của ai?
Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông kèm theo một hạm đội thuyền bè mạnh mẽ, bởi vì trên thực tế Trung Quốc muốn thiết lập kiểm soát khu vực này. Họ luôn nói rằng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã là lãnh thổ của họ trong hai ngàn năm nay. Năm 1947 họ còn phát hành bản đồ có đánh dấu lãnh thổ của họ. Trong khi đó, Việt Nam tuyên bố rằng Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền của đảo Hoàng Sa, ngược lại, từ thế kỷ 17, Việt Nam đã có chủ quyền vùng lãnh thổ này. Việt Nam có đủ các tài liệu để chứng minh lời tuyên bố trên.
Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lại xung đột với Philippines, Malaysia và Brunei. Philippines đóng quân đội ở đảo Trường Sa để ngăn chặn hành động tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc.
Xung đột Trung-Việt gần đây là một tâm điểm của toàn cầu. Trong một phát biểu của đại diện cấp cao về ngoại giao và chính sách an ninh của liên minh, bà Catherine Ashton nói rằng liên minh châu Âu “quan tâm đến việc thực hiện các hành động đơn phương gây ra tình hình an ninh ngày càng xấu trong khu vực, bằng chứng là cuộc xung đột gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Phía liên minh châu Âu kêu gọi hai bên hãy bình tĩnh và tìm một giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là theo công ước của Liên Hợp Quốc năm 1982.
Đại diện Bộ ngoại giao Mỹ nói: “Việc Trung Quốc thực hiện các bước đơn phương nhằm thiết lập chủ quyền lãnh thổ trong khu vực tranh chấp, điều này bất lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực, hành động nguy hiểm như vậy khiến chúng tôi đặc biệt quan tâm”. Ngay cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một phát biểu đã nói rằng, nước Nhật lo ngại sự gia tăng căng thẳng trong khu vực mà Trung Quốc gây ra.
Video đang HOT
Và đây là thời điểm Trung Quốc quyết định di chuyển đến quần đảo với số lượng ngày càng tăng, điều này cho thấy sự hung hăng và bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Hành động của Trung Quốc được cho là bất hợp pháp. Thay vì đàm phán để giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN kêu gọi các nước nên kiềm chế để tránh nguy hiểm cho hòa bình và ổn định. Tuyên bố này đã được thông qua vào đầu tháng năm.
Mặt khác về phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hành vi của Trung Quốc là một “mối đe dọa nghiêm trọng” không phù hợp với một số thỏa thuận, trong đó có Tuyên bố về ứng xử ở biển đông (DOC) mà Trung Quốc đã tham gia ký kết. Vụ tranh chấp giữa hai nước được cho là “cực kỳ nguy hiểm”. Chính quyền Việt Nam đã liên tục cố gắng kêu gọi đàm phán giữa hai nước, nhưng phía Trung Quốc từ chối với lý do rằng chính họ mới là chủ lãnh thổ này.
Sự chuyển hướng có chủ ý ?
Quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc đặc biệt chú ý bởi họ nghi ngờ nơi đây có dầu và khí đốt. Nơi đây không có dân cư sinh sống, quần đảo bao gồm ba mươi hòn đảo và rạn san hô. Nằm gần với lãnh thổ Việt Nam (119 hải lý hay 132 hải lý tính từ bờ biển) cách đảo Hải Nam của Trung Quốc (180 hải lý).
Và đây là thời điểm Trung Quốc đã quyết định di chuyển đến quần đảo này với số lượng ngày càng tăng đã cho thấy sự hung hăng của Trung Quốc để bành trướng khu vực. Nhưng rõ ràng họ đã bị phản ứng của từ công chúng Việt Nam, điển hình là các cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở nhiều nơi trên thế giới. Và mới đây dân chúng thể hiện sự tức giận bằng cách đốt phá các nhà máy Trung Quốc tại Việt Nam. Tại sao họ thực hiện bây giờ và tại sao họ xâm lăng? Một số chuyên gia cho rằng tình hình này đã giải thích các vấn đề trong hệ thống chính trị của Trung Quốc. Họ đang rút ngắn giai đoạn hợp pháp hóa và thúc đẩy các cuộc xung đột với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam để cố gắng đạt hiệu quả chính trị trong nội bộ. Họ cho rằng, đây là một cuộc thử nghiệm cho tổng thống Mỹ Barack Obama. Trung Quốc đã bắt đầu chuyển đến khu vực tranh chấp sau một tuần lễ sau khi chuyến thăm tám ngày của ông Obama. Điều này Trung Quốc muốn chuyển thông điệp rằng người Mỹ bất lực trong khu vực và bây giờ đến lượt Trung Quốc cầm quyền.
