Su-35 bắt F-22 hiện nguyên hình nhưng… bất lực
Tạp chí Business Insider vừa có bài viết nói về bức ảnh tiêm kích F-22 được cho là bị Su-35 khóa mục tiêu tại Syria hồi năm 2018.
Báo Mỹ cho biết, một người được cho là viên phi công lái Su-35 Nga đã đăng tải lên mạng một tấm ảnh, được cho là ghi lại cảnh chiếc tiêm chiến đấu cơ tàng hình F-22 Baptor bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi quang điện hồng ngoại OLS-35 phát hiện và ghi lại.
Kể từ khi bức ảnh được đăng tải đến nay, tính xác thực của nó vẫn chưa thể khẳng định. Nhưng theo nhận định của chuyên gia trên tờ Business Insider, kể cả trong trường hợp OLS-35 giúp Su-35 phát hiện được F-22 nhưng chúng không thể làm gì được tiêm kích Mỹ.
Bức ảnh chiếc F-22 bị cho là do Su-35 ghi lại.
Căn cứ vào bức ảnh được công bố, tiêm kích F-22 Mỹ dường như đang nằm trong tầm ngắm của hệ thống bám bắt hồng ngoại và đo xa laser OLS-35 gắn trên mũi tiêm kích Su-35. Hệ thống này được thiết kế chuyên xác định dấu hiệu nhiệt từ máy bay đối phương, cho phép theo dõi liên tục mà không đánh động mục tiêu.
OLS-35 được coi là công cụ rất hữu ích trong việc phát hiện các máy bay tàng hình Mỹ khi radar trên máy bay Nga trở nên vô dụng, bởi tiết diện radar của các chiến đấu cơ như F-22 và F-35 và rất nhỏ.
Video đang HOT
Nhưng theo nhận định từ một số chuyên gia của Business Insider, việc Su-35 Nga phát hiện tiêm kích tàng hình Mỹ bằng tổ hợp OLS-35 không có nghĩa là nó đủ sức bắn hạ đối phương trong chiến đấu thực tế.
“Ngay cả khi bức ảnh do phi công Nga đăng lên là thật, nó cũng khó được coi là bằng chứng tin cậy cho thấy tiêm kích Su-35 có thể phát hiện và đánh chặn những chiếc F-22 một cách hiệu quả”, báo Mỹ cho biết.
Hệ thống OLS-35 đủ sức phát hiện, theo dõi máy bay tàng hình trong một số điều kiện cụ thể. Nhưng nó không phải là giải pháp hữu hiệu để đối phó những chiếc F-22 và F-35, bởi tầm hoạt động tối đa của OLS-35 chỉ là 90 km.
Bên cạnh đó, hệ thống OLS-35 cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường hơn radar. Nguồn tin này cho rằng, với các hệ thống cảm biến hiện đại của mình, F-22 chắc chắn đã phát hiện được tiêm kích Su-35 ngay từ khi nó vừa cất cánh từ căn cứ Không quân Hmeymim.
Nhưng trong điều kiện thực chiến, F-22 sẽ không để Su-35 Nga đến gần như vậy để dùng hệ thống OLS-35 khóa mục tiêu. Đặc biệt, những tên lửa đối không tầm xa của F-22 đủ sức hạ mục tiêu từ hàng trăm km, trước khi phi công Nga có cơ hội sử dụng cảm biến của mình để phát hiện tiêm kích đối phương.
Sau khi có những phân tích về hệ thống OLS-35 và tiêm kích Su-35, Business Insider kết luận: “Trong trường hợp bức ảnh được phía Nga công bố có thể là thật thì điều đó không đồng nghĩa với việc F-22 chịu thất thế khi phải đối đầu với Su-35 của Nga”.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
Cách Su-34/35 thoát thân khi bị tấn công
Chiến đấu cơ Su-34 và Su-35 Nga vừa tổ chức cuộc diễn tập thoát thân khi bị tấn công tại Syria, trong đó có màn phóng mồi bẫy nhiệt.
Hình ảnh về cuộc diễn tập được Kênh truyền hình Zvezda công bố, một số máy bay chiến đấu siêu cơ động thuộc thế hệ 4 Su-35 và Su-34 bay lên bầu trời bên trên căn cứ không quân Hmeymim tại Syria.
Trong cuộc diễn tập, phi hành đoàn luyện tập tránh hỏa lực địch bằng bẫy nhiệt và các hành động khác trong các tình huống khẩn cấp. Vậy mồi bẫy nhiệt có tác dụng gì khi chiến đấu cơ Nga bị tấn công?
Chiến đấu cơ Nga phóng mồi bẫy nhiệt.
Đạn mồi bẫy trang bị trên hầu hết các chiến đấu cơ phản lực hiện đại được coi là một trong những tính năng đơn giản và rẻ tiền nhất để chống lại các tên lửa phòng không của đối phương.
Hầu hết các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tên lửa không đối không tầm ngắn và một số loại tầm trung dùng cơ chế dẫn đường hồng ngoại - sẽ dò đường theo nguồn nhiệt được phát ra từ động cơ máy bay.
Vì vậy, khi tung ra đạn mồi bẫy với số lượng lớn sẽ tạo ra nhiều nguồn nhiệt trên đường bay của tên lửa khiến hệ thống dò mục tiêu của tên lửa bị loạn mục tiêu từ đó dẫn đến việc bay lệch hướng.
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là cực kỳ rẻ tiền và dễ trang bị cho tất cả các loại máy bay đời mới, hệ thống đạn mồi bẫy nhiệt không có bất cứ một yêu cầu kỹ thuật khắt khe nào và có thể treo vào cả... máy bay chở khách nếu cần.
Dù hội tụ nhiều ưu điểm nhưng việc phải kích hoạt hệ thống mồi bẫy vẫn có thể khiến chiến đấu cơ trang bị gặp nguy hiểm. Bởi khi dùng hệ thống bẫy mồi nhiệt đòi hỏi phải sử dụng với số lượng lớn để có được hiệu quả cao nhưng khi sử dụng với số lượng lớn thì số lượng bẫy mồi nhiệt dự trữ sẽ hết rất nhanh và phi công sẽ không còn gì để sử dụng nếu tiếp tục bị tấn công.
Không những vậy, việc tung mồi bẫy khi tác chiến đêm sẽ khiến chiến đấu cơ lộ diện ngay cả trước mắt thường và cái giá của việc tránh được một quả tên lửa sẽ là việc chiếc phi cơ xấu số đó phải hứng đủ các thể loại hỏa lực phòng không cỡ nhỏ của đối phương.
Mặc dù vậy, cho đến giờ việc sử dụng đạn mồi bẫy nhiệt trong không chiến vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dù những chiến đấu cơ thế hệ mới hầu hết đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử.
Theo Datviet
Mỹ lo sốt vó Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tay huỷ diệt từ bên trong F-35 Mỹ lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tay "hủy diệt từ bên trong" các chiến đấu cơ triển vọng đa năng thế hệ thứ năm F-35, - cổng thông tin Business Insider cho biết. Hệ thống phòng không S-400. Đáng chú ý là trong biên chế Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã có 2 máy bay như vậy. Đồng thời,...