Su-35 Nga đối đầu F-22 Mỹ: Máy bay nào chiến thắng?
Cả 2 mẫu máy bay Su-35 của Nga và F-22 của Mỹ đều tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố ở Iraq và Syria, điều làm dấy lên câu hỏi về việc đâu là mẫu máy bay lợi hại hơn.
Theo chuyên gia quân sự Alex Lockie viết trên trang Business Insider, 2 chiến đấu cơ hàng đầu thế giới này là hoàn toàn khác biệt về trang bị và mục đích sử dụng, tuy nhiên, có thể dễ dàng phán đoán được kết quả nếu chúng đối đầu với nhau trên chiến trường.
Thông số kĩ thuật
Chiến đấu cơ F-22
F-22 có sải cánh 13,6m, chiều cao 5,1m và chiều dài 18,9m. Nó có thể đạt tốc độ tối đa 2.761 km/h, tầm bay 2.945km với trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn. Chiếc máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực cánh quạt F119-PW-100 với véc-tơ đẩy 2 chiều. Về vũ khí, F-22 được trang bị một súng cối M61A2 20mm với 480 viên đạn, 2 tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại AIM-9, 6 tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar AIM-120 và 2 bom GBU-32 nặng 450 kg.
Chiến đấu cơ Su-35
Su-35 của Nga có sải cánh 15,3m, chiều cao 5,9m và chiều dài 21,9m. Nó có thể đạt tốc độ tối đa 2.500 km/h và tầm bay 3.600km với trọng lượng cất cánh tối đa 25,3 tấn. Su-35 sử dụng 2 động cơ phản lực cánh quạt Lyulka AL-35F với lực đẩy 74,5kN mỗi chiếc. Vũ khí của Su-35 bao gồm một súng cối GSh-30 30mm với 150 viên đạn. 12 điểm treo vũ khí trên bụng và cánh máy bay có thể mang được tổng cộng 8 tấn bom và tên lửa bao gồm tên lửa không đối không R-77, R-73, R-27, tên lửa không đối đất và đối hải Kh-31, Kh-15, Kh-25ML, Kh-29 và các loại bom như KAB-500L và FAB-100/250/500/750/1000.
Khả năng cơ động
Su-35 được phát triển dựa trên nền tảng tiêm kích Su-27 nên nó cũng kế thừa khả năng cơ động siêu linh hoạt của dòng chiến đấu cơ này. Các phi công Nga quen với tính năng véc-tơ đẩy của động cơ dòng máy bay phản lực Sukhoi có thể dễ dàng thực hiện những động tác nhào lộn không tưởng như kĩ thuật “rắn hổ mang”.
Su-35 có khả năng thực hiện được động tác “rắn hổ mang”
Video đang HOT
Trong khi đó, F-22 có tỉ lệ lực đẩy/khối lượng lớn và ống phụt điều hướng trên các động cơ phản lực nhưng chiếc máy bay này được Mỹ thiết kế không phải để điều hướng quá nhiều nhằm đảm bảo khả năng tàng hình. Do đó, phi công F-22 không thể thực hiện được những động tác chuyển hướng gấp hay nhào lộn ở các góc hẹp như Su-35.
Khả năng tác chiến điện tử
Cả Nga và Mỹ đều che giấu các khả năng tác chiến điện tử thực sự của Su-35 và F-22, tuy nhiên, có thể nhận định rằng, đây là lĩnh vực cả 2 chiếc máy bay đều có hiệu suất làm việc ngang nhau.
Hỏa lực
Cả 2 mẫu máy bay đều được trang bị các loại tên lửa hiện đại nhất hiện nay có khả năng bắn hạ đối thủ ngay ở trên không. Việc Su-35 mang tên lửa ngoài bên ngoài thân máy bay so với F-22 cất vũ khí bên trong không phải là sự khác biệt đáng kể.
Su-35 có thể mang được nhiều tên lửa hơn so với F-22
Tuy nhiên, Su-35 có thể mang 12 quả tên lửa trong khi F-22 chỉ mang được 8 quả. Theo nhà nghiên cứu Justin Bronk từ Viện Quân đội Thống nhất Hoàng gia Anh, mặc dù Su-35 có nhiều tên lửa hơn nhưng nó thường phóng liên tiếp 6 tên lửa mỗi loại với các đầu dò hỗn hợp, tức là 12 tên lửa chỉ khai hỏa được 2 lần. Trong khi F-22 có thể sử dụng lợi thế tàng hình đến tấn công từ xa chính xác và tiết kiệm tên lửa hơn.
