Sự an toàn và nguy hiểm của hai loại kính trên ôtô
Kính nhiều lớp khó phá bằng các dụng cụ thông thường, trong khi kính cường lực bị vỡ vụn thành các mảnh hạt lựu khi có ngoại lực.
Công nghệ làm kính cửa sổ trên ôtô ngày càng phát triển để đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng như chắc chắn, thẩm mỹ, chống nóng và có thể đập vỡ để thoát thân khi gặp nguy hiểm. Hiện nay, các hãng ôtô chủ yếu sử dụng hai loại kính là kính nhiều lớp và kính cường lực.
Kính nhiều lớp là loại được hình thành bằng cách dán nhiều lớp kính với nhau, ở giữa là lớp phim làm từ PVB (Polyvinyl butyral) có tính bền, dai. Khi bị đập, loại kính này không vỡ vụn mà chỉ bị rạn nứt nhưng các miếng kính vẫn dính lấy nhau. Vì vậy, thường sẽ phải lột cả mảng lớn nếu muốn phá.
Kính cường lực là loại kính được tôi luyện trong môi trường khắc nghiệt, có khả năng chịu lực gấp 7-10 lần kính thông thường. Khi vỡ, loại kính này sẽ bị vụn thành những mảnh nhỏ như hạt lựu, tránh gây thương tích cho người sử dụng.
Nhiều người không nhận ra rằng kính nhiều lớp (laminated glass) không thể bị phá vỡ bằng những dụng cụ phá kính vẫn được bán trên thị trường, theo Hiệp hội xe hơi Mỹ AAA. Kính nhiều lớp được làm ra với mục đích nhằm giảm nguy cơ người trên xe bị văng ra ngoài nếu xảy ra tai nạn.
Kính chắn gió, kính cửa sổ và kính hậu trên một chiếc ôtô có thể không cùng loại. Xe trong ảnh có kính chắn gió là loại nhiều lớp.
Nghiên cứu của AAA chỉ ra rằng, 6 loại dụng cụ thường được sử dụng để cắt dây an toàn và phá kính xe không thể xuyên thủng kính nhiều lớp.
Video đang HOT
Báo cáo dài 22 trang của AAA cũng liệt kê các mẫu xe con và xe tải có kính cửa sổ và kính cửa sau xe là loại nhiều lớp đã không bị xuyên thủng trong các thử nghiệm của hiệp hội bởi các dụng cụ làm vỡ kính phổ biến. Một số mẫu xe được sản xuất từ những năm 1970, trong khi phần lớn xuất xưởng trong vòng 5-10 năm qua.
Khoảng 33% số xe đời 2018 sử dụng kính nhiều lớp, có nghĩa nếu bạn bị kẹt trong một chiếc ôtô và kính xe là lối thoát duy nhất, thì việc sống sót có thể phụ thuộc vào việc biết chính xác cửa kính nào là nơi dễ bị vỡ nhất.
Trong những kịch bản tồi tệ hiếm khi xảy ra này, việc sử dụng dụng cụ phá kính có lò xo – không phải búa – gần như không thể tạo ra đủ lực làm vỡ kính nhiều lớp khi xe ở dưới nước. Tuy tình huống này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng vẫn có thể xảy ra với bất cứ ai, và không phải tài xế nào cũng luôn để một chiếc búa trên xe.
Trong ảnh, kính cửa sổ bên tài xế là loại cường lực, bị người trong ôtô phá vỡ để thoát ra ngoài khi xe rơi xuống nước.
Một thực tế khác, rằng kính xe ngày nay khi vỡ cũng ít có nguy cơ gây thương tích cho người xung quanh. Như kính cường lực (tempered glass), bởi khi vỡ thành các mảnh nhỏ dạng hạt lựu và không có các cạnh sắc, nhọn.
