Sự bất nhất trong những tuyên bố của Mỹ về Syria
Sau khi thông báo Mỹ sẽ rút toàn bộ quân khỏi Syria trong thời hạn tối đa 3 tháng thì nay bản thân Tổng thống Donald Trump lại đính chính là sẽ “rút quân từ từ”. Trong khi các quan chức trong chính quyền Mỹ cũng mỗi người một phách khiến thế giới không biết đâu mà lần.
Mỹ không có thời biểu rút quân khỏi Syria nhưng không định ở lại đó vô thời hạn, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm 5-1. Quan chức này nói thêm: “Việc rút quân sẽ được thực hiện theo cách mà chúng tôi và các đồng minh và đối tác của chúng tôi có thể duy trì áp lực đối với Nhà nước Hồi giáo và chúng tôi không để hở bất kì khoảng trống nào cho những kẻ khủng bố”.
Trước đó ngày 3-1, Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ rời khỏi Syria từ từ “trong một khoảng thời gian” và sẽ bảo vệ các chiến binh người Kurd ở Syria được Mỹ hậu thuẫn ở nước này trong khi rút đi. Ông Trump tuyên bố trong cuộc họp nội các ngày hôm đó rằng ông rất muốn dần dần rút quân khỏi Syria, gọi đây là nơi của “cát và chết chóc”. Ông cũng nói chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo giờ là trách nhiệm của các nước khác, bao gồm Nga và Iran.
Nhà nước Hồi giáo đã thu hẹp chỉ còn lại những mẩu cứ địa cuối cùng ở Syria. Khi được các phóng viên chất vấn về thời hạn rút quân, ông Trump đáp: “Chúng tôi sẽ rút quân… Nhưng tôi chưa bao giờ nói rằng việc đó sẽ được thực hiện nhanh chóng”.
Ngày 19-12-2018, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố rằng ông sẽ đưa 2.000 lính Mỹ đang đồn trú tại miền bắc Syria về nước và sẽ ngưng tham gia vào các chiến dịch oanh kích do liên quân tiến hành nhằm tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tuyên bố này khiến các đồng minh của Mỹ hoang mang, sững sờ.
Thậm chí ngay cả trong chính quyền Tổng thống Trump cũng có nhiều bất đồng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tướng Matttis lập tức từ chức sau đó, kế tới là đặc sứ Mỹ trong liên quân quốc tế chống IS, ông Brett McGurk cũng từ nhiệm.
Theo hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 50 lính Mỹ hôm 28-12-2018 đã bỏ lại nhà kho rộng 400 m2 ở tỉnh Al-Hasakah từng được sử dụng để cất trữ vũ khí và thiết bị cho lực lượng đồng minh Kurd, lên những chiếc xe bọc thép và xe tải quân sự tiến về Iraq. Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, đây là đợt rút quân đầu tiên của quân đội Mỹ khỏi quốc gia Trung Đông sau tuyên bố của Tổng thống Trump.
Chỉ vài ngày sau khi tuyên bố rút quân khỏi Syria, ngày 21-12-2018, tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin riêng cho biết Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh bắt đầu việc giảm bớt đáng kể số lính Mỹ ở Afghanistan, nơi các binh sĩ Mỹ tiến hành chiến dịch dài ngày nhất trong lịch sử kể từ năm 2001.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngày 29-12-2018, Nhà Trắng ra thông báo: Tổng thống Trump không ra lệnh rút quân khỏi Afghanistan. Đại diện Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng, Garrett Markis tuyên bố rằng Tổng thống Trump không quyết định cắt giảm hiện diện quân sự hoặc rút quân ra khỏi Afghanistan và cũng không ra lệnh như vậy cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tổng thống Donald Trump cùng Cố vấn An ninh John Bolton và một số sĩ quan chỉ huy quân sự Mỹ.
Với kiểu tuyên bố loạn xạ như trên, thiên hạ chả biết đâu mà lần về chính sách của Mỹ. Có lẽ Nga là nước nghi ngờ nhất về kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Syria. Tuyên bố trong cuộc họp báo sau khi hội đàm với người đồng cấp Jordan Ayman al-Safadi ngày 28-12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Khó nhận xét về hành động mà người Mỹ lựa chọn bây giờ ở Syria, bởi cần phải chờ xem sau lời nói thì việc làm sẽ thế nào, ai cũng rõ là người Mỹ không luôn thực hiện những gì chính họ hứa hẹn”.
Ngoại trưởng Lavrov nhớ lại rằng trước đây người Mỹ từng hứa sẽ rời căn cứ Al-Tanf của Mỹ ở Syria, nhưng sau đó chính người Mỹ đã “nghĩ lại” và vẫn bám trụ ở đây.
