Sự ‘biến hình’ khó lường của virus SARS-CoV-2
Xu thế sống chung an toàn với COVID-19 đang lan rộng khắp thế giới khi ngày càng có thêm nhiều nước và vùng lãnh thổ điều chỉnh chiến lược chống dịch để đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.
Số ca mắc và tử vong tiếp tục giảm ở hầu hết các khu vực trong 7 ngày qua giúp tiến trình mở cửa trở lại các nền kinh tế thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc một loạt quốc gia châu Á tuần qua ghi nhận nhiều ca nhiễm các biến thể tái tổ hợp khác nhau của virus SARS-CoV-2, sau khi hàng trăm ca được phát hiện ở châu Âu trước đó, khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải đưa ra cảnh báo về khả năng tiếp tục “biến hình” của virus SARS-CoV-2 trong tương lai.
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuần tính đến sáng 10/4, thế giới ghi nhận gần 7,3 triệu ca mắc mới COVID-19, giảm 23% so với một tuần trước đó. Số ca tử vong cũng giảm 13%. Trừ Bắc Mỹ, số ca mắc mới trong tuần tại các khu vực đều giảm, trong đó châu Á giảm mạnh nhất (27%). Các chỉ số về dịch COVID-19 liên tục có những dấu hiệu tích cực khiến giới chức Israel lạc quan rằng nước này sắp đạt trạng thái “bình thường” trước dịch COVID-19, Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với người đến từ 106 quốc gia/vùng lãnh thổ từ ngày 8/4, trong khi Lào xem xét mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch nước ngoài từ tháng 5 tới.
Mặc dù vậy, sự xuất hiện của các ca nhiễm biến thể tái tổ hợp – một phiên bản mới của virus SARS-CoV-2 – tại nhiều quốc gia đang là vấn đề đáng lưu tâm. Chỉ tính từ đầu tháng 4 tới nay, hàng loạt quốc gia phát hiện các ca nhiễm hai dạng biến thể tái tổ hợp đang được WHO giám sát và theo dõi chặt là XD (kết hợp của biến thể Delta và Omicron) và XE (kết hợp giữa hai biến thể phụ BA.1 và BA.2 của dòng Omicron). Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á báo cáo về biến thể XE, với ca nghi nhiễm được xác định ngày 2/4. Tiếp đó là các ca được ghi nhận tại Ấn Độ ngày 6/4 và 9/4. Ngày 8/4, bang New South Wales của Australia thông báo phát hiện các ca nhiễm biến thể Deltacron (kết hợp giữa Delta và Omicron), cũng như các ca nhiễm biến thể tái tổ hợp BA.1 và BA.2 của Omicron, song chưa thể khẳng định có phải là phiên bản XE đã được phát hiện lần đầu ở Anh hay không. Trong khi đó, Trung Quốc – nước đầu tiên ghi nhận các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới, thông báo phát hiện 2 ca nhiễm biến thể mới của Omicron có giải trình tự gene không giống với bất kỳ biến thể hiện có nào, một ca có nguồn gốc từ BA.1 và một co có nguồn gốc từ BA.2.
Các nhà khoa học cho biết biến thể tái tổ hợp xảy ra khi có ít nhất hai biến thể khác nhau cùng tác động lên một tế bào và thúc đẩy trao đổi gien giữa chúng. Đây là hiện tượng phổ biến trong các chủng virus corona.
Kịch bản biến thể tái tổ hợp đã từng được Giám đốc y tế của hãng dược phẩm Moderna, Tiến sĩ Paul Burton cảnh báo từ tháng 12/2021. Theo ông, nếu 2 chủng virus cùng lây nhiễm vào một tế bào, chúng có thể hoán đổi ADN và kết hợp với nhau để tạo ra một phiên bản mới của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn. Quy trình này được các nhà khoa học gọi là “sự kiện tái tổ hợp”. Tiến sĩ Paul Burton cho rằng việc biến thể Omicron và Delta lây lan mạnh ở Anh cuối năm ngoái khiến kịch bản này có khả năng xảy ra cao hơn.
