Su-34 của Nga và F/18 của Mỹ đấu nhau trên bầu trời Syria
Một cuộc không chiến giữa máy bay chiến đấu của Mỹ và chiến đấu cơ của Nga đã xảy ra trên bầu trời Syria gần đây khi các phi công Mỹ chặn đầu các máy bay chiến đấu Nga trong khi các máy bay này đang không kích nhóm phiến quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn.
Theo Daily Mail, cuộc đụng độ xảy ra giữa các chiến đấu cơ F/A-18 của Mỹ và các máy bay ném bom hiện đại Su-34 của Nga sau khi các máy bay Nga ném bom căn cứ At-Tanf của lực lượng đối lập Syria do Mỹ ủng hộ, gần biên giới Jordan.
Khi một số chiến đấu cơ F/A-18 áp sát, các máy bay ném bom của Nga di chuyển ra khỏi khu vực nói trên. Tuy nhiên, ngay sau đó các máy bay này lại xuất hiện trở lại và oanh tạc căn cứ trên một lần nữa trong khi các chiến đấu cơ của Mỹ dừng để tiếp nhiên liệu, hậu quả đã khiến một số nhân viên cứu trợ người bị thương trong lần oach tạc thứ nhất bị thiệt mạng.
Thông qua kênh liên lạc đặc biệt nhằm ngăn chặn các tai nạn hàng không cho 2 phía, các phi công Mỹ đã ra lệnh cho các máy bay Nga phải rời khỏi hiện trường ngay lập tức, theo The Daily Beast.
Về cuộc đụng độ này, một quan chức Mỹ nói với tờ Los Angeles Times rằng: “Hành động nguy hiểm này cần phải được giải thích. Chính phủ Nga hoặc là mất kiểm soát với lực lượng quân đội của nước này hoặc đây là hành vi khiêu khích có chủ ý. Dù là hành động gì, chúng tôi sẽ truy câu trả lời”.
Tuy nhiên, quân đội Nga hôm Chủ Nhật (19.6) phủ nhận các cáo buộc rằng phía Nga chủ ý tấn công vào các lực lượng đối lập do Mỹ hậu thuẫn, và rằng phía Mỹ đã không đưa ra cảnh báo nào về các vị trí của lực lượng nói trên.
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, cho biết vùng mục tiêu tấn công của máy bay Nga cách hơn 300km đối với các vị trí mà lực lượng đối lập Syria do Mỹ ủng hộ đang đồn trú.
Lầu Năm Góc cho biết đã tổ chức cuộc cuộc gặp trực tuyến ngày 18.6 với phía Nga để thảo luận các cuộc không kích của Nga.
Trong thông báo phát đi, Lầu Năm Góc cho biết: “Các cuộc không kích của Nga nhằm vào căn cứ At-Tanf vẫn tiếp tục bất chấp các nỗ lực của Mỹ nhằm thông báo cho quân đội Nga thông qua các kênh liên lạc đặc biệt của lực lượng liên quân nhằm truy quét lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Đây thực sự là mối quan ngại về an toàn cho Mỹ và lực lượng liên quân”.
Về phần mình, Tướng Konashenkov lại bác bỏ rằng quân đội Nga đã đưa ra cảnh báo trước cho phía Mỹ về cuộc không kích nói trên. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã không đưa ra được danh sách các lực lượng đối lập hợp pháp, điều này khiến cho không quân Nga không thể thay đổi kế hoạch.
Video đang HOT
Vị tướng Nga còn nói thêm rằng quân đội Nga đã đưa ra đề xuất nhiều tháng trước về việc chia sẻ thông tin về các vị trí của các lực lượng tại Syria nhằm lập ra một bản đồ tổng thể. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã không hợp tác.
Tuy vậy, vị tướng Nga đấu dịu và nói thêm rằng cuộc họp trực tuyến diễn ra hôm thứ Bảy với Lầu Năm Góc có mang tính xây dựng, phản ánh mong muốn chung nhằm cải thiện sự phối kết hợp trên mặt trận chống khủng bố tại Syria và tránh các sự cố khi tiến hành các chiến dịch quân sự tại đó. Cuộc họp trực tuyến là một phần của nỗ lực kết nối thông tin giữa 2 bên nhằm ngăn chặn các sự cố trên bầu trời Syria vốn dày đặc máy bay quân sự.
Nga đã khởi động chiến dịch không kích tại Syria từ tháng 9 năm ngoái, nhằm hỗ trợ cho các lực lượng bộ binh của Tổng thống Syria Bashar Assad nhằm giành lại một số vùng lãnh thổ. Tổng thống Nga Putin đã rút một số máy bay chiến đấu khỏi Syria vào tháng 3, trong một động thái được cho là nhằm cứu vãn đàm phán hòa bình Syria, tuy nhiên quân đội Nga vẫn còn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ tại căn cứ không quân Hemeimeem, tỉnh duyên hải Lattakia, vùng đất trọng yếu của ông Assad.
Theo Danviet
Mãn nhãn Su-34, F-22...mô hình thao diễn ở Việt Nam
Máy bay chiến đấu mô hình Sukhoi, F-22, MiG đã có màn trình diễn đặc biệt tại Nam Định cuối tuần qua.
gày 11/6, tại trung tâm thị trấn Quất Lâm huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), trên 200 thành viên Câu lạc bộ (CLB) máy bay mô hình các tỉnh và địa phương phía Bắc gồm: CLB ở Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Quất Lâm, Giao Thủy, Hải Hậu và Nam Định, đã tổ chức giao lưu CLB máy bay mô hình lần thứ 5.
Câu lạc bộ máy bay mô hình các tỉnh, thành và địa phương phía Bắc được thành lập và tổ chức giao lưu từ năm 2010. Họ là những người công nhân, nông dân...nhưng cháy bỏng đam mê và khát khao "làm chủ bầu trời". Đông đảo người dân đến xem và chứng kiến những cánh bay cao, bay xa, nhào lộn...rất ngoạn mục. Kinh phí và dụng cụ bay do các thành viên tự túc.
Các máy bay chiến đấu mô hình đủ kiểu dáng, màu sắc, nhưng chủ yếu mô phỏng lại các thiết kế máy bay phản lực Sukhoi, MiG của Nga.
Tuy tính thẩm mỹ chưa đẹp lắm, nhưng đó cũng là cố gắng không nhỏ của người chơi.
Mô hình trực thăng thao diễn.
Chiến đấu cơ Su-30 tiến vào bầu trời.
Những chiếc "chim ăn thịt" F-22...của Việt Nam.
Cận cảnh mô hình Su-30.
Tất cả mô hình đều sử dụng động cơ cánh quạt (còn có những mô hình dùng động cơ phản lực, nhưng ở Việt Nam không có nhiều).
Thao diễn như máy bay thực.
"Con cưng Sukhoi".
"Thiết kế" máy bay chiến đấu độc đáo không cần cánh đuôi ngang.
"F-22 của Hải quân Mỹ".
"Máy bay ném bom Su-34 của Việt Nam".
Máy bay chiến đấu Su-30SM.
Theo_Kiến Thức
Những điều "có một không hai" trong buồng lái của Su-34 Ngoài việc trở thành một mẫu máy bay hoàn toàn khác biệt so với chiến đấu cơ Su-27, Su-34 còn có những đặc điểm "có một không hai" trong khu vực buồng lái. Su-34 dường như được thiết kế với mục tiêu tạo ra sự thỏa mái nhất có thể cho phi công. Thay vì 2 chiếc ghế được xếp theo hàng dọc,...