Khả năng tàng hình
F-22 vẫn đang được đánh giá là “vô đối” về khả năng tàng hình
Đối với khả năng tàng hình, F-22 chắc chắn đang là mẫu máy bay vượt trội nhất trên thế giới. Diện tích phản xạ radar của Su-35 là từ 1-3 m2, trong khi, thông số này của F-22 chỉ 0,001 m2.
Ông Justin Bronk nhận định rằng: “Về mặt lí thuyết, Su-35 có khả năng dò ra F-22 ở tầm gần nhờ hệ thống radar Irbis-E hoặc thiết bị phát hiện hồng ngoại. Tuy nhiên. F-22 có khả năng xác định chính xác vị trí của Su-35 ở khoảng cách xa, nơi Su-35 thậm chí còn chưa nhìn thấy F-22. Do đó, nó hoàn toàn kiểm soát được việc tấn công phủ đầu bằng các loại vũ khí động năng mạnh”.
Kết luận
Qua so sánh, có thể thấy F-22 và Su-35 là 2 mẫu máy bay với tài năng ở các lĩnh vực khác nhau. Su-35 có thể mang nhiều tên lửa hơn, bay xa hơn và rẻ hơn rất nhiều. Nó cũng được kế thừa khả năng thay đổi hướng linh hoạt và uyển chuyển, điều rất cần thiết trong hoạt động cận chiến.
Trong khi đó, F-22 ban đầu đã được Mỹ thiết kế không dành cho cận chiến. Do đó, nếu chiến đấu ở tầm gần, Su-35 nhiều khả năng sẽ là chiếc máy bay bay chiến thắng. Tuy nhiên, mọi trận chiến trên không luôn bắt đầu từ tầm xa và đây là lúc Su-35 có rất ít cơ hội để chiến thắng được F-22.
F-22 hoàn toàn có thể xác định và tấn công Su-35 từ trước khi trận chiến tầm gấn thực sự bắt đầu. Đây là điều Mỹ đã tính toán rất kĩ và hướng sự tập trung đến khả năng tàng hình thay vì sự cơ động như những máy bay thế hệ cũ.
Theo danviet
Nga khoe dàn vũ khí 'vô đối'
Nga trưng bày một loạt vũ khí công nghệ cao được cho chưa từng có trên thế giới trong cuộc triển lãm quốc phòng Army-2015 ở ngoại ô Moscow.
Hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1 của Nga trình diễn tại cuộc triển lãm - Ảnh: AFP
Trong bài phát biểu khai mạc cuộc triển lãm Army-2015 tại ngoại ô Moscow ngày 16.6, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định quân đội nước này đang phát triển nhiều loại vũ khí mới "chưa có đối thủ cạnh tranh trên thế giới", bao gồm phiên bản đầy đủ của xe tăng Armata, vốn lần đầu ra mắt công chúng trong cuộc diễu binh mừng 70 năm chiến thắng phát xít tại thủ đô hồi tháng trước.
Chiếc xe tăng Armata T-14 được trang bị áo giáp bằng gốm có thể chịu được súng phóng lựu hoặc tên lửa dẫn đường chống tăng. Đây là một loại vũ khí hạng nặng chưa từng có trên thế giới, Hãng tin Itar-Tass nhận định.
Chủ nhân Điện Kremlin còn nhấn mạnh Moscow sẽ bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới có thể qua mặt cả những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất cho kho vũ khí hạt nhân trong năm nay. Những loại tên lửa này được cho là có tầm bắn tối thiểu hơn 5.500 km.
Lãnh đạo Nga cũng tuyên bố quân đội sẽ bắt đầu thử nghiệm một hệ thống ra đa cảnh báo sớm tầm xa mới để "theo dõi mọi động tĩnh ở khu vực phía tây" trong vài tháng tới. Đây được xem là thông điệp cảnh báo rõ ràng của Nga gửi tới NATO giữa lúc căng thẳng giữa nước này với phương Tây đang leo thang.
Tuy nhiên, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Nga, Yury Ushakov hôm qua khẳng định Nga không muốn tiến hành chạy đua vũ trang với phương Tây mà chỉ cố gắng phản ứng trước các mối đe dọa tiềm tàng đối với nước này.