Ngược với kính nhiều lớp, kính cường lực lại dễ bị xuyên thủng bởi các dụng cụ có lò xo hơn là một chiếc búa. Phần lớn xe hơi ngày nay có ít nhất một cửa sổ làm bằng kính cường lực, theo John Nielsen, Giám đốc quản lý Sửa chữa và Công nghệ ôtô của AAA, cho biết.
“Nghiên cứu cho thấy thường các dụng cụ thoát hiểm trên xe có thể hữu dụng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng chỉ khi tài xế biết rõ loại cửa kính trên xe họ, nếu không họ có thể phí phạm những giây phút quý giá để phá một tấm kính không thể đập vỡ”, Nielsen nói rõ.
Vậy làm cách nào để xác định loại kính ôtô?
Thông tin này có thể xuất hiện ở góc dưới kính xe, nơi tài xế có thể biết kính là loại nhiều lớp hay cường lực. Thực tế, một chiếc ôtô có thể có cả hai loại kính này. Thường hai kính cửa sổ bên phía sau có thể là cường lực, trong khi kính bên tài xế và lái phụ là loại nhiều lớp.
Các tài xế cũng nên để sẵn một dụng cụ phá kính trên xe. Trong trường hợp xấu xe rơi xuống nước, nếu không thể hạ cửa kính, điều cần nhớ là nên phá kính cửa sổ cường lực chứ không phải cửa sổ bằng kính nhiều lớp.
Theo Vnexpress
Bật sưởi trên ôtô có tốn xăng không?
Trong những ngày giá rét, chức năng sưởi trên ôtô tỏ ra khá hữu ích khi mang đến hơi ấm dễ chịu cho người ngồi trong, bật sưởi như vậy có tốn xăng không?
Dù ngoài trời và trong xe vẫn rất lạnh, nhưng nhiều tài xế vẫn tắt điều hòa, đóng kín cửa vì sợ điều hòa sưởi ấm trong ôtô sẽ khiến xe tốn xăng hơn. Vậy quan niệm này có đúng không?
Câu trả lời là không, vì sao?
Điều hòa sưởi hoạt động như thế nào?
Sau khi động cơ được đề nổ, xăng bắt đầu được đốt và sẽ sinh ra nhiệt lượng để thúc đẩy các pít-tông di chuyển, nhưng không phải tất cả số nhiệt lượng được sinh ra đều phục vụ cho mục đích đẩy pít-tông. Trái lại, còn sinh ra một lượng nhiệt xung quanh động cơ và đó chính là lý do chiếc ôtô nào cũng có hệ thống làm mát
Chính lượng nhiệt này sẽ được cung cấp cho điều hoà sười để thổi gió ấm vào bên trong xe. Cũng vì vậy nên sau khi đề nổ, cửa gió sẽ phải mất một lúc khi động cơ nóng lên mới bắt đầu thổi gió nóng vào sười ấm cho người ngồi trong.
Còn cửa gió điều hoà chỉ đơn thuần là bộ phận quạt gió thổi hơi nóng/lạnh vào khoang lái, vận hành bằng điện và về nguyên lý thì động cơ của xe khi vận hành cũng phần nào sạc lại điện cho ắc quy, chứ hoàn toàn không dùng xăng.
Kết luận
Vậy nên, việc bật hệ thống sưởi sẽ không tiêu hao nhiên liệu hơn bởi hệ thống này tận dụng chính nhiệt lượng sản sinh ra từ động cơ. Trong những ngày rét căm, hãy điều hòa sưởi ấm để bảo đảm sức khỏe cho mình cũng như hành khách đi cùng!
Theo Thể Thao 247
Những phụ kiện nên có cho người dùng xe bán tải Nắp thùng, hộp đựng dụng cụ, lưới buộc đồ, lều là các vật dụng cần chuẩn bị cho xe bán tải để chuyến dã ngoại an toàn và tiện lợi. Xe bán tải đang trở thành xu hướng trên toàn cầu nhờ lợi thế vừa chở người, vừa chở hàng. Ở Việt Nam, phân khúc này có tốc độ tăng trưởng nhanh. Có...