Su-30MKI bay hơn 4000km bắn BrahMos hạ mục tiêu
Chuyên gia Andrey Koshkin đã đưa ra nhận định khi Su-30MKI Ấn Độ bay hơn 4000km dùng BrahMos tấn công thành công mục tiêu.
Theo India TV, hôm 30/10, Không quân Ấn Độ đã thực hiện thành công vụ phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ tiêm kích Su-30MKI.
“ Máy bay Su-30MKI cất cánh từ căn cứ không quân Halwara ở Punjab lúc 9h và bắn trúng mục tiêu lúc 13h30 sau khi tiếp nhiên liệu trên không. Đây là vụ thử tên lửa thành công thứ hai của BrahMos”, Không quân Ấn Độ cho biết.
Khoảnh khắc BrahMos rời khỏi Su-30.
Nguồn tin này cho biết thêm, chiếc máy bay đã bay được hơn 4 nghìn km và sau khi tiếp nhiên liệu trên không, sau đó đã tấn công chính xác mục tiêu giả định là chiếc tàu mục tiêu trên ở Vịnh Bengal.
Nhận xét về kết quả thử ngiệm, ông Andrey Koshkin, trưởng khoa chính trị và xã hội học tại Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov, đã nói đến triển vọng hợp tác quân sự Nga – Ấn Độ.
“Các mối tương tác giữa Liên bang Nga và Ấn Độ, như đã đã diễn ra trong lịch sử, rất ấm áp và cùng có lợi. Ấn Độ đánh giá cao tính trách nhiệm và tất nhiên là chất lượng vũ khí Nga. Chúng ta cung cấp vũ khí chất lượng cao ra thị trường.
Video đang HOT
Do đó đối tác Ấn Độ vui mừng trước việc hợp tác về kỹ thuật quân sự và tổ chức liên doanh sản xuất. Tên lửa vừa được thử nghiệm, thể hiện chính xác những thành công chung trong một khu vực rất nhạy cảm, và điều này ở một mức độ nào đó làm Mỹ lo ngại.
Mỹ muốn chuyển dần sự hợp tác từ Pakistan sang Ấn Độ để cân bằng “mối đe dọa của Trung Quốc đối với toàn thế giới, và đặc biệt là Mỹ, như họ tin vậy. Nhưng chúng ta thấy mong muốn của đối tác Ấn Độ cùng với Nga tạo ra vũ khí mới, những vũ khí khiến đối phương không thể chống đỡ
Tất cả điều này đặc trưng cho triển vọng hợp tác của hai nước”, Andrey Koshkin nói.
Cùng với đó, tờ The Aviationist cũng cho rằng, Không quân Ấn Độ có kế hoạch trang bị BrahMos-A cho 50 chiếc Su-30MKI ưu tiên triển khai trên tuyến biên giới sau khi hoàn thành tất cả những cuộc thử nghiệm cần thiết.
Theo nguồn tin này, nguyên mẫu BrahMos vừa tham gia thử nghiệm thuộc biến thể BrahMoa-A có tầm bắn tới 300km và có thể hoạt động tốt ở độ cao từ 500 tới 14.000m.
“Không quân Ấn Độ đã ký hợp đồng trang bị phiên bản A của BrahMos trên khoảng 50 tiêm kích đa năng Su-30MKI. Số chiến đấu cơ này sẽ được ưu tiên triển khai trên tuyến biên giới”, Aviationist viết.
So với biến thể trên hạm và trên bộ, BraMos-A được thu gọn lại để phù hợp với giá treo vũ khí dưới thân máy bay Su-30MKI. Biến thể hàng không của BrahMos ngắn hơn 50cm và nhẹ hơn 700kg so với tên lửa BrahMos tiêu chuẩn (dài 8,35m; nặng 2,5 tấn).
Không những vậy, để phù hợp với khả năng hoạt động ở độ cao lớn, hệ thống kích hoạt động cơ phản lực của BraMos-A cũng được sửa đổi để hoạt động ở độ cao lớn.
Phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Oniks (Yankhont) của Nga, BrahMos có thể đạt tốc độ từ Mach 2,8. Khi BrahMos-A chính thức được trang bị, Su-30MKI có thể tung đòn thọc sâu vào lãnh thổ đối phương trước sự bất lực của hệ thống phòng thủ.