Hiện tại không thể đánh giá xung đột ở Biển Đông như thế nào. Ngoài Việt Nam còn có Philippines, một đất nước có chiến lược truyền thống quan trọng. Trung Quốc cũng có mối quan hệ căng thẳng đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực châu Á mở rộng. Trung Quốc vẫn còn có nhiều câu hỏi về vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết, bao gồm ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư mà Nhật Bản đang kiểm soát, nhưng thực ra Trung Quốc và Đài Loan chiếm đoạt. Chắc chắn đây là tiêu điểm công khai của các về xung đột lợi ích, nếu không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế thì không thể giải quyết được. Ngay cả những nỗi lo sợ của một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước có thể sớm xảy ra.
Theo Việt Báo
Trực thăng Mi-8 của Nga lại gặp nạn, 16 người mất tích
Trực thăng Mi-8 đã đâm xuống một hồ nước ở tây bắc Nga khiến 16 người mất tích, trực thăng chở các quan chức và doanh nhân.
Theo các thông tin ban đầu, chiếc trực thăng Mi-8 chở tới 19 người - gồm 5 thành viên phi hành đoàn và 14 hành khách - khi nó đâm xuống một khu vực hẻo lánh tại vùng Murmansk ở tây bắc Nga ngày 31/5.
Một trực thăng Mi-8.
Các quan chức cho biết hai người bị thương đã nhập viện và những người còn lại được xem như mất tích. Một phát ngôn viên cảnh sát khu vực cho biết trước đó rằng máy bay trực thăng chở đến 19 người.
Phát ngôn viên của Bộ tình trạng khẩn cấp Tatyana Zakharova cho rằng do máy bay trực thăng đang chìm sâu dưới nước nên các thợ lặn đã được huy động để tìm kiếm những người mất tích.
Máy bay trực thăng trên thuộc công ty Apatit, chuyên sản xuất phân bón. Người phát ngôn của Apatit - Olga Kryuchek nói rằng giám đốc công ty Alexei Grigoryev và phó giám đốc Konstantin Nikitin được cho là đáp chuyến bay này.
Quan chức hàng đầu trong khu vực bao gồm cả Phó thống đốc Murmansk được cho là cũng đã lên chiếc trực thăng này.
Denis Pushin - người phát ngôn của chính quyền khu vực Murmansk đã từ chối xác định các hành khách của máy bay trực thăng. Ông chỉ cho biết hai người sống sót đã được tìm thấy nổi lên trên mặt nước trong tình trạng vẫn còn đeo đai an toàn gắn chặt họ vào ghế.
Theo các nhân viên điều tra, trục trặc kỹ thuật và thời tiết xấu có thể là nguyên nhân của vụ tai nạn.
Bộ tình trạng khẩn cấp cho biết hoạt động cứu hộ đã không thể bắt đầu khi các quan chức nhận được các báo cáo đầu tiên của vụ tai nạn hôm thứ Bảy do điều kiện thời tiết xấu. Hiện hoảng 100 người vẫn đang tiếp tục công việc tìm kiếm cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn.
Đây không phải lần đầu tiên trực thăng Mi-8 của Nga gặp sự cố tai nạn. Trong năm 2013, trực thăng Mi-8 đã liên tiếp gặp sự cố.
Ngày 2/7/2013, trực thăng Mi-8 của Hãng Polyarnye Avialinii đang thực hiện chuyến bay chở khách như thường lệ thì bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu, ít nhất 15 người thiệt mạng.
Trước đó, sáng 27/5/2013, tại khu tự trị Chukotk đã xảy một vụ tai nạn trực thăng Mi-8 khiến 4 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên vùng Viễn Đông thuộc Bộ Khẩn cấp Nga cho biết: "Chiếc trực thăng đang trong quá trình kiểm tra các ngọn hải đăng ở bờ biển phía bắc của khu tự trị. Một động cơ bất ngờ bị hỏng trong quá trình hạ cánh khiến máy bay rơi".
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc xấu mặt vì ảo mộng "đường 9 đoạn" Hầu hết các đại biểu tham dự đều bày tỏ quan ngại, khẳng định Trung Quốc đang có những hành động gây căng thẳng trong khu vực. Nhiều nước yêu cầu TQ giải thích "đường 9 đoạn" Chiều 1/6, diễn đàn Đối thoại Shangri La lần thứ 13 đã bế mạc sau 3 ngày nhóm họp với 5 phiên thảo luận chung về...