Su-35 có đòn diệt radar mạnh hơn F-35
Với việc dược trang bị dòng tên lửa Kh-31PD, tiêm kích Su-35 Nga sở hữu đòn chống radar đáng sợ hơn cả F-35 khi được tích hợp AARGM-ER.
Quân đội Mỹ vừa quyết định ký hợp đồng với nhà thầu Northrop Grumman mua tên lửa AARGM-ER với số tiền lên tới 165 triệu USD. Số tên lửa mua mới sẽ được ưu tiên trang bị cho tiêm kích F-35 và F/A-18.
AARGM-ER không phải được tên lửa thiết kế mới hoàn toàn. Nó là phiên bản mới của tên lửa AGM-88 đã được sản xuất hàng loạt kể từ năm 1982. Loạt nâng cấp của AARGM-ER bao gồm việc thay thế động cơ tên lửa đẩy và hệ thống đuôi nhằm tăng tầm bắn, duy trì các cảm biến và trang thiết bị điện tử.
Với loạt thay đổi trên, khả năng mới của AARGM-ER so và những phiên bản trước đó có khác biệt lớn bao gồm: Tấn công chống radar với xử lý tín hiệu tiên tiến và phạm vi phủ sóng được cải thiện rất nhiều, phạm vi phát hiện mục tiêu rộng hơn…
Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AARGM-ER được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng.
Video đang HOT
HCSM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa.
Tên lửa chống radar cao tốc AARGM-ER và những phiên bản của nó là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.
AARGM-ER sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, AARGM-ER là bài toán khó đối với hệ thống đánh chặn đối phương.
Và chuyện vô hiệu phòng không đối phương sẽ dễ dàng hơn nhiều với Không quân Mỹ khi tiêm kích tàng hình F-35A chính thức được trang bị dòng tên lửa AARGM-ER này. Dòng tên lửa này có tầm bắn khoảng 200km.
Dù những thông số nêu trên cực ấn tượng nhưng đòn tấn công chống radar của Mỹ khi F-35 kết hợp với AARGM-ER vẫn khá khiêm tốn khi so với Nga dù đó chỉ là tiêm kích thế hệ 4 Su-35 khi dòng chiến đấu cơ này tích hợp với tên lửa Kh-31PD.
Kh-31PD đơn giản hơn AARGM-ER. Đầu tự dẫn chỉ có một máy thu sóng vô tuyến thụ động băng thông rộng. Nó cũng bắt được tần số trôi của radar đối phương. Nhưng (sức công phá) của chính tên lửa thì mạnh hơn nhiều. Cự ly bắn 250 km. Chính vì thế nên tên lửa có kênh điều khiển bay quán tính.
Tốc độ tối đa trên Mach 3. Tốc độ này được đảm bảo nhờ một động cơ phản lực phụt thẳng. Khối lượng đầu tác chiến cassette (nổ mảnh) 110 kg. Tên lửa này được trang bị cho hai kiểu máy bay tiêm kích mới nhất của Nga – MiG-35 và Su-35S.
Rõ ràng trong trường hợp này, khả năng tàng hình của F-35 không phát huy được thê mạnh nếu so sánh với Su-35S khi làm nhiệm vụ chống radar đối phương.
Tuấn Vũ
Philippines gửi 2 công hàm, phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển
Philippines đã liên tiếp gửi công hàm phản đối việc Trung Quốc có các hành vi gây hấn trên Biển Đông, cho rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Theo Rappler, Philippines hôm 22/4 đã gửi liên tiếp 2 công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, phản đối các hành xử hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong chia sẻ trên Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cho biết một công hàm phản đối liên quan tới việc tàu Trung Quốc kích hoạt radar đại bác ở trạng thái tấn công nhắm vào tàu Hải quân Philippines.
Một công hàm khác phản đối tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là địa phận của tỉnh Hải Nam nước này.
Tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: AFP.
Trong thông cáo đưa ra tối 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết tàu Hải quân Philippines liên quan trong vụ việc là chiếc BRP Conrado Yap, một trong những chiến hạm được miêu tả là mạnh mẽ nhất của hải quân nước này.
Trước đó, Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập "quận Tây Sa" ở quần đảo Hoàng Sa và "quận Nam Sa" ở quần đảo Trường Sa. Hai quần đảo đều thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hôm 19/4, Bộ Dân chính và Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc ngang nhiên công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, gồm những thực thể nằm gần bờ biển Việt Nam. Danh sách bao gồm 25 đảo, đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, đi kèm tọa độ cụ thể.
Trong thông báo đưa ra hôm 19/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan và không có những việc làm tương tự trong tương lai.
Duy Anh
Nga dùng gì phá vây JSOW của Mỹ? Cùng với Không quân và Thủy quân Lục chiến, Hải quân Mỹ quyết định trang bị cho tiêm kích F-35C JSOW C-1 - dòng tên lửa có thể hạ gục cả S-400. Quyết định trang bị trên được Ban chỉ đạo trang bị của Văn phòng chương trình chung F-35 (JPO) Mỹ đưa ra nhằm tăng cường khả năng tấn công và đòn...