Năng lực hải quân mới
Tại cuộc triển lãm kéo dài từ ngày 16 - 19.6, Moscow trưng bày khoảng 5.000 thiết bị quân sự. Trong ngày đầu triển lãm, các tập đoàn đóng tàu của Nga giới thiệu một loạt dự án mới, trong đó có dự án đóng tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Priboi dự kiến sẽ thay thế tàu lớp Mistral mà Pháp từ chối bán cho Nga.
Với lượng choán nước 14.000 tấn, tàu lớp Priboi có thể chở theo 8 máy bay trực thăng Ka-27 hoặc Ka-52K, 500 lính và 40 - 60 phương tiện cơ giới, đồng thời được trang bị tổ hợp tên lửa chống máy bay Pantsir-M. Quá trình đóng chiếc tàu dài 165 m và rộng 25 m này dự kiến sẽ bắt đầu trong năm tới.
Một dự án khác thu hút sự chú ý của khách thưởng lãm là tàu khu trục lớp Lider. Tàu được trang bị 60 tên lửa hành trình chống hạm, 128 tên lửa đạn đạo và 16 tên lửa chống tàu ngầm.
Nga còn khoe dàn máy bay đời mới như Su-30, Su-34, Su-35, PAK FA T-50, bên cạnh loại máy bay quân sự tân tiến nhất Yak-130, theo Hãng Sputnik. Các loại trực thăng mới như Ansat-U, Ka-226, Mi-8 AMTSh "Terminator", Mi-28N "Night Hunter", Mi-35M và Ka-52 "Alligator" cũng hiện diện trong cuộc triển lãm.
Một trong những gian hàng hút hồn đại diện quân đội của hơn 70 nước trên thế giới còn là hệ thống phòng không với 80 mẫu vũ khí mới, theo Đài RT. Các tổ hợp tên lửa Buk-M2e, Osa-AKM1, hệ thống Tunguska-M1 và xe chiến đấu Taifun-M cùng hệ thống tên lửa tầm xa S-400 Triumf và Antei-500 lẫn hệ thống tên lửa tầm trung S-350E, Vityaz và Tor đều có mặt tại cuộc triển lãm.
"Sát thủ" UAV
Trong khuôn khổ triển lãm, giới chức quân sự Nga cũng lên kế hoạch tổ chức cuộc trình diễn phô trương sức mạnh của một loại vũ khí bí mật tưởng chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng, đó là pháo vi sóng, có thể tiêu diệt mục tiêu từ mọi hướng ở khoảng cách 10 km.
Theo Hãng tin Sputnik, Tập đoàn sản xuất vũ khí United Instrument (UIMC) thuộc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec ngày 15.6 thông báo đã sản xuất được loại pháo phát sóng năng lượng cao dùng cho hệ thống tên lửa đất đối không BUK. Đại diện của UIMC tiết lộ vũ khí mới có thể vô hiệu hóa máy bay, máy bay không người lái (UAV) và thậm chí cả tên lửa dẫn đường ở khoảng cách 10 km. Nó hoạt động bằng cách làm tê liệt chức năng radio của UAV và đầu đạn tên lửa, khiến những thiết bị này bị mất kiểm soát.
"Hệ thống mới được trang bị một máy phát sóng năng lượng cao và ăng ten phản xạ, hệ thống quản lý, kiểm soát và một hệ thống truyền dẫn được gắn cố định trên thân hệ thống tên lửa đất đối không BUK", đại diện UIMC nói với Hãng Sputnik.
Ngoài việc bắn hạ máy bay không người lái và đầu đạn, pháo vi sóng còn có thể làm gián đoạn hoạt động của sóng vô tuyến và vô hiệu hóa thiết bị trên các máy bay hoạt động ở độ cao thấp. "Tổ hợp chiếu luồng vi sóng trên có thể chặn hoạt động liên lạc của các thiết bị điện tử trên các mục tiêu bay ở độ cao thấp và đầu đạn của những loại vũ khí có độ chính xác cao", Itar-Tass dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Rostec cho biết thêm. Nguồn tin này nhận định hệ thống vũ khí phi truyền thống trên của Nga hiện không có đối thủ cạnh tranh trên thế giới.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Lộ diện dàn vũ khí trên siêu cơ Sukhoi T-50 Lần đầu tiên Nga để lộ hình ảnh tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50 trang bị các loại bom, tên lửa mang bên ngoài cánh thay vì trong thân. Theo Air Recognition, những hình ảnh đầu tiên về buổi thử nghiệm hệ thống vũ khí gắn ngoài (tức là gắn trên cánh) trên tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50 của Nga đã bắt...