Sự biến mất của ông chủ nghiệp đoàn (Kỳ 3)
Trong thời gian Hoffa ở tù, kẻ kế nhiệm tìm mọi cách xóa hết đường trở lại của ông.
Hoffa cùng vợ và gia đình.
Jimmy Hoffa và những ngày trong tù
Sau khi bị kết án vì những bê bối mà mình mắc phải, Hoffa bị giam tại nhà tù Lewisburg Federal, trung tâm thành phố Pennsylvania.
Ngày Lễ tình yêu năm 1970, Jimmy Hoffa đón sinh nhật lần thứ 57 của mình. Bên ngoài nhà tù Lewisburg Federal, một chiếc trực thăng kéo theo biểu ngữ dài với dòng chữ ” Chúc mừng sinh nhật Jimmy”, đó như một món quà đặc biệt dành cho ông sau gần năm năm lĩnh án.
Hoffa nhận được rất nhiều thiệp chúc mừng, kèm theo những lời động viên từ các quan chức và những người lãnh đạo của Nghiệp đoàn, nhưng tất cả chỉ là hình thức. Mặc dù đối với những người lao động mà ông đại diện, ông được xem như một người anh hùng, nhưng việc ông bị kết án cũng nhận được sự “đồng tình” của không ít người.
Thời gian Hoffa ngồi tù, Frank Fitzsimmons được tín nhiệm nắm giữ chức chủ tịch Nghiệp đoàn. Với sự điềm đạm khác hẳn người tiền nhiệm Hoffa, Frank Fitzsimmons rất “được lòng” và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các thành viên trong Nghiệp đoàn cũng như giới xã hội đen. Fitzsimmons cho phép bọn xã hội đen toàn quyền quyết định những việc chúng coi là cần thiết. Hơn nữa, Fitzsimmons còn là bạn của tổng thống Nixon, một vị khách thường xuyên của Nhà Trắng. Tất cả tạo nên cho người kế nhiệm này một vỏ bọc hoàn hảo che giấu những hành vi phạm pháp của mình tại Nghiệp đoàn.
Hoffa không còn được nhắc tới với cương vị chủ tịch “đáng kính” của Nghiệp đoàn, ông chỉ là một phạm nhân. Nhưng điều đó không hề khiến Hoffa nản chí. Theo Đạo luật Landrum-Griffin Act, người bị kết án tù không có quyền nắm giữ bất cứ chức vụ nào trong Nghiệp đoàn trong vòng 5 năm kể từ khi mãn hạn. Hoffa biết điều đó và biết mình cần phải kiên nhẫn để chờ đợi, để có được một chiến dịch hoàn hỏa “hất cẳng” Fitzsimmons.
Hoffa luôn tự tin với kế hoạch của mình vì nghĩ rằng mình nhận được sự hậu thuẫn từ giới xã hội đen, những “thân cận” một thời sẽ tìm cách đưa ông quay lại với chiếc ghế của mình.
Video đang HOT
Cùng thời gian Hoffa bị giam giữ, một thành viên cốt cán của giới xã hội đen, “thân cận” của Hoffa cũng bị bắt giám với tội danh tống tiền, Anthony “Tony Pro” Provenzano.
Anthony Provenzano là một tên trùm trong tổ chức tội phạm Genovese, đồng thời cũng là Phó chủ tịch Nghiệp đoàn. Hắn ta nắm giữ quyền hành chi nhánh “ma” 560 tại thành phố Union, tiểu bang New Jerse. Việc đưa Provenzano đảm nhận chức vụ này tại Nghiệp đoàn chính là một trong những lế sách lâu dài của Hoffa khi đó.
Chi nhánh 560 của Ngiệp đoàn trở thành “ngân hàng” riêng của Provenzano, giúp hắn ta dễ dàng tiếp cận các khoản ngân quỹ của Nghiệp đoàn nhằm phục vụ cho những mục đích phi pháp của bản thân.
Thời gian đầu trong tù, Hoffa và Provenzano rất thân thiết, Provenzano được coi là đại ca trong nhà tù Lewisburg và luôn bảo vệ Hoffa, nhưng theo thời gian mối quan hệ này dần trở nên xấu đi.
Provenzano muốn có được sự giúp đỡ của Hoffa trong việc mở một nhà hàng. Tuy nhiên Hoffa đã không đáp ứng đề nghị này và điều đó khiến Provenzano tỏ ra rất bực bội. Hoffa từng gắt gắt với Provenzano rằng: “Chính vì ủng hộ mày mà tao gặp phải những rắc rối trong tù.”
Sau khi Hoffa và Provenzano mãn hạn tù, có người khẳng định đã từng thấy họ xung đột với nhau tại một sân bay. “Hoffa và Provenzano đã nói chuyện với nhau bằng những nắm đấm, thậm chí Hoffa còn đập vỡ một cái chai trên đầu Provenzano”. Còn Provenzano lớn tiếng đe dọa cháu của Hoffa rằng: “Tao thề sẽ khiến chúng mày phải khóc.”