Sự thay đổi quan điểm như chong chóng của các chính khách Mỹ, đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ khó chịu. Ngày 6-1, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đề xuất của Hoa Kỳ hủy bỏ việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga để đổi lấy việc cung cấp hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, báo Yeni Safak đưa tin. Nguồn tin cho biết, nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc mua S-400 được thực hiện bởi phái đoàn Mỹ đến thăm Ankara trong tuần trước.
Tuy nhiên, chính quyền Ankara đã từ chối đề xuất của Washington, vì nó không bao gồm việc giảm giá cho hệ thống phòng không Patriot hoặc chuyển giao công nghệ. Hệ thống tên lửa phòng không của Nga cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ có giá rẻ hơn 3 lần.
Phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói rằng việc bán hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ và việc chuyển giao hệ thống S-400 của Nga không liên quan và hợp đồng với Nga sẽ tiếp tục được thực hiện.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định nguyên nhân thực sự khiến Thổ Nhĩ Kỳ bác đề nghị của Mỹ là vì việc Mỹ đang nuốt lời hứa về Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Mỹ rút quân khỏi Syria là kết quả thỏa thuận giữa Washington và Ankara. Theo đó, Mỹ trao quyền cho Thổ tiêu diệt những thành phần còn lại của nhóm khủng bố IS ở Syria nhưng cũng để mặc cho Ankara xử trí lực lượng dân quân người Kurd ở Syria (YPG), vốn là đồng minh của Mỹ.
Ankara lo ngại sắc tộc Kurd ở Syria nối kết hình thành một lãnh thổ rộng lớn sát biên giới phía nam và hậu thuẫn cho phong trào cánh tả PKK của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, bị xem là khủng bố. Ngày 25-12, theo AFP, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã đạt được thỏa thuận liên quan đến thành phố Manbij.
Theo đó, từ nay cho đến khi lực lượng Mỹ rút khỏi Syria, hai bên cùng đảm trách an ninh tại Manbij và dân quân YPG người Kurd phải rút đi. Trong những ngày tới, một phái đoàn ngoại giao và quân sự cấp cao Mỹ sẽ đến Ankara để phối hợp các hoạt động trên thực địa.
Tuy nhiên, trong tuần qua, từ Tổng thống Donald Trump cho tới Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục “nói lại” về việc rút quân khỏi Syria. Thậm chí ngày 6-1, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton ra điều kiện với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông John Bolton thông báo quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Syria với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ phải cam kết không tấn công người Kurd, đồng minh của Washington trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Có lẽ vì việc người Mỹ nuốt lời nên Thổ Nhĩ Kỳ đã rút lại lời hứa xem xét mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ thay cho S-400 của Nga.
M.T. (tổng hợp)
Theo ANTG
Hai đặc nhiệm Anh trúng tên lửa của IS ở Syria
Hai lính đặc nhiệm của Anh đã bị thương nặng trong một vụ tấn công bằng tên lửa của phiến quân Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Vụ tấn công tên lửa của IS nhằm vào một căn cứ của Lực lượng Dân chủ Syria. (Ảnh: Sky News)
Theo Sky News, vụ tấn công xảy ra sáng qua 5/1 nhằm vào một căn cứ của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - một lực lượng đồng minh của Anh và Mỹ - ở tỉnh Deir al-Zour, Syria.
Một phát ngôn viên của SDF cho biết: "Một chiến binh người Kurd đã thiệt mạng, trong khi một người nữa và 2 lính đặc nhiệm của Anh bị thương nặng do vụ tấn công bằng tên lửa thông minh của IS". Những người bị thương được cho là đã được đưa lên trực thăng của quân đội Mỹ ở khu vực để di chuyển đến nơi điều trị.
Được biết, lực lượng đặc nhiệm Anh và Mỹ hợp tác chiến đấu với SDF và lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria trong cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận về sự việc trên.
Vụ tấn công xảy ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19/12 bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria vì đã hoàn thành chiến dịch đánh bại IS ở Syria. Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ, trong đó có Anh, đã bác bỏ tuyên bố này và khẳng định sẽ tiếp tục cuộc chiến của liên quân quốc tế nhằm chống khủng bố IS ở Syria. Các đồng minh cho rằng, nếu Mỹ thực sự rút khỏi Syria, IS có thể sẽ trỗi dậy trở lại.
Minh Phương
Theo Dantri/ Sky News
Miền Bắc Syria tiếp tục giao tranh dữ dội Trong ngày đầu tiên của năm 2019, giao tranh dữ dội tiếp tục diễn ra ở miền Bắc Syria. Tổ chức Giam sat Nhân quyên Syria (SOHR) cho biêt, môt cuôc giao tranh dư dôi đa xay ra ngay 1/1/2019 giưa lưc lương nôi dây Syria đươc Thô Nhi Ky hâu thuân va cac tay sung khung bô co liên hê vơi Mang...