Su-34 bong sơn, không chịu nhả bom khi tấn công khủng bố
Nga vừa công bố loạt trục trặc được phát hiện trên các dòng chiến đấu cơ mới nhất của hãng Sukhoi trong chiến dịch tấn công khủng bố tại Syria.
Truyền thông Nga vừa công bố hình ảnh về chiến đấu cơ Su-34 hoạt động tại Syria khiến nhiều người giật mình. Những chiếc cường kích số 1 của Nga tham gia không kích khủng bố tại Syria bị bong tróc sơn phủ ngụy trang ở đầu mũi và cửa hút không khí.
Khi quan sát hình ảnh này, một số chuyên gia cho rằng việc sơn ở phần mũi Su-34 bị bong tróc có thể do cường độ hoạt động quá cao của chúng khi thực hiện nhiệm vụ không kích khủng bố tại Syria và điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng chiến đấu.
Chiếc Su-34 bị tróc sơn phần mũi
Trước khi bị tróc sơn, Bộ Quốc phòng Nga đã công khai thông tin khiến nhiều người bất ngờ đó là các hoạt động điều tra đang được áp dụng lên loại máy bay chiến đấu đa năng Su-35S và cường kích chiến thuật Su-34.
Hãng RNS dẫn tuyên bố của nhà sản xuất Sukhoi cho biết họ phát hiện trục trặc trong hệ thống kiểm soát bay và động cơ của máy bay. Các chuyên gia của hãng sản xuất máy bay Sukhoi và 2 công ty khác đã có mặt tại căn cứ Hmeymim để tiến hành thay thế và sửa chữa những phần gặp vấn đề.
Ngay khi phát hiện ra lỗi, các chuyên gia đã được điều đến để khắc phục và nhà sản xuất cũng nhấn mạnh đây chỉ là các trục trặc nhỏ và không ảnh hưởng đến chiến dịch của Nga tại Syria.
Video đang HOT
Dù Nga tuyên bố những lỗi mắc phải chỉ là “chuyện nhỏ” nhưng còn nhớ ngay trong ngày thứ 2 của chiến dịch không kích Nga thực hiện tại Syria, sự cố xảy đã ra với một chiếc cường kích Su-34 khi máy bay này phải quay về căn cứ mà không ném được bom.
Theo thông tin được Không quân Nga tiết lộ, nguyên nhân là do hệ thống dẫn đường vệ tinh cho loại bom KAB-500S bị trục trặc. Sau khi sự cố xảy ra, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết, máy bay ném bom Su-34 đã quay về căn cứ không quân Hmaymeen.
Tướng Igor Konashenkov cho biết thêm, chiếc Su-34 quay về căn cứ Basel al-Assad (còn gọi là Hmaymeen) có số hiệu thân là 22, thuộc trung đoàn không quân số 105, sư đoàn Cờ đỏ Leningrad số 6, căn cứ chính ở Buturlinovka thuộc Quân khu miền Tây.
Được biết, đây lỗi mới nhất trên dòng cường kích số một hiện nay của Không quân Nga được phát hiện. Trước đó, theo kết quả phân tích của nhiều chuyên gia, Su-34 không thực sự mạnh như những gì Nga công bố.
Vấn đề đầu tiên phải kể đến là bản chất thiết kế của Su-34 đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Su-34 được thiết kế nhằm thay thế cho cường kích Su-24, vì vậy một số tính năng của chiến đấu cơ này không thích hợp.
Thực tế suốt thời gian qua các nước phương Tây không phát triển thêm một mẫu cường kích nào mới mà tập trung vào tiêm kích có tính năng tàng hình. Trong tác chiến phòng không hiện đại, việc thực hiện các cuộc tấn công mặt đất tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế nguy hiểm.
Một nhược điểm khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi. Đặc biệt là radar quét mạng pha điện tử thụ động V004 tỏ ra kém hiệu quả khi nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn, khu vực rừng núi. Bên cạnh đó, hệ thống ngắm bắn quang điện cũng hoạt động kém hiệu quả và thua xa các hệ thống tương tự của Mỹ.
(Theo Đất Việt)
Vì sao Nga phải "cắn răng" mua bản quyền lắp ráp trực thăng hạng nhẹ của Mỹ?
Nhà máy hàng không dân dụng Ural (Nga) đã ký hợp đồng với Bell để nhận giấy phép lắp ráp dòng trực thăng hạng nhẹ một động cơ 407GXP của hãng này.