Video đang HOT
Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều dạng biến thể tái tổ hợp. Ví dụ tại châu Âu từng xuất hiện một số ca nhiễm biến thể tái tổ hợp giữa biến thể Alpha và B.1.177 (được các nhà khoa học gọi là XA). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện 26 bệnh nhân COVID-19 ở Nhật Bản nhiễm phiên bản tổ hợp giữa biến thể Delta và Alpha. Riêng đối với hai biến thể phụ BA.1 và BA.2 của Omicron, các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất 6 dạng tái tổ hợp gồm XE, XG, XH, XJ, XK và XL. Trên thực tế, một số biến thể tái tổ hợp xuất hiện, gây ra các ca nhiễm và nhanh chóng biến mất. Hiện WHO đang tiếp tục giám sát hai dạng biến thể tái tổ hợp XE và XD, cả về cách thức hình thành, phát tán, khả năng gây bệnh nặng, mức độ kháng vaccine và đặc biệt là mức độ lây lan so với các biến chủng trước.
XD được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2021 và đến cuối tháng 3, có khoảng 50 mẫu nhiễm biến thể XD đã được tìm thấy ở Pháp, Đan Mạch và Bỉ. Nhà virus học Tom Peacock từ Đại học Hoàng gia London cho biết, đây là thể tái tổ hợp cần theo dõi vì sự lây lan của nó ra nhiều quốc gia và có thành phần của Delta, biến thể gây ra các hệ quả lâm sàng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, XE được phát hiện lần đầu ở Anh tháng 1/2021 và tới cuối tháng 3, hơn 700 người ở Anh được xác định nhiễm biến thể tái tổ hợp này. Theo WHO, bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể XE có khả năng lây lan nhanh hơn cả biến thể Omicron. Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho thấy XE có khả năng lây truyền cao hơn 10% so với biến chủng phụ lây lan nhanh nhất của Omicron là BA.2 (gọi là Omicron tàng hình) và cao hơn 43% so với Omicron “nguyên bản”.
WHO tuyên bố trước mắt sẽ giám sát chặt mức độ lây lan của XE và XD, song cho biết chưa có bằng chứng cho thấy đây là các biến thể đáng quan ngại như Alpha, Delta hay Omicron. Riêng dòng XE, dù được dự báo có khả năng lây lan nhanh hơn, song cũng như chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này khác biệt về độc lực (khả năng gây bệnh nặng) so với các dòng Omicron khác
Ông Leo Poon, nhà virus học và Giáo sư Đại học Hong Kong (Trung Quốc), người đã theo dõi và thông báo về sự xuất hiện của các biến thể tái tổ hợp ở Trung Quốc, nhận định cần theo dõi chặt chẽ các phiên bản tái tổ hợp mới, nhưng không nên hoảng sợ vào lúc này. Tổng Giám đốc Cục Khoa học y tế Thái Lan, Tiến sĩ Supakit Sirilak nêu rõ hiện không có bằng chứng nào cho thấy hai biến thể tái tổ hợp mới nêu trên nguy hiểm hơn các biến thể hiện đang lây lan tại Thái Lan. Giáo sư Susan Hopkins, cố vấn y tế chính của Cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) Anh, chỉ ra rằng đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng hoặc hiệu quả của vaccine trước biến thể XE. Trong khi đó, Giáo sư Gagandeep Kang thuộc Đại học y khoa Christian (Ấn Độ) cũng khẳng định biến thể XE không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi “biến thể này không làm cho bệnh trở nặng hơn so với biến thể phụ BA.1 và BA.2 gây ra”, đặc biệt là trong bối cảnh người dân đã được tiêm chủng. Các chuyên gia lưu ý khả năng lây nhiễm biến thể XE có thể gia tăng nhưng không có nghĩa là nó nguy hiểm hơn và các phương pháp điều trị hiện tại có thể sẽ vẫn hiệu quả.
Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, ông Takeshi Kasai, đánh giá: “Không có khả năng virus sẽ sớm biến mất. Nó sẽ tiếp tục đột biến “. Điều này đã được chứng minh trong thực tế khi từ chủng virus gốc được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019, thêm hàng loạt biến thể đáng quan ngại và đáng quan tâm đã xuất hiện gây ra những đợt bùng phát dịch lớn trên quy mô toàn cầu. Bởi vậy, vấn đề ở đây không phải là virus vẫn đang tồn tại, tiếp tục biến đổi và gây ra những đợt bùng phát mới, mà là hệ thống có thể kiểm soát bền vững trước các đợt gia tăng lặp lại của COVID-19 trong khi tránh được những gián đoạn đáng kể cho xã hội hay không. Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương Babatunde Olowokure cũng cho biết biến thể tái tổ hợp sẽ còn xuất hiện.
WHO cho rằng các quốc gia nên tiếp tục tăng cường lập kế hoạch COVID-19 để ứng phó với các đợt bùng phát và các đột biến, đồng thời sẵn sàng cho bất kỳ đại dịch nào trong tương lai. Cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng là tỷ lệ bao phủ vaccine cao, tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe và duy trì các biện pháp y tế cộng đồng, áp dụng các biện pháp cụ thể hơn ở những nơi có nguy cơ cao như trường học để cho phép hoạt động trở lại. Đảm bảo cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội là chìa khóa để thế giới trở lại trạng thái bình thường mới trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn có khả năng “biến hình” khó lường.
Thế giới đã ghi nhận trên 450,4 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 450.494.768 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.038.640 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 384.629.119 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với 81.012.955 ca mắc và 987.615 ca tử vong. Số liệu thống kê do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 8/3 cho thấy số ca nhiễm dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19 tại Mỹ đã tăng gấp đôi sau mỗi tuần trong tháng vừa qua. Theo đó, trong tuần kết thúc vào ngày 5/2, số ca nhiễm BA.2 chỉ chiếm 1% số trường hợp mắc mới COVID-19 tại Mỹ, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên 2,2% trong tuần kết thúc vào ngày 12/2, tiếp đó là 3,8% trong tuần kết thúc vào ngày 19/2 và 6,6% trong tuần kết thúc vào ngày 26/2.
Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về số ca mắc với 42.975.883 ca, đứng thứ ba về số ca tử vong với 515.386 ca. Trong khi đó, với 29.144.964 ca mắc và 652.936 ca tử vong, Brazil đứng thứ 3 thế giới về số ca mắc nhưng thứ 2 thế giới về số ca tử vong.
Tại châu Á, tình hình dịch COVID-19 ở Lào tiếp tục cải thiện khi Bộ Y tế nước này ghi nhận số ca mắc mới ở mức thấp với 208 ca. Tính tới thời điểm hiện tại, Lào ghi nhận tổng cộng 144.759 ca mắc COVID-19, trong đó có 634 ca tử vong. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh, Chính phủ Lào đã cho phép người muốn nhập cảnh có thể đăng ký trực tuyến để nhận mã QR vaccine (ID vaccine) tại trang laogreenpass.gov.la. Đây cũng là cách để Chính phủ Lào kiểm tra tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm RT-PCR của người muốn nhập cảnh. Ngoài ra, trong tháng 3 này, Chính phủ Lào sẽ mở một trung tâm dữ liệu trực tuyến thu thập thông tin về số lượng người đang tự cách ly sau khi tự xét nghiệm dương tính với COVID-19 nhằm hạn chế tình trạng nhiều người tự xét nghiệm có kết quả dương tính nhưng không báo cáo cơ quan chức năng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 9/3, Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên vượt 300.000 ca/ngày, trong bối cảnh cử tri nước này đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử chính thức để chọn ra vị tổng thống thứ 20. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục, 342.446 trường hợp trong 24 giờ, tăng mạnh so với 202.721 ca ghi nhận một ngày trước đó. Như vậy, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Hàn Quốc đã ghi nhận 5.212.118 ca mắc. Cơ quan y tế Hàn Quốc trước đó dự báo làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron hiện tại có thể sẽ lên mức đỉnh điểm vào ngày 12/3 với khoảng 354.000 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, tốc độ lây nhiễm đang cao hơn dự đoán.