Mâu thuẫn càng tăng khi họ cản trở “sự nghiệp” của nhau và thực sự trở thành “cái gai” cần loại bỏ.
Hoffa phản đối việc Provenzano quay trở lại kiểm soát chi nhánh “ma” 560, và ngược lại Provenzano cản trở những kế hoạch quay trở lại chiếc ghế chủ tịch Nghiệp đoàn của Hoffa.
Với bản chất xã hội đen của mình, Provenzano sẵn sàng loại bỏ những “cái gai” ảnh hưởng đến mình. Hắn ta bị nghi ngờ liên quan đến hàng loạt cái chết và những vụ biến mất bí ẩn của những người có liên quan đến hắn, như cái chết của một nhân chứng trước ngày ra tòa tố cáo hắn năm 1963, vụ biến mất của một người đàn ông liên quan đến những hoạt động kinh doanh phi pháp nẳm 1972. Hay tương tự như vụ biến mất bí ẩn của Hoffa, xác của Anthony Castellito, thủ quỹ chi nhánh 560 dưới thời Provenzano cũng không bao giờ được tìm thấy. Nghi phạm trực tiếp gây nên vụ mất tích này được cho là Salvatore “Sally Bugs” Briguglio , một thân cận của Provenzano, người đươc hắn ta đưa lên nắm giứ chức thủ quỹ chi nhánh 560 ngay sau đó.
Những mối quan hệ lợi nhuận chồng chéo, các thủ đoạn và âm mưu sẽ kết thúc như thế nào? Mời các bạn đón đọc Sự biến mất của ông chủ nghiệp đoàn (Kỳ 4) vào SÁNG SỚM ngày 28/9/2013.
Mai Tân Theo Trutv
Sự biến mất của ông chủ nghiệp đoàn (Kỳ 2)
Một luật sư trẻ tuổi đã "cả gan" đứng lên chống lại ông chủ nghiệp đoàn quyền lực.
Jimmy Hoffa và giới xã hội đen
Năm 1959, xuất hiên trong show truyền hình "The Jack Paar Show", một show truyền hình nổi tiếng vào đêm muộn được phát sóng khắp nước Mỹ. Robert F. Kennedy, em trai của John F. Kennedy, người không lâu sau đó trở thành Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ đã thẳng thắn nêu lên cái nhìn khách quan của mình về Jimmy Hoffa và Nghiệp đoàn Lái xe tải dưới quyền của ông.
Vào thời điểm đó, Robert F. Kennedy đang là thượng nghị sĩ của Ủy ban lao động Thượng viện Hoa Kỳ. Ủy ban này còn được biết đến với cái tên Ủy ban McClellan, (được gọi theo tên của ngài Thượng nghị sĩ Senator John L. McClellan). Ủy ban này được thành lập ngày 30 tháng 5 năm 1957, với mục đích với mục đích chính là điều tra mối quan hệ phi pháp giữa công đoàn và giới xã hội đen.
Vị luật sư trẻ nhấn mạnh: "Cuộc sống của chúng ta đang bị ràng buộc quá chặt chẽ bởi Nghiệp đoàn. Chúng ta đang thụ động và chịu sự chi phối trực tiếp từ nó. Dưới sự lãnh đạo của Jimmy Hoffa, nghiệp đoàn này đang tạo nên một một thứ siêu quyền lực, vượt lên cả sức mạnh của người dân và uy quyền của chính phủ, nếu chúng ta không làm gì đó lúc này, đất nước này sẽ bị thao túng bởi Hohn Dio, Jimmy Hoffa và Tony &'Ducks' Corallo".
Mặc dù hai cái tên Johnny Dio và Tony 'Ducks' Corallo dường như quá xa lạ với người dân Mỹ, những chỉ với cái tên Jimmy Hoffa, lời buộc tội trực tiếp của ông đã gây được sự chú ý mạnh mẽ từ phía họ khi chương trình được phát đi toàn nước Mỹ.
James Hoffa lần cuối cùng được nhìn thấy tại một tiệm ăn năm 1975.
Tuy không nắm quá rõ về các nghiệp đoàn lao động khi Ủy ban McClellan bắt đầu thành lập, nhưng với bản lĩnh chính trị của mình, chàng luật sư trẻ đến từ Massachusetts đã nắm bắt vấn đề rất nhanh, Robert Kenny không do dự bày tỏ mong muốn của mình muốn "bắt giữ Hoffa", đồng thời khẳng định không thể chấp nhận nạn tham nhũng tràn lan, không thể để ban lãnh đạo của nghiệp đoàn vô tư thực hiện những hoạt động phi pháp.
