Su-35S Nga thử tên lửa đối không tầm bắn 300 km
Chiến đấu cơ Su-35S Nga phóng thử tên lửa tầm xa R-37M, vũ khí vốn được phát triển cho tiêm kích MiG-31BM.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 4/10 công bố video kỷ niệm 100 năm Trung tâm Thử nghiệm bay Quốc gia số 929 Chkalov, cho thấy những hoạt động tại cơ sở này trong thời gian gần đây, bao gồm đợt bắn thử tên lửa đối không tầm xa R-37M từ tiêm kích đa năng Su-35S.
Video kỷ niệm 100 năm Trung tâm Thử nghiệm bay Quốc gia số 929. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong video, quả đạn R-37M được thả từ giá treo vũ khí dưới cánh phải chiếc Su-35S. Quả đạn chúi xuống để tạo giãn cách an toàn, sau đó kích hoạt động cơ và lao đi. Bộ Quốc phòng Nga không cho biết thời gian diễn ra đợt thử nghiệm, cũng như khoảng cách từ chiếc Su-35S đến mục tiêu.
Video cũng cho thấy cảnh thử nghiệm một số vũ khí hiện đại nhất của Nga, gồm chuyến bay hiệp đồng giữa tiêm kích tàng hình Su-57 với máy bay không người lái Okhotnik, cũng như chiếc Su-57 số hiệu 058 bay mà không có nắp kính buồng lái.
Tên lửa đối không tầm xa R-37M, còn có tên gọi khác là RVV-BD, được Viện thiết kế Vympel phát triển và dường như được đưa vào biên chế không quân Nga từ năm 2014 để trang bị cho tiêm kích đánh chặn MiG-31BM.
Nhà sản xuất cho biết quả đạn dài hơn 4 m, đường kính thân gần 0,4 m, nặng 510 kg và có tầm bắn tối đa 200 km. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết RVV-BD có tầm bắn tới 300 km và từng hạ mục tiêu ở khoảng cách 304 km trong thử nghiệm. Tên lửa được trang bị đầu dò radar chủ động và bán chủ động ứng dụng nguyên lý “bắn và quên”, cho phép tiêm kích phóng hàng loạt quả đạn vào nhiều mục tiêu cùng lúc.
Mỗi tiêm kích MiG-31BM có thể mang tối đa 6 tên lửa R-37M, trong khi Su-35S mang được 4 quả đạn ở giá treo dưới cánh và thân. Loại tên lửa này cũng nằm trong danh sách vũ khí cho chiến đấu cơ Su-57, nhưng dường như phiên bản R-37M có kích thước quá lớn và không thể giấu trong thân máy bay, ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của mẫu phi cơ này.
Nga thử nghiệm tiêm kích tàng hình không người lái
Tập đoàn Sukhoi vận hành thử chế độ không người lái của T-50, bản thử nghiệm của tiêm kích tàng hình Su-57, trong các chuyến bay kiểm tra.
"Phòng thí nghiệm bay T-50 đang thử chế độ bay không người lái. Trong các cuộc thử nghiệm này, một phi công ngồi trong buồng lái, nhưng chế độ tự lái kiểm soát hoạt động của các hệ thống trên máy bay", một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm nay cho biết.
Tiêm kích tàng hình Su-57, từng được gọi là PAK-FA hoặc T-50, là mẫu tiêm kích đa năng tiên tiến được tập đoàn Sukhoi phát triển để cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ hay J-20 của Trung Quốc. Tiêm kích có thiết kế tối ưu và được phủ lớp vật liệu hấp thụ sóng radar để "tàng hình" trước thiết bị trinh sát điện tử của đối phương.
Tiêm kích Su-57 hạ cánh sau màn trình diễn tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2019 tại tỉnh Moskva, Nga, tháng 8/2019. Ảnh: RIA Novosti.
Ngoài thử chế độ bay không người lái trên nguyên mẫu Su-57, Nga còn phát triển máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Okhotnik để phối hợp với tiêm kích này.
Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua 76 tiêm kích Su-57, trong số này 13 chiếc đã được chế tạo. Sukhoi dự kiến bàn giao cho không quân Nga toàn bộ số Su-57 này vào năm 2028. Phi công quân sự Nga lần đầu bay Su-57 hồi tháng 3, thực hiện các bài bay đơn, bay theo đội hình, lộn vòng, bay ở độ cao thấp, cận chiến và phóng tên lửa tại thao trường Astrakhan.
Nga hai lần triển khai tiêm kích Su-57 tới Syria để thử nghiệm trên chiến trường vào tháng 2/2018 và tháng 12/2019. Giải thích ý nghĩa tên gọi Su-57, Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga cho biết Su là viết tắt của Sukhoi, số 5 thể hiện thế hệ của tiêm kích, còn số 7 được Sukhoi coi là con số may mắn.
F-35 diễn tập mô phỏng tiêu diệt Su-57 và làm "tắt điện" radar Nga ở Syria Mỹ và Israel vừa huy động hàng chục máy bay chiến đấu F-35 tiến hành diễn tập ở cao nguyên Golan, phía Israel tuyên bố đây là cuộc diễn tập mô phỏng tiêu diệt Su-57 và chế áp radar Nga ở Syria. Thời báo Israel ngày 1/4 cho biết, Không quân Mỹ và Israel vừa tiến hành cuộc tập trận hiện đại với...