Tại Trung Quốc, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã nhấn mạnh ưu tiên hiện nay của chính quyền là giảm số ca bệnh nặng và ca tử vong, chứ không phải xét nghiệm bắt buộc toàn dân. Theo người đứng đầu Hong Kong, chính quyền đặc khu vẫn đang lên kế hoạch cụ thể việc xét nghiệm, nhưng khi nào bắt đầu thì cần xem diễn biến của dịch bệnh và liệu có đạt được hiệu quả tối ưu hay không. Tính đến ngày 8/3, Hong Kong ghi nhận tổng cộng 512.611 ca mắc mới trong làn sóng lây nhiễm thứ 5 và 2.365 trường hợp tử vong, chủ yếu là người cao tuổi.
Tại châu Âu, Chính phủ Áo cho biết nước này đang đình chỉ luật bắt buộc tất cả người trưởng thành phải tiêm vaccine ngừa COVID-19, chỉ một tháng sau khi trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định nghiêm ngặt trên. Bộ trưởng Y tế Áo Johannes Rauch cho biết nhà chức trách sẽ tiến hành đánh giá thêm về biện pháp này theo các khía cạnh y tế công cộng và luật pháp trong vòng 3 tháng tới. Tính đến hết ngày 8/3, Áo ghi nhận gần 3 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 15.000 ca tử vong kể từ đầu dịch.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt tại một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Havana,Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Mỹ, dịch COVID-19 tại Cuba có chiều hướng giảm rõ rệt trong thời gian gần đây. Bộ Y tế công cộng Cuba ngày 8/3 ghi nhận 447 ca mắc mới COVID-19, không có thêm ca tử vong nào. Tỉnh Holguin tiếp tục là địa phương có số ca mắc mới cao nhất cả nước trong ngày thứ tư liên tiếp - với 89 ca, tiếp đó là Sancti Spiritus với 72 ca và Matanzas 59 ca. Tính đến nay Cuba đã ghi nhận tổng cộng 1.073.951 ca mắc COVID-19, trong đó 8.501 người tử vong. Hơn 9,8 triệu người trong tổng dân số 11,2 triệu người của Cuba đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, trong đó hơn 6 triệu người đã được tiêm một liều tăng cường.
Trong một phát biểu đánh dấu 2 năm kể từ khi COVID-19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo đại dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới suốt 2 năm qua chưa kết thúc và có thể kéo dài hơn nữa do tình trạng "bất bình đẳng nghiêm trọng" trong phân phối vaccine. Ông kêu gọi toàn thế giới "cùng nhau nỗ lực để chấm dứt đại dịch và vĩnh viễn khép lại chương buồn này của lịch sử nhân loại".
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra tuyên bố cho biết WHO "ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp cận khẩn cấp và rộng rãi" với mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan trên toàn cầu. Nhóm chuyên gia của WHO kết luận rằng các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được cấp phép tạo ra miễn dịch mang lại sự bảo vệ cao, phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nặng và nguy cơ tử vong. Theo đó, WHO khuyến nghị các nước thực hiện tiêm mũi vaccine tăng cường khi có nguồn cung phù hợp và sau khi bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao chưa từng thấy Trong 24 giờ qua, Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao nhất từ trước đến nay trong bối cảnh biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 vẫn đang tấn công nước này. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện tại thành phố Melbourne, Australia ngày 29/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Australia, báo cáo cập...