Điều này khiến cho vị luật sư trẻ có được sự "quan tâm" đặc biệt của ngài chủ tịch khét tiếng. Trong mắt ông, Robert chỉ là cậu nhóc.
Jimmy Hoffa cho rằng, một người đàn ông thực sự là người biết dùng tới nắm đấm của mình để đe dọa kẻ chống đối mình khi lời nói đã không còn đủ sức mạnh. Điều quan trọng là kết quả chứ không phải là làm cách nào để thực hiện nó. Và theo cách suy nghĩ đó, Hoffa cho rằng "làm bạn" với giới xã hội đen và việc cần thiết cho thành công của Nghiệp đoàn. Ông dùng rất nhiều tiền để đổi lấy sức mạnh của các băng đảng phục vụ cho mục đích của mình. Nhưng thực tế cho thấy, việc hợp tác với Hoffa lại đem đến nhiều thành công hơn cho giới xã hội đen.
Nguồn tiền được sử dụng là từ Quỹ lương hưu của các tiểu bang miền Trung nước Mỹ. Những công nhân chăm chỉ tin tưởng giao những khoản lương tích cóp của mình cho Nghiệp đoàn với lời cam kết khoản tiền đó sẽ được sử dụng có hiệu quả nhât. Tuy nhiên, dưới sự thao túng của Hoffa, chúng đã bị trao tay cho những kẻ không đáng tin cậy. Một trong số đó là Morris "Moe" Dalitz, một trong những kẻ gây dựng nên "thế giới ngầm" ở Las Vegas. Dalitz đã sử dụng số tiền khổng lồ mà Hoffa "vay tạm" từ quỹ lương hưu để xây dựng hai khách sạn sang trọng Desert Inn và Stardust tại Las Vegas.
Trong cuốn sách "Jimmy Hoffa và Nghiệp đoàn lái xe tải quốc tế", hai tác giả Ralph và Estelle James nhắc đến Dalitz như một tay chân thân cận của Hoffa. Ủy ban McClellan đã đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng năm 1949, Dalitz đã bí mật gặp gỡ Hoffa yêu cầu sự giúp đỡ bằng một khoản tiền lớn dưới vỏ bọc là một khoản vay mượn khi Nghiệp đoàn đe dọa "tấn công" hệ thống giặt là ở Detroit, thời điểm đó Dalitz đang làm chủ một cửa hiệu lớn.
Hai "thân cận" khác của Hoffa đã từng được Robert nhắc đến là Johnny Dio và Tony "Ducks" Corallo dưới sự bảo trợ của Hoffa sau này đã trở thành chủ của tổ chức Lucchese, lập ra sáu chi nhánh "ma" ở New York. Sau đó vài năm, Dio và Corrallo giành được quyền kiểm soát hoạt động vận chuyển tại các phi trường ở New York.
Theo Ủy ban McClellan, Dio và Corrallo đã sử dụng "vị trí" của chúng để thực hiện các hoạt động tống tiền, hối lộ và cưỡng bức.
Qua việc hợp tác với nhóm xã hội đen, Hoffa hy vọng những chi nhánh "ma" này sẽ trợ giúp ông ta khi đến thời điểm bầu cử của nghiệp đoàn.
Theo Stephen Fox trong cuốn sách "Máu và Quyền lực", Ủy ban McClellan đã đưa ra được bằng chứng để chứng minh những khoản ngân quỹ của Nghiệp đoàn bị đánh cắp và sử dụng sai mục đích, những bản hợp đồng khống, giả mạo giấy tờ, xung đột lợi ích giữa người lao động và các nhà lãnh đạo, những công ty ma của Ngiệp đoàn...
Jimmy Hoffa đã xây dựng đươc một hết thống thân cận của mình trong thế giới xã hội đen, Angelo Meli, William Bufalino và Pete Licavoli ở Detroit; Babe Triscaro ở Cleveland; Paul Ricca và Joey Glimco ở Chicago; Johnny Dio, Tony Ducks Corallo và Vincent Squillante ở New York. Tuy không là người trực tiếp ra lệnh, nhưng chính những bê bối này khiến cho ông phải đới mặt với những lời buộc tội sau đó.
Sẽ còn những bí mật nào liên quan tới Jimmy Hoffa được tiết lộ? Những điều đó có liên quan tới sự mất tích của nhân vật gây tranh cãi này? Mời các bạn đón đọc Sự mất tích của ông chủ nghiệp đoàn (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM ngày 26/9/2013.
Theo khampha
Sự biến mất của ông chủ nghiệp đoàn (Kỳ 1) Ông chủ nghiệp đoàn, chính trị gia có tầm ảnh hưởng bất ngờ bị bắt cóc bí ẩn. Chính trị gia mất tích một cách bí ẩn (ảnh minh họa). Thế giới không ít những vụ biến mất một cách bí ẩn làm nảy sinh những giả thuyết liên quan đến cái chết của họ. Đặc biệt là sự biến mất của những...