Cùng với những phiên bản BrahMos hiện tại, Nga và Ấn Độ đang phát triển BrahMos phiên bản nâng cấp với tốc độ bay có thể đạt Mach 5. Mới đây, Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu tên lửa BrahMos tới các quốc gia có nhu cầu, trong đó khách hàng tiềm năng nhất được nhắc đến thuộc Đông Nam Á.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình BrahMos từ tiêm kích Su-30
India TV các dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Không quân Ấn Độ hôm 30/10 đã thực hiện thành công vụ phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos trên không từ máy bay tiêm kích đa năng Su-30.
"Máy bay Su-30 của Không quân Ấn Độ cất cánh từ căn cứ không quân Halwara ở Punjab lúc 9h và bắn trúng mục tiêu lúc 13h30 sau khi tiếp nhiên liệu trên không. Đây là vụ thử tên lửa thành công thứ hai của BrahMos", nguồn tin cho biết.
Các nguồn tin ghi nhận rằng chiếc máy bay đã bay được hơn 4 nghìn km và sau khi tiếp nhiên liệu trên không, sau đó tiêu diệt con tàu mục tiêu nằm ở Vịnh Bengal.
Được biết, đây không phải là cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với các loại vũ khí mới được thực hiện ở Ấn Độ gần đây.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình BrahMos từ tiêm kích Su-30. (Ảnh: AP)
Trước đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo về việc thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được thực hiện tại các doanh nghiệp của Ấn Độ.
Sau đó, Times of India cho biết, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa chiến thuật tầm ngắn siêu thanh Shaurya vào ngày 3/10.
Hôm 5/10, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, tên lửa chống ngầm SMART vừa được Ấn Độ thử nghiệm có tầm bắn tới 600 km, xa nhất trong các loại vũ khí chống ngầm phóng bằng tên lửa.
Ngoài ra, tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ tối hôm 17/10 đã phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật "Prithvi- II" có thể mang đầu đạn hạt nhân. Theo DRDO, tên lửa "Prithvi-II" có tầm bắn hơn 250 km đã trở thành một phần của Bộ Chỉ huy Chiến lược Ấn Độ và cuộc thử nghiệm lần này đã đạt thành công mỹ mãn.
Đồng thời, báo này cũng đề cập rằng sau khi tên lửa chống bức xạ "Rudram-1" được sản xuất trong nước của Ấn Độ đã thử nghiệm thành công vào ngày 9/10. "Rudram" là tên lửa chống bức xạ nội địa đầu tiên dành cho Không quân Ấn Độ (IAF), do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) phát triển. Tên lửa được gắn trên máy bay chiến đấu SU-30 MKI và có khả năng thay đổi tầm bắn tùy theo điều kiện phóng. Tên lửa có thể đạt tầm bắn 200 km, tốc độ tối đa Mach 2 và có thể bắn từ độ cao 500 mét đến 15 km.
Trong thời gian phóng thử tên lửa "Rudram-1" và "Prithvi-II", DRDO cũng đã thử nghiệm một loại tên lửa khác được giới truyền thông Ấn Độ cho là "dùng để tấn công lãnh thổ Trung Quốc", đó là tên lửa hành trình "Nirbhay".
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Người đứng đầu công ty liên doanh Hàng không Vũ trụ BrahMos của Nga-Ấn Độ Sudhir Kumar Mishra cho biết phiên bản tên lửa được nâng cấp sẽ có tầm bắn 500 km.
Tên lửa được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và phát triển Bộ quốc phòng của Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace Private Limited (mở rộng tầm hoạt động của BrahMos trên không).
Cái tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga, hiện vẫn là loại tên lửa hành trình siêu thanh tốc độ nhanh nhất thế giới. Việc ngăn chặn loại tên lửa này là rất khó khăn do tốc độ cao và các chế độ bay phức tạp của nó. Hải quân Ấn Độ bắt đầu đưa vào sử dụng tên lửa BrahMos kể từ năm 2005. Lục quân Ấn Độ cũng đã thành lập 3 trung đoàn tên lửa BrahMos.
Chiến hạm Ấn Độ khai hỏa tên lửa hành trình Brahmos Khu trục hạm Chennai của Ấn Độ phóng tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos trúng mục tiêu trên biển Arab "với độ chính xác rất cao". "Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos phóng thử thành công từ khu trục hạm tàng hình nội địa INS Chennai của hải quân Ấn Độ. Tên lửa bắn trúng một mục tiêu trên biển Arab...