Báo Kommersant cho biết, 3 chiếc Bell 407GXP đầu tiên dự kiến hoàn thành lắp ráp tại thành phố Yekaterinburg trước khi kết thúc năm 2015, chúng sẽ được bán cho Cơ quan vận tải hàng không liên bang Rosaviatsiya của Nga, tổ chức này sau đó lại tiếp tục bàn giao chiếc trực thăng cho một trường huấn luyện bay.
Chiếc Bell 407GXP thứ nhất do Nga lắp ráp đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 30/12/2015, trong khi chiếc thứ hai theo kế hoạch sẽ giao cho khách hàng tại Kalachinsk trong ngày 1/5/2016.
Chiếc trực thăng hạng nhẹ Bell 407GXP đầu tiên được lắp ráp tại Nga
Bell 407GXP là phiên bản nâng cấp từ nguyên mẫu Bell 407, nó được trang bị buồng lái số hóa tiên tiến Garmin G1000HTM, cung cấp cho phi công các thông số về chuyến bay một cách đầy đủ.
Dòng trực thăng hạng nhẹ này được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều hoạt động dân sự như vận tải hành khách, cứu thương, tìm kiếm cứu hộ hay tuần tra, thu thập tin tức thời sự... nhờ hiệu suất cao cũng như độ an toàn và tin cậy,
Bell 407GXP do 1 phi công điều khiến, nó có chiều dài 12,7 m; đường kính rotor 10,67 m; chiều cao 3,56 m; trọng lượng cất cánh tối đa 2.272 kg, với trọng tải hữu ích 1.065 kg mang bên trong khoang.
"Trái tim" của máy bay là 1 động cơ turbine trục Allison 250-C47B công suất 813 mã lực (606 kW) và rotor chính 4 lá, cho tốc độ tối đa 260 km/h, tốc độ hành trình 246 km/h, tầm bay 598 km, trần bay 5.698 m.
Kể từ khi thực hiện lần cất cánh đầu tiên vào ngày 29/6/1995, đã có trên 1.100 chiếc Bell 407 xuất xưởng, đơn giá của nó tại thời điểm năm 2009 là 2,54 triệu USD.
Trực thăng trinh sát Bell ARH-70 Arapaho - Phiên bản quân sự của Bell 407
Nga là một quốc gia có nền công nghiệp hàng không phát triển với nhiều chủng loại máy bay trực thăng nổi tiếng, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới, nhưng hầu như tất cả đều tập trung vào phân khúc hạng trung, hạng nặng và siêu nặng.
Khoảng trống của trực thăng hạng nhẹ là một điểm yếu của Nga, họ chưa chế tạo được những loại tin cậy và đặc biệt linh hoạt trong vận động như UH-1 hay OH-6 của Mỹ. Mặc dù gần đây Nga đã từng bước thâm nhập vào phân khúc này nhưng có vẻ như chưa thực sự thu được thành công.
Do vậy để rút ngắn thời gian nghiên cứu thì việc đi mua giấy phép lắp ráp trực thăng Mỹ là lựa chọn khá hợp lý. Cần lưu ý thêm rằng Bell 407 có một biến thể quân sự là ARH-70 Arapaho, nó được sử dụng chủ yếu trong vai trò trinh sát chiến trường cũng như yểm trợ hỏa lực cho bộ binh.
Khi đã làm chủ hoàn toàn công nghệ Bell 407GXP, rất có thể người Nga sẽ sản xuất cả phiên bản vũ trang ARH-70 để kiện toàn lực lượng tác chiến của mình, lúc đó sức mạnh của Quân đội Nga sẽ gia tăng đáng kể so với hiện nay.
Nhận định trên là có cơ sở, khi trước đó đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy người Nga đang học tập chiêu sao chép vũ khí của Trung Quốc, ví dụ như dự án hợp tác với Italia để chế tạo xe tăng bánh lốp Centauro.
(Theo Soha News)
Sau tàu sân bay, đến lượt khu trục hạm Nga gặp vấn đề về động cơ? Nguồn tin từ cơ quan báo chí thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) cho biết, khu trục hạm Bystryy đã trở về căn cứ ở Vladivostok sau khi thực hiện chuyến hải trình xa bờ. Trước đó vào ngày 15/10, con tàu đã rời cảng Vladivostok trong đội hình hành quân của Hạm đội Thái Bình Dương. Đi kèm khu trục hạm...